Hành trình đến Diễn đàn Thanh niên châu Á của một chàng trai miền núi

Hành trình đến Diễn đàn Thanh niên châu Á của một chàng trai miền núi
(PLO) - 12 tháng với biết bao nhiêu khó khăn về kinh tế và cuộc sống nơi thành phố mà Ngọc phải đối mặt đã trôi qua. Giờ đây em chỉ còn 6 tháng để thực tập và chuẩn bị cho tốt nghiệp...

Lò Văn Ngọc năm nay 24 tuổi, quê ở tỉnh Sơn La. Gia đình khó khăn nên em chỉ được học hết cấp 3. Năm 20 tuổi, em kết hôn với một cô gái cùng làng. Khi vợ sinh con đầu lòng, em theo bạn đồng hương đi làm công nhân ở khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, cách nhà khoảng 300 km, để kiếm tiền nuôi gia đình. Vợ em cũng theo em đi làm khi con em tròn một tuổi. Nhưng vì không có kiến thức, không được đào tạo nghề nên công việc lao động chân tay đơn thuần của cả hai vợ chồng lương rất thấp. Chật vật nuôi con và xoay ăn từng bữa đó là cuộc sống thường nhật của vợ chồng Ngọc. 

Chìa tay với thanh niên khó khăn, yếu thế

Trong lúc bế tắc như vậy, một về thăm nhà, Ngọc nghe bố mẹ nói về khóa học nghề miễn phí của Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị (CUWC) được dự án Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tài trợ và khuyên em thử đăng ký. Tháng 9 năm ngoái, nghe lời bố mẹ, Ngọc quyết định đăng ký học nghề Trung cấp đường ống.

Ngoài việc học các kỹ năng nghề, em còn được học các kỹ năng mềm phát triển bản thân, tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa, rèn luyện thể chất và tinh thần. Đặc biệt, vào tháng 5/2017, Ngọc đã được chọn để tham gia Diễn đàn Thanh niên châu Á lần thứ 5 tại Yokomaha, Nhật Bản. Tại đây, em có cơ hội mang tiếng nói của các bạn thanh niên có hoàn cảnh khó khăn đến các nhà hoạch định chính sách.

12 tháng với biết bao nhiêu khó khăn về kinh tế và cuộc sống nơi thành phố mà Ngọc phải đối mặt đã trôi qua. Giờ đây em chỉ còn 6 tháng để thực tập và chuẩn bị cho tốt nghiệp. “Khi em có việc làm ổn rồi, em sẽ vận động vợ em đi học nghề để kiếm một công việc tốt hơn. Với bọn em, cứ có việc tốt thì cuộc sống sẽ tốt” – Ngọc cho biết. 

Cũng như Ngọc, 60 thanh niên khác cùng quê Sơn La cũng được hỗ trợ học nghề theo dự án Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn và tất cả các thanh niên này đang đến rất gần với ước mơ của mình. Theo thông tin từ Tổ chức Plan International thì dự án Dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn do KOICA, Hyundai Motor Company, Hyundai E&C và Plan International tài trợ với tổng ngân sách 38,572,115,253 đồng, được thực hiện nhằm tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho hàng ngàn thanh thiếu niên yếu thế. Các em sẽ được đào tạo nghề theo đúng nhu cầu của thị trường lao động và phù hợp với hoàn cảnh của mình. 

Dự án đặt mục tiêu 70% học viên tốt nghiệp tìm được công ăn việc làm ổn định trong vòng 6 tháng và 70% học viên đóng góp thu nhập cho gia đình trong vòng 4 tháng sau tốt nghiệp. Có thể nói, với những hỗ trợ mang tính tổng thể và toàn diện, dự án có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện môi trường đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Dự án đã ghi nhận cam kết mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn mà cụ thể là Hyundai Motor và Hyundai E&C trong phát triển xã hội tại Việt Nam. Toàn bộ học viên, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tài chính để tham gia và hoàn thành các khóa học nghề. 

Cụ thể trong 3 năm, từ tháng 7 năm 2015 đến hết tháng 5 năm 2018, dự án hỗ trợ nâng cấp cho 4 xưởng đào tạo nghề: xưởng nghề công nghệ ô tô;xưởng sơn và sửa chữa thân vỏ ô tô; xưởng hàn và đường ống công nghệ; xưởng an toàn trong xây dựng và công nghiệp. Dự án đã cung cấp các trang thiết bị hiện đại đảm bảo mục tiêu các chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nội dung chương trình đào tạo các nghề Công nghệ ô tô, sơn và sửa chữa thân vỏ ô tô, lắp đặt ống công nghệ và hàn được hỗ trợ chỉnh sửa phù hợp với nhóm thanh niên có hoàn cảnh khó khăn với trình độ học vấn hạn chế.

Ngoài ra, dự án còn mời các chuyên gia trong nước và quốc tế giúp nâng cao năng lực cho các giảng viên thông qua các khóa đào tạo tập huấn. Đây cũng là lần đầu tiên, chương trình đào tạo an toàn lao động trên công trường và an toàn trong công nghiệp được đưa vào đào tạo chính thức. 

“Em đã có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống của em”

Một trong những điểm nhấn của dự án là bên cạnh các kiến thức chuyên môn, các em còn được cung cấp các kỹ năng mềm để phát triển bản thân và phát huy các tiểm năng của mình trong môi trường học tập và trong cuộc sống, nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp. Mới đây, Tổ chức Plan International đã phối hợp cùng với trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội và trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị công bố tài liệu và chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo nghề dành cho thanh niên học nghề nói chung và nhóm thanh niên có hoàn cảnh khó khăn nói riêng.

Bộ tài liệu được xây dựng dựa trên đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng sống của thanh niên đang theo học chương trình nghề và yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn thủ đô. Sau 2 năm triển khai và áp dụng, 100% sinh viên của hai trường Cao đẳng nghề đã được cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm thích ứng được với môi trường học nghề, đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng bước vào thị trường lao động. 

Ông Phạm Đức Vinh, hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội cho biết: “Suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, trường chúng tôi luôn chú trọng phát triển kỹ năng mềm song song với chương trình đào tạo nghề.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo kỹ năng mềm mà dự án mang đến cho chúng tôi giúp chúng tôi đạt được mức độ chuyên nghiệp và mang lại giá trị hiệu quả thực sự cho sinh viên. Hiện nay chúng tôi đã có được một đội ngũ giáo viên đào tạo kỹ năng mềm cơ hữu. Chương trình này còn được đánh giá cao từ phía các đối tác doanh nghiệp đang hợp tác với chúng tôi trong tuyển dụng lao động”.

Cô Trần Thị Sinh, giáo viên dạy kỹ năng mềm, trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị chia sẻ: “Chương trình đào tạo kỹ năng mềm này thực sự có giá trị không chỉ đối với học sinh mà còn với cả giáo viên. Chúng tôi thấy được sự thay đổi rõ rệt của học sinh, sự mạnh dạn và tự tin, sự quyết tâm và nghị lực sau từng bài giảng. Bản thân giáo viên chúng tôi cũng thay đổi rất nhiều từ thái độ đến ý thức trách nhiệm với học sinh”.

Về phía người học nghề, Lò Văn Ngọc vui mừng cho biết: “Em đã thực sự thay đổi trong cách nghĩ và giao tiếp với mọi người. Trước đây em không có định hướng cho cuộc sống của mình. Em thậm chí còn không biết làm gì để có thể giúp đỡ được gia đình mình. Em đã từng có suy nghĩ rằng em không có khả năng để làm được điều gì tốt hơn. Bây giờ em đã có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống của em: hoàn thành khóa học để về làm việc ở tỉnh và giúp đỡ vợ em đi học nghề may như mong muốn của cô ấy”. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.