Ký ức vừa may gối vừa hoạt động cách mạng của vị Công Tôn nữ cuối cùng triều Nguyễn

Tấm ảnh chụp bà Công Tôn Nữ Trí Huệ Kỷ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào năm 2002
Tấm ảnh chụp bà Công Tôn Nữ Trí Huệ Kỷ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội vào năm 2002
(PLVN) - Dù ở tuổi 98, bà Công Tôn Nữ Trí Huệ - vị Công Tôn nữ cuối cùng của triều Nguyễn vẫn kiên trì giữ và truyền bí quyết làm gối trái dựa cung đình - loại gối vua quan triều Nguyễn xưa thường sử dụng. Gần trăm tuổi nhưng bà Trí Huệ vẫn minh mẫn, nhớ như in ký ức tháng ngày sôi nổi vừa may gối vừa hoạt động cách mạng...

Vị cung nữ của hoàng tộc

Công Tôn Nữ Trí Huệ sinh trưởng trong một gia đình danh gia vọng tộc, có truyền thống yêu nước. Cha đẻ của bà Cụ Hường Dẫn (1892-1955) là con trai của Hoài Đức Quận Vương Miên Lâm – Phụ chánh thân thần các đời vua Hàm Nghi, Thành Thái.

Trong cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, cụ thân sinh ra bà giúp vua Duy Tân xây dựng binh quyền để chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa không thành, ông bị bắt giam cùng với vua tại đồn Mang Cá (thành phố Huế), nhưng may mắn thoát khỏi tội chết. Đến nay, người dân đất cố đô vẫn lưu truyền câu “Thứ nhất Phan Thành Tài, thứ hai Hường Dẫn”.

Được biết, sau sự kiện Hoàng Hoằng chết vì quốc sự, Nam triều theo lịch của thực dân Pháp bắt mẹ của Hường Hoằng là Hường Dẫn phải về sinh sống ở quê tại Hương Cần. Vì thế có một chuyện một bà Công Tôn nữ làm dân quê như hiện nay. 

Ở tuổi 98, bà Trí Huệ vẫn đủ minh mẫn, tinh anh để may gối “trái dựa”
Ở tuổi 98, bà Trí Huệ vẫn đủ minh mẫn, tinh anh để may gối “trái dựa” 

Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ lúc còn nhỏ ở nhà phụ làm thuốc Bắc với cha. Vì là con cháu của hoàng tộc nên khi lớn lên, bà được vào cung học may vá, thêu thùa như các Công Tôn Nữ khác. Vốn là người dòng dõi, lại có tài nên bà nhanh chóng được vua gọi yết kiến. Bà được nhờ may chiếc gối dựa để vua dùng. Gối may xong, vua dùng cứ tấm tắc khen vừa êm lại vừa đẹp. Từ đó, các ngài (thái hậu, hoàng hậu, công chúa…) cũng nhờ bà may gối. Chẳng mấy chốc, bà trở thành một trong những người làm gối dựa có tiếng nhất kinh đô Huế.  

Vừa may gối vừa làm cách mạng

Năm 17 tuổi, bà Trí Huệ vào cung làm nghề may gối trái dựa (gối có nhiều nếp, có thể gập lại mở ra tuỳ ý để gối đầu, dựa lưng, hoặc tì cánh tay) và đảm trách luôn việc may áo cho Đức Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại. Bà cho biết: “việc may gối dựa đều làm theo mẫu có sẵn và tuân thủ quy tắc may gối cho vua phải đủ 5 lá, gối của Hoàng Thái Hậu và các quan phải đủ 4 lá”. Những năm  làm nghề may trong cung, ban ngày bà Trí Huệ chăm chỉ làm việc phục vụ vua, hoàng thái hậu, nhưng đêm đêm bà lại bí mật hoạt động cách mạng, nuôi giấu cán bộ trong nội thành Huế.

Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, bà nên duyên với ông Nguyễn Văn Lộc – chủ hiệu thuốc Tây Trung Việt (đây nơi chuyên nuôi giấu cán bộ hoạt động trong nội thành Huế). Lợi dụng việc bốc thuốc, bà Trí Huệ đã tổ chức vận chuyển thuốc cung cấp cho các chiến sĩ hoạt động nội thành Huế hay đi theo sông Như Ý về núi Dạ Lê để chuyển thuốc lên chiến khu Dương Hòa chữa trị cho các chiến sĩ cách mạng bị thương. Nhưng sau đó, giặc Pháp đã phá tan tiệm thuốc của vợ chồng bà.

Cách mạng tháng Tám thành công, bà được bầu làm đại biểu hội phụ nữ ở địa phương. Nhưng rồi công việc thêu thùa cho hoàng tộc lại níu kéo bà. Sau năm 1954, bà được hoàng tộc Triều Nguyễn xin về ở tại cung An Định phục vụ Đức Từ Cung để tiếp tục may áo, gối dựa. Cũng lúc đó, cung An Định được sự bảo hộ của chính quyền Ngô Đình Diệm, nên ban ngày bà may gối “trái dựa”, đêm về bí mật đưa cán bộ vào trong cung An Định.

Thời gian này bà vẫn bí mật hoạt động cách mạng và từng bị bắt giam ở lao Thừa phủ, lao Mang Cá. Những hoạt động ngày ấy có phần nguy hiểm, khó khăn nhưng đổi lại là niềm vui ngày giải phóng, niềm vui đoàn tụ bà vẫn chọn công việc của người thầm lặng đóng góp cho sự nghiệp chung.

Từ năm 1960, bà Trí Huệ vào làm phụng trực Khiêm lăng, lo hương khói cúng kỵ và thuyết minh cho khách tham quan. Bà là cháu 4 đời của vua Minh Mạng, gọi vua Tự Đức bằng bác. Bà am hiểu việc xây dựng các lăng, biết nhiều chuyện của triều Nguyễn nên khách tham quan nghe bà thuyết minh rất hứng thú. Đến năm 1979, bà về Hương Cần sống với gia đình con trai. 

Ông Đoàn Nhuận, cựu Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong kháng chiến chống Mỹ cụ Huệ nuôi tôi và giúp đỡ những đồng chí của tôi  những ngày xuống đường đấu tranh chính trị với địch. Cụ còn trực tiếp đi dán áp phích, truyền đơn chống Mỹ, ngụy cho đến ngày Huế giải phóng.

Kháng chiến thành công, ghi nhận công lao của vị Công Tôn cuối cùng triều Nguyễn, Đảng và Nhà nước ta đã trao tặng cho bà Trí Huệ Huy chương kháng chiến chống Mỹ và Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương tự Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ ngày nay).

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.