Độc đáo tết Xo lọc của người Tày - Nùng

Vào ngày Tết Xo lọc, người Tày – Nùng sẽ dùng thịt vịt, làm bún để cúng tổ tiên, thần Tiên Nông và thần Ngưu.
Vào ngày Tết Xo lọc, người Tày – Nùng sẽ dùng thịt vịt, làm bún để cúng tổ tiên, thần Tiên Nông và thần Ngưu.
(PLO) - Bao đời nay, đồng bào dân tộc Tày – Nùng ở vùng núi phía bắc thuộc tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng… vẫn lưu giữ truyền thống ăn tết “Xo lọc” (hay còn gọi là tết “Vía trâu”) để tỏ lòng biết ơn đối với Tiên Nông và con trâu bò đã phù hộ, phục vụ cho vụ mùa mưa thuận gió hòa, thóc lúa phơi phới. Tết Xo lọc diễn ra vào ngày 6/6 âm lịch, được tổ chức trong khoảng thời gian sau khi đã kết thúc vụ cấy lúa hè - thu. 

Theo quan niệm dân gian, con trâu, bò đồng hành cùng người nông dân cày bừa quanh năm vất vả, tạo ra hạt ngô, hạt thóc và các loại nông sản. Vì vậy, người nông dân đã dành một ngày riêng cho trâu, bò được nghỉ ngơi, chăm sóc tốt hơn so những ngày bình thường khác. Tết Xo lọc của đồng bào dân tộc Tày – Nùng ở tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn xuất phát từ hai lý do: Thứ nhất là tạ ơn Tiên Nông đã phù hộ cho nông dân vụ mùa mưa thuận gió hòa.

Thứ hai là cúng vía con trâu bò, cúng để vía trâu bò khỏe mạnh và chắc chắn để tiếp tục nai cái thân trâu ngựa ra phục vụ mùa vụ tiếp theo. Điều này cũng xuất phát từ quan niệm, trong quá trình lao động ngoài ruộng, trâu bò thường xuyên bị quất roi nên hồn vía đôi lúc bị hoảng loạn mà rời khỏi thân xác, do đó phải cúng để gọi vía nó về.

Theo các cụ cao niên ở xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng),  ngày xưa tết Xo lọc có tục cúng tại ruộng. Nếu gặp phải năm có dịch đạo ôn hay sâu bệnh thì lấy máu chó nhuộm lên tiền giấy (tiền cắt theo kiểu cây phướn cắm trên mộ khi đi thanh minh) rồi cắm bờ ruộng để cấm cửa các loại quan ôn quan dịch. Tuy nhiên, ngày nay người ta không ra ruộng nữa mà cúng tại nhà.

Vào ngày Tết 6/6, người dân sẽ cúng thịt vịt lên tổ tiên và ăn bún vịt. Việc ăn bún không liên quan đến niềm tin tín ngưỡng mà chỉ là sở thích, bún được làm thủ công theo cách truyền thống từ công đoạn đầu đến cuối nên ăn rất ngon. Còn cúng thịt vịt là do mùa này nước sông lên to, gà không lội qua được nên phải cho vịt đi thay.

Để chuẩn bị cho Tết Xo lọc, người dân đã nuôi vịt từ khoảng tháng 3 âm lịch. Vịt được nuôi trong 3 tháng là thời điểm thịt ngon nhất và được gọi là “pết so lộc” có nghĩa là vịt mùng Sáu. Người Tày - Nùng cho rằng, vịt sống thích nghi với các nguồn nước và cũng chính nguồn nước thuận lợi sẽ giúp cho các loại cây trồng phát triển tốt.

Tết Xo lọc có nét khác biệt so với những ngày tết khác, thường làm nhiều loại bánh, như: bánh chưng, “coóc mò”, đặc biệt là bánh “moọc vài” (tức là bánh trâu). Bánh trâu gói bằng gạo nếp nhân thịt và đỗ xanh, phần đầu chiếc bánh tạo dáng hai đầu sừng, tượng trưng cho sức mạnh của con trâu, bò. Ngoài ra, nhà nào cũng tự làm bún để ăn trong ngày này. Đúng vào ngày Tết Xo lọc, mọi người dậy sớm, quét dọn, chỉnh trang nhà cửa, bàn thờ rồi thịt vịt, chế biến các món ăn trang trọng đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên.

Trong ngày mùng 6/6 âm lịch, mọi người không đi làm đồng, mà lo công việc thờ cúng, đến thăm thân, giao lưu hàng xóm. Mỗi năm chỉ có một lần, Tết Xo lọc còn được coi là ngày hội của trẻ thơ, chúng háo hức nhận “nhiệm vụ” chăn trâu, bò. Trước khi thả trâu, bò ra đồng, trẻ con được người lớn chuẩn bị cơm nắm, đôi đùi vịt to béo, bánh chưng, và thêm cặp lồng đựng canh bún, khi đến bãi chăn thả, nhóm trẻ góp phần ăn chung. Trong khi từng đàn trâu, bò nhởn nhơ gặm cỏ, lũ trẻ sẽ nô đùa, tắm mát dưới dòng sông, suối.

Ngày Tết Xo lọc trâu, bò được thả rất sớm và về chuồng muộn, kiêng kị không mắng chửi, đánh đập gia súc... Tiếp đó, thủ tục quan trọng nhất là đưa mâm lễ chuyển đến chuồng trâu, bò để làm lễ tạ ơn. Mỗi con trâu, bò được ăn một cái bánh “coóc mò”, các cột của chuồng trâu, bò được dán giấy đỏ, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn của con người dành cho con trâu, bò. Cuối cùng, mâm lễ lại được đưa lên bàn thờ tổ tiên, kết thúc quá trình làm lễ tạ ơn trâu, bò, đồng thời cầu mong sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình, phát triển sản xuất đạt hiệu quả kinh tế.

Tết Xo lọc, người ta không chuẩn bị bánh trái đồ ăn linh đình như cỗ Tết Nguyên đán hay Rằm tháng bảy. Nhưng cũng đủ rượu nếp cẩm, bún, xôi vò, thịt ngan béo, thịt lợn quay. Đặc biệt, bún là món không thể thiếu. Tuy nhiên, quy trình làm bún truyền thống lại vô cùng công phu, vất vả. Từ sáng sớm, họ hàng trong xóm tụ tập thành một nhóm gồm khoảng 3, 4 nhà để góp công làm bún chung với một khuôn ép bún được làm bằng gỗ lim.

Việc xay bột, làm bánh bún rồi tạo thành một hình trụ cho khớp với khuôn ép bún phải được làm từ đêm trước, sáng hôm 6/6 âm lịch mọi người mới cùng nhau góp củi đun lửa dưới một chiếc chảo to có chứa đầy nước. Sau đó, thanh niên, đàn ông giúp nhau dựng khuôn ép bún qua trên chiếc chảo. Khi nước trong chảo được đun sôi, tất cả mọi người mới ngồi hoặc treo mình lên trên thanh gỗ dùng làm đòn bẩy (mỗi bên một thanh gỗ) để ép bánh bún xuống khuôn cho ra những sợi bún mềm dẻo. Cuối cùng, đến phần bún của ai thì người nấy vớt lên rồi đem phơi trong chiếc rổ rá thưa cho khô nước và ăn dần.

Theo ông Nông Lưu Đồng, Trưởng xóm Bản Khuông, xã Thông Huề cho hay: “Sở dĩ, hàng năm vào ngày mùng 6/6 âm lịch, dân làng ăn tết, cúng vía trâu bò là xuất phát từ tình yêu của người với loài gia súc, con vật nuôi luôn đồng hành cùng nhà nông trong việc sản xuất nông nghiệp. Nó đã nuôi sống con người bằng chính sức kéo của mình, thậm chí, bằng cả phân tro do nó thải ra. Người dân dùng phân trâu bò để bón lúa và rau màu, đất không bao giờ bị vón. Khi chết đi, trâu còn để lại da cho người làm mặt trống. Người Tày - Nùng chúng tôi vốn coi trọng nghĩa tình.

Ăn lộc của ai phải biết ơn người ấy. Ăn lộc từ thiên nhiên người phải biết ơn cây cỏ. Huống chi trâu là bạn của nhà nông, nên từ xa xưa đến nay dân tộc chúng tôi dành hẳn một cái tết cho trâu bò. Tôi nghĩ Tết Xo lọc là nét đẹp văn hóa truyền thống, là phong tục cần được gìn giữ và phát huy của người Tày – Nùng”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.