Lật tẩy trò bịp bợm "người Trời" ban phát bùa kinh doanh

Người đàn ông tự xưng “thầy Ba” (ở tổ 16, ấp 1, xã An Phú Tây) là một người đàn ông tàn tật, thân hình gầy nhom, liệt hai chân, các ngón tay đều bị hoại tử, di chuyển bằng cách lết trên chiếc giường nhỏ đặt ở góc nhà. Đây cũng chính là nơi “thầy” ban phát “lá bùa kinh doanh” được cho là sẽ mang lại may mắn, giúp gia chủ phát tài phát lộc..

Mặc cái nắng oi ức, hàng chục người chầu chực ngồi chờ “thầy” xem “quẻ phát lộc”. Nếu muốn được “ban lộc” nhanh chóng, người xin quẻ phải tốn mức phí “trải đường” vài trăm ngàn. Tụ điểm hành nghề mê tín dị đoan này tồn tại hàng chục năm nay tại một ngôi nhà ở tổ 16 (ấp 1, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, Tp. HCM).

Thâm nhập “lò” ban phát bùa kinh doanh

Nhà “thầy Ba” nằm cuối hẻm nhưng lúc nào cũng tấp nập xe cộ tạt vào. Theo tìm hiểu của phóng viên, đa phần khách đến là những người thuộc giới kinh doanh, buôn bán từ Tp.HCM, Bình Dương và các vùng lân cận, muốn nhận được “lá bùa may mắn”. Từ 6h sáng, đầu ngõ đã chật cứng xe, anh Thắng, chủ một tiệm may ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) vừa trở ra hớn hở khoe “lá bùa”:

“Mấy tháng nay công việc buôn bán ế ẩm, tôi theo lời bạn bè giới thiệu, đến xin bùa. Không biết thực hư thế nào, nhưng nghe nói “bùa” “linh” lắm”. Vị khách đi trước ghé sát tai người đến sau bật mí: “Muốn vào gặp “thầy” dễ dàng, phải đút lót cho em dâu ổng, rồi sẽ có người dẫn vào”.

Quả đúng như hướng dẫn, khách chỉ cần mở lời than vãn, tức thì bà chủ quán nước đối diện nhà mở lời “cấp cứu”: “Cứ ngồi đợi, tôi gọi điện vào trong cho. Chắc chắn vào được ngay, không cần xếp hàng”.

Bên ngoài “lò” chuyên cung cấp “bùa kinh doanh”
Bên ngoài “lò” chuyên cung cấp “bùa kinh doanh”

Dứt câu người này rút di động gọi điện cho ai đó với nội dung nhờ người đầu dây bên kia ra mở cửa. Theo chỉ dẫn, khách chỉ cần đứng đợi vài phút ắt cánh cửa hé mở. Đổi lại, khách phải trả 50 nghìn đồng cho cuộc điện thoại trên.

Sau vài câu hỏi han, chàng thanh niên trẻ tuổi hé cửa hỏi dò rồi dẫn khách vào nhà, kèm lời gạ gẫm : “Anh may mắn đó nha, lát về cho em xin ít tiền uống nước”.

Ngôi nhà khá khang trang, nền lát gạch bóng loáng, hương khói nghi ngút. Ngồi trên giường là một người đàn ông ngoài tuổi 60, cất giọng “bề trên”: “Muốn gì cứ nói ra”. Khi nghe khách trình bày dự định muốn mở quán cà phê kinh doanh, “thầy” hỏi tuổi rồi phán qua loa: “Cũng được, nhưng tháng sau mới đông khách, phát tài. Lúc nào mở quán nhớ về lại gặp thầy lấy bùa”. Chỉ có vậy đã xong một lượt. Về tiền hậu tạ, theo “tham mưu” của người nhà phục dịch: “Lòng thành càng cao, quẻ bói càng linh”.

Một phụ nữ trung niên khác là tiểu thương buôn bán ở chợ Bến Thành từ phía sau tiến lên, rút tờ 500 nghìn, giọng kính cẩn: “Đây là lòng thành của con, mong thầy nhận cho”. “Thầy” buông vài câu phán lăng nhăng, tay khéo léo lùa tờ bạc xanh rơi trọn vào túi áo ngủ. Theo quan sát, mỗi lượt “ban lộc”, người đàn ông tự xưng “Thầy Ba” mất không quá nửa phút đã có thể đút túi hàng trăm ngàn đồng.

Thủ tục “bói quẻ”, chủ yếu chỉ vài câu hỏi han như tuổi tác, ngày sinh. Người nào cúng dường “lộc dày” (tức tiền nhiều) “thầy” sẽ dặn thêm dăm ba câu.

Trăm kiểu làm tiền

Nếu người xem quẻ có nhu cầu mua sắm lễ vật, “thầy”sẵn sàng đáp ứng nhu cầu. Sau khi bói quẻ, xin “bùa”, khách sẽ được hướng dẫn sang bàn thờ kế bên thắp nhang khấn lạy, cúng dường từ thiện. Người nhà mở cửa đưa tiễn không quên vòi vĩnh: “Tiền uống cà phê của em đâu. Lần sau cứ theo thủ tục như vậy, vừa nhanh gọn lại hiệu quả”.

Bên ngoài hành lang, hơn chục người vẫn sốt sắng chờ tới lượt “diện kiến” “thầy”. Họ xì xầm với nhau làm cách nào để có thể xin “bùa” nhanh nhất, đỡ mất công đi lại. Nắm bắt tâm lí này, vợ chồng em trai “thầy” là chủ quán nước đối diện ngõ luôn mở lời mồi chài: “Muốn gặp thầy nhanh, tôi gọi điện giúp cho, mất 50 nghìn thôi”.

Trò chuyện với những người đến đây, được biết họ đều đang gặp khó khăn trong kinh doanh, nghe lời bạn bè giới thiệu nên đến xin “bùa” với hy vọng công việc thuận lợi hơn.

“Tôi buôn bán ở Chợ Lớn, tháng trước nghe đứa bạn nói rằng xin bùa thầy Ba về công việc thuận buồm nên đến xin”, một phụ nữ trạc tuổi 40 chia sẻ. Người này kể đã đến đây 5 lần, đều trở về tay không bởi khách quá đông, nay vẫn kiên trì trở lại lần nữa.

Tuy hành nghề bói toán nhưng giờ giấc “phát bùa” của “thầy” quy định rất chặt chẽ: Buổi sáng “làm việc” từ 8h - 11h30, chiều từ 13h - 18h. Mỗi lượt phát “bùa”, “thầy” chỉ tiếp chừng 20 người. Những người này sau khi lọt qua cửa ải thứ nhất để lọt vào bên trong, sẽ tiếp tục ngồi chờ ở chiếc giường phòng ngoài. Cứ thế, xong người này đến lượt người kế tiếp “diện kiến”.

Theo tính toán, mỗi ngày “thầy” phát “bùa” cho không dưới 50 khách hàng. Số tiền khách phải chi trả ít nhất cũng xấp xỉ 200 ngàn đồng, chưa kể các khoản “tiền lanh lẹ” nếu khách không muốn mất thời gian. Ngoài ra khách còn phải trả tiền gửi xe 5.000 đồng/lượt, giá nước uống cũng được đôn cao hơn giá trị trường từ 25% - 50%.

Bệnh nhân vảy nến bịp bợm “người Trời”

Người đàn ông tự xưng “thầy Ba” (ở tổ 16, ấp 1, xã An Phú Tây) là một người đàn ông tàn tật, thân hình gầy nhom, liệt hai chân, các ngón tay đều bị hoại tử, di chuyển bằng cách lết trên chiếc giường nhỏ đặt ở góc nhà. Đây cũng chính là nơi “thầy” ban phát “lá bùa kinh doanh” được cho là sẽ mang lại may mắn, giúp gia chủ phát tài phát lộc.

Theo lời người nhà “thầy”, trước đây “thầy” xem quẻ “tất tần tật”, từ quẻ công việc đến gia đạo, sự nghiệp; thời gian gần đây có lẽ “bắt bài” thấy tiểu thương khó khăn, ông ta chỉ xem quẻ về đường kinh doanh, buôn bán?

“Thầy Ba” đang gieo quẻ (hình cắt từ clip)
“Thầy Ba” đang gieo quẻ (hình cắt từ clip)

Có điều khác lạ rằng chỉ những người ở nơi khác mới đến “xem bói”, xin “bùa”. Lí do, như lời những hàng xóm là “bụt chùa nhà không thiêng”. “Cả xã không ai đến xem bói ông Ba cả, vả lại ông ấy chẳng bao giờ tiếp khách quen” - chị hàng nước gần đó nghi hoặc.

Người dân ấp 1 cho biết thêm người này hành nghề bói toán gần 30 năm nay. Đặc biệt vào dịp sau Tết Nguyên đán, khách tứ xứ đổ về kín cổng. “Linh với thiêng cái gì. Chỉ có người mê muội mới ném tiền lãng phí như thế”, một người khác mỉa mai.

Ông Trương Ngọc Thành Nhân, Phó Chủ tịch phụ trách văn hoá xã An Phú Tây cho biết, nhân vật “tự phong” thầy Ba có tên thật Nguyễn Văn Hai (SN 1943), là người mắc bệnh vảy nến, nhiều bộ phận trên cơ thể bị hoại tử từ nhiều năm nay.

“Ông Hai thuộc đối tượng tàn tật, mất sức lao động, hiện đang sống chung với các anh chị em trong ngôi nhà bố mẹ để lại”, vị phó chủ tịch xã An Phú Tây nói. Về việc đối tượng hành nghề mê tín dị đoan, Phó Chủ tịch xã cho hay chính quyền địa phương đã nắm rõ sự việc, từng nhiều lần mời các đối tượng liên quan lên trụ sở UBND làm việc, lập biên bản xử lý. Tuy nhiên “chứng nào tật ấy”, đối tượng cùng người nhà vẫn tiếp diễn hành nghề mê tín dị đoan tại nhà riêng.

“Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng công an theo dõi, xử lý nghiêm trường hợp ông Hai và người nhà về hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Thời gian gần đây nhóm đối tượng này có dấu hiệu hoạt động rầm rộ trở lại. Sắp tới chúng tôi sẽ cho lập các chốt dân phòng, túc trực thường xuyên nhằm hạn chế những người lạ đến nhà ông Hai bói toán”, ông Nhân cho biết.

Nếu phát hiện sai phạm của những cá nhân, tổ chức trong mọi mặt đời sống xã hội, bạn đọc vui lòng liên hệ chuyên mục Camera giám sát, để cùng Xa lộ Pháp luật đấu tranh loại trừ mọi vi phạm pháp luật: 091.357.7883

Mai Long

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.