Hôn nhân cận huyết thống: “Nước tốt không chạy vào ruộng người”!!!

Các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền (ảnh minh họa).
Các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền (ảnh minh họa).
(PLVN) - Đó là “lý lẽ” của những người dân tộc khi họ tiến hành hủ tục hôn nhân cận huyết thống, tục nối nòi. Những hủ tục này vẫn còn tồn tại ở thế kỷ 21 của những tộc người tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. 

Nó đã làm suy thoái trầm trọng chất lượng giống nòi. Các trẻ sinh ra bị dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu, bệnh tật. Đây là vấn đề đang được ngành dân số đặt ra trong việc bảo vệ nòi giống và nâng cao chất lượng dân số.   

Anh em họ: vô tư lấy nhau

Hôn nhân cận huyết thống thường phổ biến ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đây là hình thức hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái ở những dân tộc: Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo, Hmông, Cờ Lao, La Hù, Si La… Ông bác mới sinh con gái, bà cô em sang chơi mang cho vuông vải, phần để mừng đứa cháu mới chào đời, phần cũng là “miếng trầu bỏ ngõ” đánh dấu từ đây, cô cháu gái bé bỏng sẽ trở thành nàng dâu tương lai của mình. 

Những ông bố, bà mẹ người dân tộc, trước khi gả bán con cái thường “phần suất” cho con của anh chị em mình. Ông Phù Lèn (người Lô Lô) hồn nhiên: “Dân tộc mình không bao giờ để nước tốt chạy vào ruộng người đâu. Dòng họ có vật qúy không thể cho sang dòng họ khác”. Họ cho phép con của anh em trai lấy con của chị em gái mà không có sự hạn chế nào. Hôn nhân cận huyết thống này được bản làng, dòng tộc thừa nhận.

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán luật pháp quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha. Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ: Hôn nhân anh chị em họ chéo, tức hôn nhân con cô con bác, hôn nhân anh chị em song song, tức hôn nhân con dì - con già và hôn nhân con chú con bác. 

Theo một cán bộ UBND xã Bảo Toàn, Cao Bằng thì hủ tục này đã có từ xa xưa và người dân tộc Dao không nhận thức được đây là viêc cấm của nhà nước. Vấn đề kết hôn cận huyết thống còn tiếp diễn và khó tiếp cận, quản lý hơn vấn đề tảo hôn tại các cộng đồng dân tộc thiểu số khi người dân giữ quan niệm hôn nhân là việc gia đình, dòng họ.

Huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 6 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95%, riêng đồng bào dân tộc Mông chiếm tới 40%. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, giai đoạn 2014 - 2018, toàn huyện có 14 trường hợp hôn nhân cận huyết thống, tập trung chủ yếu trong đồng bào dân tộc Mông.

Tình trạng hôn nhân cận huyết thống còn diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chủ yếu trong cộng đồng người Mông, Lô Lô, Pu Péo tại các huyện: Lũng Hồ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Xín Mần. Tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống chiếm khoảng 6% tổng số cặp vợ chồng kết hôn ở Hà Giang.

Từ năm 2015 - 2019, Hà Giang ghi nhận 67 cặp kết hôn cận huyết thống.  Ông Vừ Chè Quả, một cán bộ xã đã về hưu lý giải về việc cho con trai Vừ Mí Nô lấy con cô em gái rất đơn giản: “Dòng họ Vừ gả một người con gái cho dòng họ Lù thì mình cũng phải lấy một người con gái dòng họ đó về. Với lại, hai đứa lấy nhau, sau này chúng nó không mất tình anh em”.

Tỉnh Bắc Kạn có trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm 2016 đến năm 2019 có 11 trường hợp hôn nhân cận huyết thống thường xảy ra ở các thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người như: Mông, Sán Chay. Trong giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Lâm Đồng có 30 cặp hôn nhân cận huyết thống. 

Tục nối nòi: Bà già cưới trai tráng

Ngoài hôn nhân cận huyết thống, nhiều tộc người còn có hủ tục nối nòi. Đối với các vùng dân tộc ở Tây Nguyên, tục nối nòi được thể hiện rõ ràng ở chỗ khi vợ hoặc người chồng chết, gia đình và dòng họ của người chết phải có nghĩa vụ tìm người thay thế.

Các anh em, cô chú bác, chị dâu có thể lấy em chồng khi chồng mất hoặc người chồng có thể lấy cô, bác, chị em vợ khi vợ mất. Có nhiều trường hợp, anh rể đã 40 tuổi mà lấy em vợ chỉ hơn 14 tuổi để thay thế người vợ đã mất. Thậm chí ông, bà của người chết có nghĩa vụ làm chồng, hoặc vợ thay người đã chết. 

Có một điều lạ là, ở một số tộc người, trong gia đình nếu như cha mẹ và con gái, anh chị em ruột bị nghiêm cấm quan hệ tình giao, thì giữa thế hệ ông bà và các cháu, tức thế hệ thứ nhất và thứ ba thì không có sự phân biệt hôn đẳng và không bị ngăn cấm quan hệ hôn nhân với nhau.

Vì thế trên thực tế, ở người Ê Đê, một thanh niên (vợ chết) kết hôn với một bà già 70 tuổi (bà của vợ) đã góa chồng. Nếu người thanh niên không đồng ý kết hôn thì sẽ phải trả lại tất cả của hồn môn của nhà vợ đã cho và bị phạt to: lợn, rượu, tấm khăn dệt để bà ta lấy chồng khác. Có nghĩa là, một người đàn ông vợ chết thì có thể lấy… bà của vợ nếu bà đang góa chồng. 

Thực tế ở nhiều nơi đã xảy ra trường hợp, người ta không chôn ngay người quá cố chừng nào dòng họ của người chết không tìm được người cam kết thay thế người chồng hoặc vợ chết. Vì thương xót người chết nằm đó gia đình dòng họ phải tìm bằng được người thay thế. Ngược lại, người sống phải lấy người mà gia đình dòng họ người chết đã chọn. 

Tất cả những hình thức hôn nhân cận huyết thống, hôn nhân theo tục nối nòi trên được người dân tộc xem như là một cách thức để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai gia đình và hai dòng họ. Theo người Êđê thì tập tục nối nòi này nhằm “nối lại cái bị cắt đôi”, “sửa lại sợi máy bị gẫy”.

Họ muốn giữ lao động trong gia đình và đỡ phí tổn, của hồi môn lần nữa trong hôn nhân. Tuy nhiên, hiện nay, hình thức hôn nhân này tồn tại đậm nhạt khác nhau, phản ánh trình độ phát triển, nhạn thức hôn nhân ở từng tộc người.  

Nguyên nhân khiến tập tục lạc hậu này còn tồn tại là do trình độ dân trí ở nhiều xã vùng cao chưa đồng đều. Đường đi lại khó khăn cho nên cộng đồng các dân tộc thiểu số thường sống quần tụ, khép kín, ít giao lưu với các cộng đồng dân tộc khác.

“Thực tế người có tuổi trong mỗi gia đình, dòng họ chưa nhận thức được hôn nhân cận huyết thống là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến con cháu sau này. Khi cán bộ đến tuyên truyền, người dân vẫn bảo thủ, cho rằng anh em lấy nhau để thêm gần gũi. Với những gia đình có của ăn, của để thì không muốn ruộng nương, gia súc chia cho dòng họ khác...”, Sùng Mí De, cán bộ phụ trách công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình xã Lũng Hồ (Hà Giang) cho  biết.

Có thể suy thoái chất lượng giống nòi

Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống đó là những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều làm suy thoái chất lượng giống nòi của các tộc người tại vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung.

Vấn đề hôn nhân cận huyết, tục nối nòi cũng đang là vấn đề đặt ra với việc bảo vệ nòi giống và nâng cao chất lượng dân số. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp, biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới thông qua các chương trình, dự án cụ thể, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; một số tập tục lạc hậu trong đời sống xã hội của đồng bào đã dần được xóa bỏ.

Tuy nhiên, tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra, chủ yếu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Mông, Thái, Khơ Mú cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, làm giảm chất lượng dân số, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn - Triệu Thị Thu Phương cho biết, Bắc Kạn phấn đấu không có tình trạng hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số của tỉnh. Tập trung nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giảm thiểu và hôn nhân cận huyết thống trong trên địa bàn toàn tỉnh. 

Hiện các địa phương đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn như vận động nhân dân trong cộng đồng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật hôn nhân và gia đình; Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng thôn, người có uy tín, chức sắc tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.