Du khách “chùn bước” đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ thưa vắng khách. (Ảnh Minh An)
Phủ Tây Hồ thưa vắng khách. (Ảnh Minh An)
(PLVN) - Bắt đầu từ ngày 8/3/2021, các di tích, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu mở cửa đón khách đi kèm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như phun thuốc khử trùng, yêu cầu khách tham quan quét mã QR-Code để khai báo y tế... Tuy nhiên, những ngày vừa qua, du khách vẫn khá vắng vẻ tại những khu di tích hay cơ sở tôn giáo.

Nhiều phương án phòng, chống dịch Covid-19

Bắt đầu từ 5 giờ sáng 13/3/2021, Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn sẽ mở cửa trở lại di tích chùa Hương sau hơn 1 tháng tạm đóng để phòng dịch. Để hoạt động tham quan, tín ngưỡng được an toàn, UBND Mỹ Đức - BTC Lễ hội chùa Hương đã xây dựng phương án cụ thể, chi tiết để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn khi mở cửa trở lại.

Trưởng ban quản lý danh thắng Hương Sơn - Nguyễn Bá Hiển cho biết, khi chùa Hương được mở cửa trở lại, 100% du khách, người phục vụ trong không gian chùa sẽ phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Khách đến chùa phải khai báo y tế để bảo đảm hiệu quả khoanh vùng các trường hợp liên quan trong trường hợp xuất hiện các ca nhiễm virus.

Tại đây được chuẩn bị 2 phòng cách ly để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly các ca nghi ngờ. Các đơn vị đang triển khai công tác tổ chức từ bố trí lực lượng bán vé, đăng ký khai y tế phòng dịch, tuyên truyền tập huấn cho đội ngũ lái đò, tiểu thương… về việc đón và phục vụ du khách đảm bảo điều kiện phòng chống dịch. Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn đề nghị du khách vui lòng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế. 

Trước đó, lãnh đạo TP Hà Nội đã giao các cơ quan chức năng của thành phố căn cứ tình hình dịch tại địa phương, chủ động thời gian mở cửa di tích, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng từ 8/3/2021 nhưng “không tổ chức lễ hội”. Quyết định này được đưa ra sau khi Hà Nội đã kiểm soát tốt dịch bệnh, không phát hiện thêm ca nhiễm bệnh mới nào trong thời gian qua.

 Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, mở cửa các di tích, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là cần thiết để đáp ứng nguyện vọng của người dân dịp đầu năm. Việc nới lỏng các hoạt động cần thận trọng và dựa trên cơ sở phân tích kỹ tình hình trên từng địa bàn cụ thể.  

Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội tiếp tục có văn bản hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức tôn giáo, người đứng đầu các cơ sở tín ngưỡng, địa điểm sinh hoạt tôn giáo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, hạn chế tập trung đông người, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khai báo y tế theo mã QR code... Các nghi lễ tôn giáo, thuyết giảng đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng tổ chức tại cơ sở thì nên giảm quy mô, chia nhỏ thành nhiều buổi và bảo đảm giãn cách 1m giữa người với người...

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội nhấn mạnh: “Chủ động xây dựng phương án chi tiết vừa phòng vừa chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo nhu cầu văn hóa tâm linh tại các cơ sở di tích, danh thắng cảnh phù hợp với từng địa phương, đơn vị. Trường hợp nếu du khách đông, không đảm bảo phương án phòng, chống dịch cần tạm thời đóng cửa tới khi các điều kiện được đảm bảo thì mở cửa trở lại”.

Từ ngày 8/3/2021, các di tích, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo đã bắt đầu mở cửa đón khách. Trung tâm hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết đã phun thuốc khử trùng toàn bộ, đảm bảo an toàn cho việc đón khách với yêu cầu khách tham quan quét mã QR-Code để khai báo y tế trước khi vào di tích.

Các khu di tích, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đều sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh Minh An).
 Các khu di tích, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đều sẵn sàng các phương án phòng, chống dịch Covid-19.  (Ảnh Minh An).

Cùng với đó, các pano tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế được đặt tại các vị trí thuận tiện, dễ thấy, đồng thời cho phát băng liên tục nhắc nhở du khách thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống dịch bệnh. Những đoàn khách tham quan giới hạn không vượt quá 30 người.

Tại chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, tổ đình Phúc Khánh, chùa Quán Sứ… cũng đã chuẩn bị đủ các điều kiện phòng, chống dịch theo chỉ đạo. Ban quản lý các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng cũng lên phương án giãn cách không gian nếu lượng khách dồn về quá đông trong cùng một thời điểm.

Tại Hoàng thành Thăng Long, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò… hệ thống máy cung cấp dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt, khai báo y tế... được trang bị ở ngay cổng vào.

Lác đác du khách

Tuy nhiên, những ngày đầu mở cửa, những khu di tích hay cơ sở tôn giáo khá vắng vẻ du khách thập phương. Bà N.Hà – chủ quán bán đồ lễ trên dọc đường đi vào phủ Tây Hồ chia sẻ: “Chúng tôi đóng quán gần một tháng nay. Phủ Tây Hồ mở cửa trở lại, tôi mừng quá sửa soạn hàng hóa tươm tất để đón khách. Tôi nghĩ đông khách tới phủ nên đã huy động các con, cháu phụ bán hàng. Vậy nhưng, những ngày đầu mở cửa lễ xuân, lác đác người đi lễ. Tôi thấy hẫng hụt”.

Cùng tâm trạng của bà Hà, anh Xuân Khôi - thường tổ chức các đoàn đi lễ chùa quanh Hà Nội cho hay: “Năm trước vào tháng xuân, tôi tổ chức vài chục chuyến đi lễ du xuân. Năm nay, dù các cơ sở tôn giáo, di tích mở cửa gần 1 tuần mà tôi mới nhận được 1 chuyến với đoàn khách hơn 10 người đi chùa Hương. Hết tháng Giêng, có khi lượng khách đi lễ còn ít hơn”. 

Chị Trần Thị Trang – chủ nhà hàng tại chùa Hương cũng dè dặt: “Kinh tế khó khăn, e ngại dịch bệnh, dự kiến lượng người đi lễ giảm mạnh so với mọi năm. Mùa lễ xuân năm nay, tôi đặt giảm một nửa số lượng thực phẩm. Nhân viên, tôi cũng cắt giảm một nửa. Nếu không, tôi không đủ trả lương nhân viên, lương thực đặt nhiều, để lâu hỏng thì tiếc của lắm!”.

Có thể thấy, các điểm di tích, cơ sở tôn giáo không đông du khách thập phương tới lễ như mọi năm. Bà Nguyễn Hồng - Trung tâm Tâm lý Hà Nội phân tích: “Một phần ngày xuân đã qua gần 1 tháng, niềm hứng khởi du xuân đã giảm, cộng thêm việc người dân đang tập trung cho công việc khi cơ quan hoạt động trở lại chạy đua nước rút quý 1 trong năm. Một nguyên nhân nữa, dịch bệnh khiến người dân thận trọng đến chỗ đông người. Kinh tế thu nhập sụt giảm khiến họ… “chùn bước” du xuân, đi lễ đầu năm”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.