Đề án cứu trang phục dân tộc

Bộ VHTT&DL đang nỗ lực “cứu” trang phục DTTS trước sự “đe dọa” của thời trang hiện đại (Ảnh minh họa: Trang phục của người dân tộc Tày với những nét hoa văn hấp dẫn)
Bộ VHTT&DL đang nỗ lực “cứu” trang phục DTTS trước sự “đe dọa” của thời trang hiện đại (Ảnh minh họa: Trang phục của người dân tộc Tày với những nét hoa văn hấp dẫn)
(PLVN) - “Điện thoại phủ sóng cả bản rồi. Internet cũng “vào” nhiều lắm. Bọn trẻ mặc quần bò, áo phông cả rồi. Những kiểu kết hợp áo truyền thống với quần âu hoặc váy của tộc người mình nhưng trên lại mặc áo sơ mi, áo phông, đi giày da, giày thể thao… không thể phân biệt được người dân tộc nào với dân tộc nào. Chúng chê văn hóa dân tộc là cổ hủ, lạc hậu”- già làng Y Lan chua chát nói.

Hơn 70% người dân tộc không mặc trang phục truyền thống

Nói đến sự mai một của những bộ trang phục truyền thống dân tộc, TS Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đưa ra một con số giật mình: có tới 40/54 dân tộc ở Việt Nam hiện không còn mặc trang phục truyền thống đúng như những gì mà Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đang lưu giữ. Thay vào đó, họ mặc trang phục có loại vải công nghiệp bằng sợi tổng hợp, sợi nilon, hoa văn giống hệt nhau, được bày bán tràn ngập trên thị trường.

Một số dân tộc, ngoại trừ người già mặc trang phục truyền thống, giới trẻ đều mặc áo sơmi, quần bò, quần âu. Những dân tộc có dân số dưới 1.000 người như Rơ Măm, Ơđu, Chứt… thì hầu như “trắng” những bộ trang phục truyền thống.

Tại Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), phụ nữ Thái nhiều người chỉ còn mặc váy của dân tộc mình, còn áo thì được thay bằng các loại áo phông, sơmi của người Kinh với đủ các loại màu sặc sỡ. Cánh đàn ông lại càng khó nhận ra, vì hoàn toàn mặc âu phục.

Bà Bùi Thị Thanh Vân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Kon Tum cho biết, trong một dự án nghiên cứu, phục dựng và điều tra về nghề dệt truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, kết quả cho thấy đồng bào Xơ Đăng ở huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Hà… hầu như không còn trang phục truyền thống, tại huyện Tu Mơ Rông 11 xã trong huyện đều “trắng” trang phục truyền thống…

Theo khảo sát của Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên, hiện nay, hầu hết trang phục nam của các dân tộc không còn lưu giữ. Trang phục của nữ giới còn gìn giữ tốt hơn song người dân cũng chỉ mặc trong các dịp lễ, Tết hoặc các sự kiện hoạt động văn hóa của gia đình và cộng đồng. Vì vậy, hiện nay trang phục truyền thống của một số dân tộc như: Phù Lá, Xinh Mun, Si La... ngày càng mai một, thất truyền.

Đáng buồn hơn, những già làng, trưởng bản là “linh hồn” níu giữ bản sắc dân tộc nhưng đôi khi chính họ lại là người “ngược dòng”. “Tôi thấy nhiều cuộc gặp mặt đồng bào thiểu số nhưng nhiều già làng ăn mặc comple cà vạt, nữ mặc quần tây, váy ngắn như người Kinh.

Nếu chính đồng bào không thấy tự hào, tự tôn về bản sắc văn hóa của mình, không có ý thức gìn giữ nó mọi nơi mọi lúc, không đem nó giới thiệu rộng rãi với các cộng đồng đó thì văn hóa sẽ biến mất ngay từ trong chính cộng đồng sáng tạo ra nó”- ông Vi Hồng Nhân - nguyên Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ VHTT&DL cảm thán.

Những người yêu văn hóa truyền thống lo lắng, cứ đà này, những luật tục thú vị và bản sắc độc đáo về văn hóa, trang phục của các dân tộc chỉ còn thấp thoáng qua từng trang sách và biến mất dần qua dòng thời gian đầy biến đổi và khắc nghiệt...

Nỗ lực “cứu” trang phục dân tộc

 Ngày 18/1/2019, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 209/QĐ- BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2019 đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể của Đề án yêu cầu hoàn thành 100% việc kiểm kê và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các DTTS. Lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn, trang trí hoa văn liên quan đến trang phục truyền thống các DTTS được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khôi phục trang phục truyền thống của 03 dân tộc đã mai một. Vinh danh từ 10 - 30 nghệ nhân ưu tú; nghệ nhân nhân dân về nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống.

Bên cạnh đó, tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ năng bảo tồn, phát huy trang phục các DTTS trong thời kỳ hội nhập và cách mạng công nghệ 4.0; 20 lớp truyền dạy kỹ năng làm nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống các DTTS.

Xây dựng 5-10 mô hình trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống; 5 -10 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, sản xuất, may thêu trang phục truyền thống. Đồng thời, tổ chức 2 cuộc Liên hoan “Trình diễn trang phục các DTTS”; Tổ chức 3 Ngày hội “Sắc màu văn hóa các dân tộc”, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam gắn với “Ngày Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam”, “Ngày di sản Việt Nam”...; Xây dựng trang web giới thiệu quảng bá về trang phục truyền thống gắn với quảng bá văn hóa các DTTS; Định kỳ tổ chức trình diễn trang phục truyền thống các DTTS gắn với các lễ hội văn hóa hoặc các sự kiện của địa phương.

Đề án phấn đấu, 100% học sinh trường dân tộc nội trú các tỉnh, TP triển khai mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần và các dịp lễ, tết, hội. Hỗ trợ 10 -15 điểm giới thiệu và bán sản phẩm về trang phục truyền thống.

Đề án cũng đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như, tổ chức tuyên truyền, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch...

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc cho hay, mục tiêu của Đề án nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các DTTS đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các DTTS Việt Nam. Ngành Văn hóa mong muốn đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các DTTS, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.