Khối ngành kinh tế "giảm nhiệt" ở mùa thi 2013

Mặc dù lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2013 là trên 1,700 triệu bộ, giảm hơn 100.000 bộ so với năm ngoái nhưng theo ghi nhận của các trường, năm nay tỉ lệ "chọi" khá cao. Khối ngành kinh tế, ngân hàng năm nay bớt “nóng” trong khi các ngành sư phạm, y khoa, kỹ thuật có xu hướng tăng.

Mặc dù lượng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2013 là trên 1,700 triệu bộ, giảm hơn 100.000 bộ so với năm ngoái nhưng theo ghi nhận của các trường, năm nay tỉ lệ "chọi" khá cao. Khối ngành kinh tế, ngân hàng năm nay bớt “nóng” trong khi các ngành sư phạm, y khoa, kỹ thuật có xu hướng tăng.

Lượng hồ sơ giảm ở các trường khối kinh tế
Lượng hồ sơ giảm ở các trường khối kinh tế.

Ngành y, dược “chọi” ngất ngưởng

Năm nay lượng hồ sơ đăng ký dự thi khối ngành y dược tăng hơn năm trước. Thống kê số hồ sơ đăng ký dự thi và số chỉ tiêu thực tế của các trường ĐH đào tạo chuyên ngành y, dược cho thấy thí sinh (TS) sẽ phải đối mặt với tỷ lệ chọi phổ biến cao hơn mức 1/10. Thậm chí ĐH Y tế Công cộng còn ở mức 1/17.

 Năm nay, hồ sơ của ĐH Y Hải Phòng tăng hơn 2.000 bộ. Tổng số hồ sơ trường nhận được là 12.500, trong khi chỉ tiêu của trường 720 sinh viên. Dự kiến tỷ lệ chọn vào trường này là 1/17,3. ĐH Y Hà Nội chỉ tiêu là 1050 người. Số hồ sơ đăng ký dự thi là 15.400 người. Theo đó, tỷ lệ chỉ tiêu so với hồ sơ đăng ký dự thi năm 2013 là 1/14.6, cao hơn, năm 2012 là 1/14,49.

Đại diện Trường ĐH Y dược TP HCM cho biết, tổng số hồ sơ ĐKDT của trường đến nay khoảng hơn 23.000, tương đương năm trước. Theo thống kê, ngành dược học vẫn tiếp tục giữ ngôi đầu bảng với 5.523 hồ sơ.

Tương tự, lượng hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Y dược Cần Thơ là 15.221, tăng khoảng 50% so với năm 2012. Ngành điều dưỡng có tỉ lệ chọi căng nhất 1/27; kế đó là các ngành xét nghiệm y học với tỉ lệ chọi 1/16; dược học tỉ lệ chọi 1/14; y đa khoa có tỉ lệ chọi 1/10; răng hàm mặt có tỉ lệ chọi 1/9…

Tỉ lệ “ chọi” kinh tế vẫn "căng"

Số thí sinh “ảo” vào các trường khối kinh tế đã giảm đáng kể ở mùa thi này. ĐH Thương mại giảm mạnh nhất với xấp xỉ 3.000 hồ sơ, ĐH Kinh doanh và công nghệ giảm hơn 2.000 hồ sơ và Học viện Ngân hàng giảm nhẹ hơn 100 hồ sơ...

Tuy nhiên, mức giảm chỉ tập trung vào một số trường thuộc tốp giữa. Hai trường tốp đầu là ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế quốc dân vẫn giữ mức ổn định và tăng nhẹ lượng TS đăng ký dự thi.

Trường ĐH Tài chính - Marketing cho biết hồ sơ ĐKDT tổng số hồ sơ ĐKDT của trường năm nay là 20.513 , giảm hơn 7.000 hồ sơ so với năm trước. Tại trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH QG TPHCM), lượng hồ sơ ĐKDT vào ngành luật tăng cao, tỉ lệ chọi vào ngành luật dân sự tăng mạnh lên 22,2 (năm 2012 là 7,1) kế đến là kinh doanh quốc tế, kế toán, luật kinh tế... Đặc biệt, ngành tài chính ngân hàng từ chỗ có tỉ lệ chọi cao nhất trường năm 2012 (tỉ lệ 10,5) năm nay xuống thấp nhất trường với tỉ lệ chọi chỉ 1,9.

 Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng mặc dù năm nay hồ sơ ĐKDT kinh tế giảm nhưng điểm chuẩn của các trường không giảm, vì mỗi trường có chỉ tiêu khác nhau. Đặc biệt là các thí sinh đăng ký dự thi vào ngành kinh tế đều là học khá giỏi, nên tỉ lệ chọi ngành này vẫn rất nóng.

Khối C thất sủng, Sư phạm “nóng”

Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng- Bộ GD-ĐT, trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ tại các địa phương năm 2013 là 1.710.983 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ khối A vẫn cao nhất, đạt 39,1% và khối C cuổi bảng, chỉ đạt 6%. Con số này thậm chí còn thấp hơn năm ngoái.

Trong số 6% thí sinh chọn khối C, có thể thấy những trường thiên về kỹ thuật như ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN, chỉ có 49 sĩ tử thi vào khối C, chiếm chưa đầy 0,005% lượng hồ sơ đăng ký vào trường. Hiện tượng này cũng diễn ra tương tự đối với những trường chuyên về nghiên cứu xã hội như ĐH Sư phạm, ĐH KH XH&NV, ĐHQGHN. ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2012, số hồ sơ dự thi khối C là 4.042 nhưng đến năm 2013 con số này tụt xuống còn 3.306.  

Tương tự ở phía Nam, nhiều trường ĐH-CĐ năm nay có đào tạo khối C giảm thê thảm như ĐH Văn hóa TP HCM, ĐH Mở TP HCM, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch Sài Gòn…

 Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết: So với mấy năm trước, tính cạnh tranh của khối C đang giảm dần; nếu trước đây tỷ lệ chọi của khối C là 1/20 hoặc 1/30 thì nay chỉ còn 1/4-5 TS.

Ông Phạm Hữu Bản, Sở GD-ĐT Thái Bình cũng cho rằng, các ngành khối C sau khi ra trường hầu như chỉ các cơ quan nhà nước tuyển dụng, cơ hội việc làm ít hơn các khối học khác, dẫn đến việc người học ngày càng “xa lánh”.

Điều đáng nói, khối C với các môn Văn, Sử, Địa trong GD phổ thông được chính những người trong cuộc cho rằng, chương trình, SGK hiện đang quá nhiều bất cập, thêm nữa, Sử, Địa được xem là môn phụ nên nếu không có thi tốt nghiệp các em sẽ… “bỏ qua”.

Tuy nhiên, các trường sư phạm năm nay tỷ lệ chọi lại khá cao. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay có số lượng hồ sơ là 18.905 bộ, tăng 2.500 bộ so với năm 2012. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định cũng có  lượng hồ sơ tăng, năm 2012 trường chỉ nhận được 1.273 bộ thì năm nay trường nhận được 1.800 bộ. Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên số lượng hồ sơ đăng ký dự thi năm nay tăng mạnh lên tới 11.500 hồ sơ, trong khi đó, năm 2012 chỉ có 9.000 bộ.

Trường ĐH An Giang lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào sư phạm tăng đột biến, ngành giáo dục tiểu học có số hồ sơ đăng ký cao là 1.064 so với chỉ tiêu là 100, tỉ lệ chọi là 1/10,6; các ngành sư phạm khác như sư phạm ngữ văn, lịch sử, địa lý… số thí sinh dự thi chỉ cao hơn chỉ tiêu chút ít, từ 50-53, tỉ lệ chọi 1,3.

Uyên Na

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.