Đẩy lùi bạo lực gia đình bằng 'mô hình'

Đẩy lùi bạo lực gia đình bằng 'mô hình'
(PLO) - Đến nay cả nước đã hình thành hơn 18 nghìn câu lạc bộ với hơn 31 nghìn địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, hơn 20 nghìn nhóm hoạt động phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ). Có thể nói hoạt động phòng chống BLGĐ, nhiệm vụ phòng chống BLGĐ được thực hiện bắt đầu từ cơ sở đã triển khai có hiệu quả Luật Phòng chống BLGĐ, góp phần giảm BLGĐ trên toàn quốc.

Từ năm 2012 đến nay, cả nước đã xảy ra gần 130.000 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, nam giới chiếm hơn 83% đối tượng gây bạo lực gia đình; gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực. 

Đã xóa được “nỗi ám ảnh tại địa bàn”

Tuy không là điểm nóng, nhưng Hà Nội cũng không phải là địa phương “sạch bóng” BLGĐ, hay nói cách khác, mỗi năm trên địa bàn Thủ đô cũng có hàng nghìn vụ BLGĐ xảy ra. Để phòng chống BLGĐ thì mô hình Câu lạc bộ phòng chống BLGĐ là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất vì nó thể hiện sự chung tay của cả cộng đồng để chặn tay vũ phu. Do đó, theo Báo cáo số 179/BC-VH&TT của Sở VH&TT Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2017, Hà Nội có 437 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình/584 tổng số xã, phường, thị trấn.

Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình có nhiều đơn vị, các hội ban, ngành triển khai, từ Bộ VHTT&DL, Hội Phụ nữ Việt Nam đến Hội Nông dân, Đoàn thanh niên… Hệ thống mô hình được phủ khắp các thôn, xã, phường. Ví dụ như ở huyện Mê Linh tại các xã Đại Thành, Tam Đồng, Thạch Đà, Kim Hoa có các mô hình triển khai theo hình thức Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, CLB gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống BLGĐ.

Ở huyện Đan Phượng, ngoài các hình thức triển khai trên, tại xã Trung Châu còn có các CLB phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại tuổi thanh thiếu niên… Nếu ở các quận như Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, mạng lưới các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình duy trì 1 CLB tại 1 phường thì ở ngoại thành, có những xã có 2 - 4 CLB. 

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 1.000 CLB phòng, chống BLGĐ, nhiều CLB vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đánh giá cao như tại các xã: Canh Nậu, Đồng Vương (Yên Thế), Biên Sơn, Kiên Lao, Phì Điền, Quý Sơn (Lục Ngạn), An Lập, Hữu Sản, Lệ Viễn (Sơn Động)...

Năm nay toàn tỉnh không xảy ra vụ BLGĐ đặc biệt nghiêm trọng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thông tin từ Chủ tịch Hội Phụ nữ cho thấy xã Biên Sơn huyện Lục Ngạn có 70% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm: Tày, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Sán Chí. Trước đây, bạo lực gia đình từng là nỗi ám ảnh tại địa bàn. Nguyên nhân chủ yếu là kinh tế khó khăn, bất đồng, mâu thuẫn trong lối sống, người chồng gia trưởng, không tin tưởng nhau, chồng nghiện rượu chè, cờ bạc về hành hạ vợ con. 

Để thay đổi được thói quen, nếp nghĩ đã gắn sâu vào tâm thức của bà con, Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã vận động xây dựng mô hình CLB phòng, chống BLGĐ ở cả 16 thôn bản. Đồng thời bố trí địa chỉ tin cậy, nơi tạm lánh của nạn nhân BLGĐ tại Trạm y tế xã. Vài năm gần đây chuyện BLGĐ không còn xuất hiện tại Biên Sơn, mọi khúc mắc đều được CLB đến khuyên giải thấu tình đạt lý, chính quyền không còn phải bận tâm nhiều đến vấn đề này. 

Cán bộ gia đình vẫn là khâu then chốt

Như vậy có thể nói, với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tăng cường khuyên can đối thoại, kết hợp tuyên truyền, vận động người trong gia đình, dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, các CLB phòng, chống BLGĐ đã góp phần tạo chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động của người dân, giảm thiểu dần các vụ bạo lực gia đình gây nhức nhối trong dư luận, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách về pháp luật nói chung, đồng thời giúp người dân thực hiện tốt Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, từng bước giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình. 

Tuy nhiên, qua thực tiễn nhiều địa phương cho thấy trong cách xây dựng mô hình  cũng đang thể hiện nhiều nhược điểm như ở xã, phường không có cán bộ chuyên trách làm công tác gia đình. Do đó, rất khó khăn trong việc tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là công tác thu thập, thống kê số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Việc duy trì hoạt động của mô hình điểm gặp nhiều khó khăn về đội ngũ, không thu hút được các thành viên, hoạt động không hiệu quả. 

Hay như ông Nguyễn Đắc Hồng, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và Gia đình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang trả lời báo chí cho biết, hoạt động phòng, chống BLGĐ tại miền vùng dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, hòa giải ít, chuyên môn hạn chế, thiếu kinh phí và chưa thu hút được nhiều nam giới tham gia.

Để nâng cao hiệu quả công tác này, ngoài sự nhiệt tình, đòi hỏi đội ngũ các thành viên CLB cần những tố chất riêng như có uy tín trong cộng đồng, am hiểu pháp luật, có kỹ năng tư vấn, bảo vệ nạn nhân. Khi cần thiết có thể phối hợp với lực lượng chức năng can thiệp, xử lý kịp thời. Đặc biệt, ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, người tuyên truyền cần phải biết một số tiếng của đồng bào để thuận tiện trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa người nói và người nghe. 

Trong Tháng hành động quốc gia về phòng, chống BLGĐ tháng 6/2017, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tới thăm gia đình chị Dương Tuyết Lan  tại thôn Chợ Nội xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Trước đây, thôn Chợ Nội được đánh giá là một trong những “điểm nóng” của xã Tam Hợp về các vấn đề gia đình trong đó có BLGĐ. Từ năm 2012, CLB gia đình được thành lập và đi vào hoạt động thì đến nay, tình trạng BLGĐ đã giảm đáng kể.
Gia đình anh Trần Văn Chương và vợ là Dương Tuyết Lan cách đây 5 năm đã có lúc tưởng đưa nhau ra tòa ly hôn, công ăn việc làm bấp bênh, nhưng nhờ sự khuyên giải, vận động kịp thời của các thành viên CLB cùng sự giúp sức của hai bên gia đình nội ngoại, đến nay gia đình anh Chương chị Lan đã có cơ ngơi khang trang với xưởng xẻ gỗ, đóng tủ, bàn ghế..., hai con trong gia đình, cháu trai học lớp 12 và cháu gái học lớp 6 năm nào cũng đạt học sinh giỏi.
CLB Xây dựng gia đình phát triển bền vững của thôn Chợ Nội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là CLB điểm để đưa vào công tác tuyên truyền của chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo BLGĐ trong thời gian tới.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.