Giống nòi bị “sứt mẻ” vì hủ tục hôn nhân cận huyết

Đó là lý lẽ của không ít người khi họ tiến hành hủ tục hôn nhân cận huyết thống, tục nối nòi. Dù ở thế kỷ 21 nhưng những hủ tục này vẫn còn tồn tại làm suy thoái trầm trọng chất lượng giống nòi. Các trẻ sinh ra bị dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu... Đây là vấn đề đang được ngành dân số đặt ra trong việc bảo vệ nòi giống và nâng cao chất lượng dân số.

Đó là lý lẽ của không ít người khi họ tiến hành hủ tục hôn nhân cận huyết thống, tục nối nòi. Dù ở thế kỷ 21 nhưng những hủ tục này vẫn còn tồn tại làm suy thoái trầm trọng chất lượng giống nòi. Các trẻ sinh ra bị dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu... Đây là vấn đề đang được ngành dân số đặt ra trong việc bảo vệ nòi giống và nâng cao chất lượng dân số.

Một buổi tuyên truyền để thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc về hủ  tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
Một buổi tuyên truyền để thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc về hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Cháu gái ruột thành con dâu

Hôn nhân cận huyết thống thường phổ biến ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đây là hình thức hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái ở những dân tộc: Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu Péo, Hmông, Cờ Lao, La Hù, Si La... Ông bác mới sinh con gái, bà cô em sang chơi mang cho vuông vải, phần để mừng đứa cháu mới chào đời, phần cũng là “miếng trầu bỏ ngõ” đánh dấu từ đây, cô cháu gái bé bỏng sẽ trở thành nàng dâu tương lai của mình.

Những ông bố, bà mẹ người dân tộc, trước khi gả bán con cái thường “phần suất” cho con của anh chị em mình. Ông Phù Lèn (người Lô Lô) hồn nhiên: “Dân tộc mình không bao giờ để nước tốt chạy vào ruộng người đâu. Dòng họ có vật quý không thể cho sang dòng họ khác”. Họ cho phép con của anh em trai lấy con của chị em gái mà không có sự hạn chế nào. Hôn nhân cận huyết thống này được bản làng, dòng tộc thừa nhận.

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục. Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ như hôn nhân giữa anh chị em họ chéo, tức hôn nhân con cô con bác, hôn nhân anh chị em song song, tức hôn nhân con dì - con già và hôn nhân con chú con bác.

Theo một cán bộ UBND xã Bảo Toàn, Cao Bằng thì hiện nay toàn xã có khoảng 4 cặp kết hôn cận huyết, chủ yếu tập trung tại bản người Dao. Tập tục này đã có từ xa xưa và người dân tộc Dao không nhận thức được đây là việc làm bị pháp luật nhà nước cấm. Vấn đề kết hôn cận huyết thống còn tiếp diễn và khó tiếp cận, quản lý hơn vấn đề tảo hôn tại các cộng đồng dân tộc thiểu số khi người dân giữ quan niệm hôn nhân là việc gia đình, dòng họ.

Phong tục của người Mông quan niệm rằng, nếu con cháu mình kết hôn với nhau sẽ gần gũi hơn và không phải phân chia tài sản cho người ngoài, hơn nữa lại không sợ mất con. Chính bởi những hủ tục đó mà bao đời nay tình trạng hôn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại ở đây. Mặc dù mỗi thôn, bản đều có cộng tác viên dân số nhưng trước đây họ chỉ chú trọng tuyên truyền các biện pháp KHHGĐ nên không để ý đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống, nếu có biết cũng chỉ là nghe nói chứ không rõ thực hư ra sao.

Giống nòi bị “sứt mẻ”

Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống đó là những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều... làm suy thoái chất lượng giống nòi của các tộc người tại vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung.

Trong cuộc nghiên cứu của ngành y tế mới đây thì trong 558 trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng này có 51 trẻ phát triển không bình thường. Các cháu bị bạch tạng, thiểu năng trí tuệ, liệt, câm, lông mi trắng, thọt, đần độn, 8 trẻ đã chết.

Vấn đề hôn nhân cận huyết đang là vấn đề đặt ra với việc bảo vệ nòi giống và nâng cao chất lượng dân số. TS.Dương Quốc Trọng - Tổng Cục trưởng Tổng Cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế cho hay, ngành dân số đang xây dựng và triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng hôn nhân cận huyết tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Theo đó, công tác tuyên truyền và giám sát tại cộng đồng sẽ được ưu tiên với việc xây dựng và tập huấn mạng lưới tuyên truyền viên cơ sở cho từng nhóm dân tộc, xây dựng tốt mối quan hệ với những người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề với sự tham gia của chính quyền, trưởng thôn bản, các tuyên truyền viên, người dân về vấn đề Luật Hôn nhân và Gia đình. Xây dựng chế tài ở cấp cộng đồng về việc xử lý những trường hợp vi phạm Luật. Tổ chức các buổi biểu diễn liên hoan văn nghệ hoặc chiếu phim có chủ đề kết hôn cận huyết thống nhằm nâng cao nhận thức người dân.

Mặc dù pháp luật về hôn nhân và gia đình có điều luật cấm hôn nhân cận huyết như Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (người có dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội cháu ngoại; những người có quan hệ trong phạm vi 3 đời là những người có cùng một nguồn gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ 2; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba) nhưng vấn đề kết hôn cận huyết thống khó tiếp cận, quản lý hơn vấn đề tảo hôn tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vì người dân giữ quan niệm hôn nhân là việc gia đình, dòng họ.

Thùy Dương

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.