Hơi ấm tình người ở nơi tưởng bị cách ly với thế giới

Tác giả (ngoài cùng, bên phải) cùng dự một bữa cơm với một gia đình ở làng phong.
Tác giả (ngoài cùng, bên phải) cùng dự một bữa cơm với một gia đình ở làng phong.
(PLO) - Tôi đã đến làng phong Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu - Nghệ An), một làng phong gần như cách ly hẳn với thế giới bên ngoài, nằm ngay bờ biển để thấy những bệnh nhân phong rất đáng thương và đáng được cảm thông. Họ quên đi bất hạnh, thắp lửa cho nhau, xây dựng gia đình và sinh con đẻ cái để cuộc đời bớt đi tủi cực… 
Thân tàn nhưng hạnh phúc vẫn đong đầy
Làng phong có tên đầy đủ là Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập. Chẳng cần nói nhiều thì mọi người cũng biết lý do ngày xưa một trại phong phải đóng chân ở nơi cùng trời, cuối bể này. Rất nhiều người vào làng, điều trị và ăn đời ở kiếp nơi đây. Trong sinh hoạt hàng ngày, nhiều đôi nam nữ nảy sinh tình cảm, dệt lên những tình yêu đẹp, cảm động. 
Hiện tại, làng phong có khoảng 75 cặp vợ chồng, sống trong những ngôi nhà nhỏ. Phần lớn họ nhận tiền trợ cấp và tự nấu ăn. Rồi họ cũng tăng gia trồng rau, nuôi bò để làm vốn, nuôi con cái học hành. Nhiều con em đã và đang học đại học ở Sài Gòn, Hà Nội. Một số đôi vợ chồng vừa bị phong, vừa mắc các căn bệnh khác thuộc diện chăm sóc đặc biệt sẽ được các y tá, điều dưỡng viên chăm sóc, nấu nướng cho từng bữa.
Tổ ấm của đôi vợ chồng ông Phạm Đình Tiến - bà Nguyễn Thị Tuyến là trung tâm để những bệnh nhân khác lui tới, xem tivi, nhờ cắt tóc hoặc chỉ uống nước, đánh cờ cho khuây khỏa. Ông Tiến nói với tôi: “Ở Quỳnh Lưu, chẳng mấy ai dám đặt chân tới làng phong Quỳnh Lập. 
Xa quốc lộ đã là một chuyện, lại một thời người đời định kiến với bệnh phong. Không biết có phải vì thế mà người dân nơi đây, nhiều người chẳng biết làng phong nằm ở nơi nào. Chỉ số ít người dân xung quanh là vào buôn bán, trao đổi và tiếp xúc với chúng tôi vì họ biết bệnh này không lây”. 
Trong làng phong, ai cũng chào ông Tiến là “anh báo”. Ông muốn mọi người gọi mình là anh cho trẻ trung, còn “báo” là biệt danh bà con đặt cho bởi ông là người duy nhất ở làng phong có viết báo, làm thơ. Được biết, ở Trại phong Quỳnh Lập, mức trợ cấp của người cao nhất là hơn 300 nghìn đồng/tháng, người thấp nhất là 200 nghìn. Số tiền đó đủ để họ mua sắm, nấu ăn trong khuôn khổ hạn hẹp của một bệnh nhân. 
Nếu họ sinh con thì cả hai vợ chồng phải “bóp mồm bóp miệng”, cắt bớt khẩu phần ăn của mình cho con. Mặc dù vậy, nhiều đôi vợ chồng ở đây vẫn sinh con để mong có chỗ dựa sau này. 
Ông Tiến sinh năm 1950 tại Quảng Trạch (Quảng Bình). Vào trại phong, ông đã tìm thấy nửa còn lại của mình. Đó là bà Tuyến, quê Hải Dương. Kết quả là ông bà đã sinh được bốn đứa con. Điều đó đã gây cho vợ chồng ông không ít khó khăn. Sau này viết báo, ông xoáy sâu vào việc tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch. 
Ông cũng viết nhiều bài chống kỳ thị bệnh phong, nêu lên cái khó khăn và nỗi tủi cực của những người bệnh, với mong muốn nhiều người trong xã hội cũng nhìn họ với ánh mắt bình thường như những người khác.
Mỗi gia đình nhỏ nơi đây là một câu chuyện cảm động, đầy ắp sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương. Tại làng phong có một đôi vợ chồng già hoàn cảnh rất khó khăn, thuộc diện chăm sóc toàn diện là ông Hồ Xuân Quắn (73 tuổi) và bà Nguyễn Thị Luận (60 tuổi, cùng quê ở Thanh Hóa). Cả hai đều bị bệnh từ nhỏ, ông thì hai tay bị cắt cụt, hai chân cũng bị cưa đến đầu gối; bà thì kém mắt, tai điếc. 
Khi được hỏi vì sao hai ông bà đến với nhau, ông Quắn nói rất hồn nhiên: “Tôi thương bà ấy vì bà ấy chẳng thấy đường. Còn bà ấy thì giặt quần áo cho tôi, khi tôi cắt tóc, bà ấy lại gội đầu cho. Tôi chọn không nhầm”. 
Câu nói của ông Quắn khiến những người có mặt trong phòng cười ứa nước mắt. Dù già cả, bệnh tật đầy mình nhưng đôi vợ chồng già sống rất lạc quan. Họ bảo vì ở đây các bác sĩ tận tình, bà con đùm bọc, Nhà nước thương tình nên không sợ. 
Bà Luận cười xòa khi một ai đó nói về cái chết: “Không có con cũng chẳng sợ. Một trong hai người chết trước, chết sau đều không sợ. Có đoàn thể ở đây cơ mà. Trại phong cũng có một cái chùa…”.
Tình người mênh mang như biển
Vào Trại phong Quỳnh Lập nhiều lần, tôi thấy cuộc sống nơi đây sẽ buồn lắm nếu không có tiếng sóng, tiếng gió quất hàng phi lao và cả tình người mênh mang như biển. Tôi vào làng phong đúng hôm có hai người ốm chết. Bác sĩ gọi con cái của họ từ quê ra để chịu tang. Đám con cái có đến, nhưng chỉ đứng ngoài cổng, không dám vào vì sợ lây. 
Một người bệnh ra đón chỉ vào tôi nói: “Đây này, anh phóng viên còn vào ăn ở với người bệnh phong, có sợ lây đâu”. Phải rất lâu sau, thêm sự khích lệ của tôi và các bác sĩ, những người con của hai người già xấu số mới mon men vào chịu tang cha mẹ.
Bệnh nhân Phạm Đình Tiến kể cho tôi chuyện một bệnh nhân phong ở Hải Phòng chết mà đem chôn 7 lần không được, vì đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Kể xong, ông Tiến rơm rớm nước mắt, nhưng rồi ông xua tay, giọng vui hơn: “Cũng may các bác sĩ ở đây rất tốt. Đúng là “lương y như từ mẫu”. Các bác đã làm cho chúng tôi muốn sống, bớt đi phần nào sự ghẻ lạnh của người đời. 
Bác sĩ Trần Thiện Hợp là người mấy chục  năm gắn bó với chúng tôi, điều trị cho chúng tôi. Vừa rồi bác sĩ Hợp cưới con còn mời rất nhiều bệnh nhân vào dự đám cưới. Chúng tôi biết ơn những bác sĩ dũng cảm ấy suốt đời”. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.