Lật lại vụ đào tẩu gây chấn động của phi công Belenko và chiếc Mig-25P

Chiếc Mig-25 được các chuyên gia kỹ thuật Mỹ, Nhật 'săn sóc' kỹ lưỡng
Chiếc Mig-25 được các chuyên gia kỹ thuật Mỹ, Nhật 'săn sóc' kỹ lưỡng
(PLO) -Lúc này nước Mỹ còn đang gặm nhấm nỗi đau về thất bại ở Việt Nam nên cuộc đào thoát của Belenko là dịp rất tốt để họ tuyên truyền phản công. Ngày 13/9/1976, đích thân Tổng thống Gerald Ford chủ trì cuộc họp báo, tuyên bố phi công Liên Xô Belenko được phép tỵ nạn chính trị. 

Moscow không thể che giấu việc Belenko chạy trốn được nữa. Cùng ngày, TASS phát đi bản tuyên bố chỉ trích Nhật: “Nhà cầm quyền Nhật Bản có hành động rất không hữu nghị đối với Liên Xô trong việc xử lý phi công và máy bay của Liên Xô. Đây là cách làm coi thường chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế và chà đạp quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng”.

Sau đó, họ chuyển sang chơi ván bài tỉnh cảm, ngày 28/9 cho vợ và mẹ Belenko xuất hiện tại cuộc họp báo, khóc lóc khẩn cầu Belenko trở về nhưng vô ích.

Tiết lộ bí mật

Sau khi có được Belenko. CIA đã thẩm vấn rất kỹ anh ta, nắm được nhiều thông tin tình báo về nội bộ không quân Liên Xô. Belenko cho rằng tinh thần của phi công Liên Xô không cao. Anh ta còn tiết lộ việc Liên Xô đang nghiên cứu loại tiêm kích mới trên cơ sở cải tiến “Con Dơi” (đó chính là loại Mig-31 “Foxhound” được đưa vào sử dụng từ năm 1981).  

Nước Mỹ đã trả công cho Belenko bằng việc cho phép anh ta định cư vĩnh viễn. Năm 1980 Belenko được trao vị trí cố vấn công trình hàng không vũ trụ rồi được nhập quốc tịch Mỹ. Anh ta còn cho xuất bản cuốn tự truyện “MIG Pilot” (Phi công Mig” kể lại tỉ mỉ quá trình chạy trốn của mình. Rồi anh ta cưới một cô giáo dạy nhạc người bang North Dakota và có 2 con trai. Thế nhưng cuộc hôn nhân này không bền vững, cuối cùng hai người chia tay nhau.  

Các chuyên gia kỹ thuật Mỹ, Nhật xem xét chiếc Mig-25
Các chuyên gia kỹ thuật Mỹ, Nhật xem xét chiếc Mig-25

Không ngăn cản được việc Belenko sang Mỹ tỵ nạn, người Liên Xô cảm thấy bị mất mặt, nhưng họ vẫn tự an ủi là chiếc máy bay vẫn còn trên đất Nhật, chỉ cần lấy lại được chiếc máy bay thì mất Belenko cũng không nghĩa lý gì. Thế là cuộc chiến quyết liệt không khoan nhượng xung quanh quyền sở hữu “Con Dơi” bắt đầu…

Khi mà giới chính trị 3 nước đang ngấm ngầm đọ sức với nhau thì giới quân sự Mỹ, Nhật không mảy may bỏ lỡ thời gian. Họ tổ chức lực lượng kỹ thuật lớn bắt đầu tiến hành nghiên cứu “Con Dơi”. Do đã sớm được Belenko thông báo “Con Dơi” có lắp thiết bị tự phá hủy nên các chuyên gia khi “khám bệnh” cho nó đã rất thận trọng.

Sau khi quả bom tự hủy được tháo gỡ an toàn, họ mới mạnh tay “giải phẫu” chiếc Mig-25. Để tránh bị KGB phá hoại, ngày 25/9/1976, Mỹ đã dùng máy bay vận tải cỡ lớn C-5 “Galaxy” chở “Con Dơi” đã bị tháo rời tới căn cứ không quân Hyakuri nằm cách Tokyo 100km về phía Bắc. Tại đây, các chuyên gia kỹ thuật Mỹ, Nhật mới bắt tay triệt để “khám bệnh” cho “Con Dơi”.  

Sau hơn 1 tháng trời “khám bệnh” kỹ lưỡng chiếc Mig-25, ngoài thiết bị ngắm và radar, giới kỹ thuật quân sự Mỹ về tổng thể đánh giá rất cao nó: “Đây là loại máy bay chặn kích tầm cao không có đối thủ, tính năng ưu việt, cấu tạo đơn giản, vững chắc, đáng tin cậy, bảo trì tiện lợi, thao tác đơn giản; nhưng hệ thống điện tử hàng không kém hơn F-15 “Eagle” của Mỹ”. 

Các chuyên gia Mỹ, Nhật quây kín để giải phẫu chiếc Mig-25
Các chuyên gia Mỹ, Nhật quây kín để giải phẫu chiếc Mig-25

Việc Belenko mang theo chiếc Mig-25 chạy trốn đã gây nên tổn thất nghiêm trọng cho Liên Xô, ngoài chiếc Mig-25P hiện đại nhất khi đó, Mỹ còn có được trong tay hệ thống phân biệt địch – ta tối mật “SI-2” và hệ thống radar ngắm bắn trên không.

Việc này khiến Liên Xô phải gấp rút nghiên cứu chế tạo thay thế hệ thống ngắm bắn; mặt khác phải thay đổi hệ thống mật khẩu phân biệt địch – ta. Có tới 50 quan chức, sĩ quan không quân Liên Xô đã bị xử lý kỷ luật vì vụ đào tẩu của Belenko. Moscow  quyết không tha thứ cho kẻ phản bội. Belenko đã bị kết án tử hình trong một phiên tòa xét xử vắng mặt. Có nguồn tin chưa được kiểm chứng nói rằng Belenko đã bị chết “bất đắc kỳ tử” trên đất Mỹ.

Về nguyên nhân chết, có báo nói là bị tai nạn xe hơi, lại có báo nói do sập tường nhà. Trong tình hình đó, Viện Kiểm sát Liên Xô đã tuyên bố chấm dứt điều tra về vụ án Belenko với lý do “không có cách nào điều tra về bị cáo nữa”. Tuy nhiên, những tin trên đây chỉ là đòn gió được CIA tung ra để bảo vệ Belenko, năm 2015, anh ta lại xuất hiện trở lại…

Việc nắm được những bí mật về kỹ thuật, chiến thuật của Mig-25 đã giúp ích khá nhiều cho Mỹ và đồng minh của họ: Israel đã bắn rơi một số chiếc Mig-25 của không quân Syria trên vùng trời Lebanon; còn trong chiến tranh với Iran thì Mig-25 có trong biên chế không quân Iraq đã tỏ rõ ưu thế trước lực lượng không quân của Iran khi bắn hạ nhiều máy bay của nước này.

Tuy vậy, sự chủ quan khinh địch của Mỹ cũng phải trả giá: trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, ngay đêm đầu tiên của cuộc chiến tranh vùng Vịnh, 1 chiếc Mig-25 của không quân Iraq đã bắn hạ 1 chiếc F/A-18C của Mỹ. Đây là chiến thắng duy nhất của không quân Iraq trong suốt cuộc chiến tranh này. 

Giấy chứng minh sĩ quan của Belenko
Giấy chứng minh sĩ quan của Belenko

Sau khi vấn đề đã được Mỹ làm rõ thì việc sở hữu chiếc Mig-25 không còn ý nghĩa gì nữa. Ngày 12/11/1976, Mỹ, Nhật tỏ ra “thiện chí” đáp ứng yêu cầu trao trả chiếc máy bay của phía Liên Xô. Ngày 15/11/1976, tức sau 2 tháng nằm trên đất Nhật, “Con Dơi” đã được tháo rời chứa trong 30 thùng hàng được đưa xuống tàu vận tải để đưa nó về Liên Xô.

Khi Liên Xô nhận lại được chiếc máy bay thì họ mới phát hiện “bảo bối” của họ đã biến thành đống sắt vụn phế thải. Mặc dù bị xơi quả đắng, nhưng Liên Xô cũng chả còn cách nào khác, đành để cho sự kiện “Con Dơi” ầm ĩ suốt mấy tháng trời kết thúc ở đó.

Nguyên nhân dẫn đến vụ đào tẩu

Về nguyên nhân dẫn đến việc Belenko lái máy bay chạy trốn, có nhiều giả thiết, đồn đoán khác nhau. Trước đủ mọi lời đồn đoán, suy diễn, Belenko luôn giữ im lặng. Mãi nhiều năm sau, khi sự việc đã rơi vào quên lãng, anh ta mới bất ngờ hé lộ chân tướng vụ việc.

Nguyên nhân khiến Belenko nảy sinh ý định chạy trốn rất khôi hài, chỉ là do cuộc hôn nhân không hạnh phúc của anh ta. Belenko sinh ngày 15/2/1947 tại Nalchik – một thành phố ở vùng Kapkaz trong một gia đình bố là thợ mỏ, cựu chiến binh trong Chiến tranh Vệ quốc. Belenko sau khi học 2 năm trong trường đại học y khoa, thì bỏ quay sang học Trường không quân Armavir, Armenia, Năm 1970 Belenko tốt nghiệp ra trường, là một phi công lái loại phản lực Mig-17. 

Công tác và cuộc sống của Belenko khá ổn định nên năm 1973, Belenko kết hôn với Ludmila rồi họ nhanh chóng có 1 con trai; 1 năm sau, Belenko được điều về Trung đoàn không quân tiêm kích phòng không số 513 đóng ở Chuguyevka thuộc Viễn Đông. Trung đoàn này được trang bị loại Mig-25P tiên tiến nhất khi đó. Cô vợ Ludmila của anh ta là một người rất háo danh, chuộng hư vinh, thích hưởng thụ. Cô ta tiêu tiền như nước, vốn thường xuyên lui tới các khách sạn cao cấp và các cửa hàng thời trang, thích ăn ngon và tới rạp xem phim. Mặc dù tiền lương của Belenko khá cao nhưng không thể đáp ứng nổi sự tiêu xài của vợ.

Ludmila (trái) và mẹ Belenko lên truyền hình kêu gọi anh ta quay về nước
Ludmila (trái) và mẹ Belenko lên truyền hình kêu gọi anh ta quay về nước

Sau khi kết hôn, Belenko dần phát hiện ra thị hiếu, sở thích của hai người khác hẳn nhau. Belenko thích thể thao, văn học và cuộc sống của lính bay; còn Ludmila lại không hề có hứng thú với những sở thích đó. Vì vậy, mỗi khi Belenko về nhà là họ lại cãi nhau.  Ludmila chán ghét cuộc sống buồn chán ở nơi biên viễn, ca thán không chịu được cuộc sống như lưu đày này và đòi ly hôn, thạm chí dọa mang con trai về sống với cha mẹ.

Lâu ngày, Belenko cảm thấy chán ghét cảnh sống đó, anh ta mong ước được thoát khỏi nó. Một lần, trong khi đang làm nhiệm vụ bay tuần tra, trong đầu Belenko chợt lóe lên ý nghĩ lái máy bay chạy trốn. Tuy nhiên, việc đưa một chiếc máy bay đào tẩu không phải là điều dễ dàng vì nước phương Tây ở gần sân bay Chuguyevka nhất là Nhật Bản cũng tới 700km, gần đạt đến giới hạn hành trình; dù không bị lực lượng phòng không của Liên Xô bắn hạ thì cũng phải đối mặt với nguy cơ bị hệ thống phòng không của Nhật đánh chặn. 

Chính vì vậy, Belenko ngấm ngầm nghiên cứu kỹ tình hình các sân bay của Nhật, hoạch định sẵn các phương án đào tẩu để khi có thời cơ thì ra tay. Cuối cùng, ngày 6/9/1976, khi được giao nhiệm vụ làm biên đội trưởng bay huấn luyện thì anh ta nhận thấy thời cơ đã tới nên quyết định thực hiện kế hoạch đã định sẵn…/.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.