Đà Nẵng 'khát' nước sạch trầm trọng

Bà Hời, một hộ dân phường Nại Hiên Đông than phiền vì nước sinh hoạt không có để dùng.
Bà Hời, một hộ dân phường Nại Hiên Đông than phiền vì nước sinh hoạt không có để dùng.
(PLO) - Tình trạng thiếu nước sạch đã trở thành mối nguy cơ tại Đà Nẵng - đô thị loại 1 này. Đã có nhiều hội thảo, hội nghị đưa ra các giải pháp, đề xuất các phương án nhằm đảm bảo nhiệm vụ duy trì sản xuất nước sinh hoạt ổn định, an toàn cho người dân Đà thành, nhưng đến nay đa phần các dự án cấp nước còn nằm trên giấy hoặc chưa thể triển khai sớm do vướng kinh phí, thủ tục…

Thiếu nước từ vùng núi…

11h những ngày cuối tháng 6, thôn Trung Nghĩa (xã Hòa Ninh, Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nắng như thiêu đốt. Sau buổi làm đồng, chị Lê Thị Thanh, một hộ dân trong thôn tranh thủ về nhà nấu nướng. Rau cá mua từ chợ đã làm xong, ngặt nỗi phải chờ nước để rửa. Đợi hơn 1 tiếng, cả gia đình mồ hôi nhễ nhại vì không được tắm rửa, đành kéo sang nhà người thân ở xã bên cạnh “ăn nhờ”, còn kịp chiều đi làm lại.

Theo ông Lê Đức Thương, Chủ tịch xã Hòa Ninh, thôn Trung Nghĩa có 172 hộ, 664 nhân khẩu. Khoảng 2/3 số hộ này được dùng nước máy, nhưng vào mùa nắng cao điểm, nước máy chỉ có từ 6h đến 8h sáng. Thời điểm trên, bà con đều ra đồng. Nếu không có ai “trực” hứng nước vào bể chứa dành sử dụng, thì ngày đó đành chịu “khát”. Đáng nói, khoảng 30 hộ vì điều kiện không có hệ thống nước máy, phải dùng nước giếng đào, đóng. Tuy nhiên, mùa này nước cũng cạn kiệt, phải đi hàng cây số chở nước dưới khe, hoặc xin ở nơi khác về dùng.  

Một điều oái ăm nữa về tình trạng khan nước được ông Thương cho biết, đa số bà con trong xã đều sống 2 bên đường liên thôn, nhưng đơn vị thi công ống cấp nước chỉ lắp đặt một bên. Theo quy định, không cho phép người dân đào đường để lắp đặt ống riêng. Do đó, muốn có nước chỉ còn cách, hàng ngày chịu khó kéo ống nhựa qua đường để dẫn nước sang nhà mình, rồi thu về. Trong khi đó, nước lúc có lúc không; hoặc cắt nước ban ngày, đêm mới bơm; hay như những ngày nắng thời gian qua, việc cấp nước chỉ diễn ra từ 6h đến 8h. 

“Toàn giờ cao điểm như vậy nên hơn 600 hộ dân với 2.500 nhân khẩu đành chấp nhận “khát nước”. Trước tình trạng trên, nhiều năm nay UBND xã liên tục kiến nghị lên thành phố, Sở NN&PTNT, Cty cấp nước thành phố, nhưng vẫn chưa thấy xử lý, khắc phục. Nghe nói chưa có kinh phí...?, ông Thương phân trần. 

Tương tự, 13 thôn của xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) đều có hệ thống nước máy, nhưng một nửa đều than phiền, cứ đến 15 giờ chiều hàng ngày đều không có một giọt nước nào chảy ra từ vòi. Toàn bộ khu vực đều có các dự án đang xây dựng, vì thế, nguồn nước tự nhiên đã bị san lấp, ứ đọng khiến hầu hết các giếng nước đều nhiễm phèn không thể dùng được. Còn các xã Hòa Khê, Phú Thượng, Đại La... xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), cũng rơi vào tình trạng chung, không có giọt nước nào. Bà con  phải dùng nước giếng cho việc ăn uống, sinh hoạt. Điều nguy hiểm ở chỗ, nguồn nước này bà con đều biết có nguy cơ bị ô nhiễm do nằm ngay cạnh nghĩa trang Hòa Sơn.  

Đến miền biển cũng “kêu cứu”!

Không chỉ khu vực miền núi Hòa Vang, hàng ngàn hộ dân tại khu vực quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng ở cạnh sông Hàn và biển vẫn phải sống trong cảnh khốn khổ vì thiếu nước sạch để dùng.

Tình trạng thiếu nước ở quận Sơn Trà phải kể đến phường Phước Mỹ. Khu vực này, các loại hình dịch vụ lưu trú phục vụ khách du lịch mọc lên nhan nhản. Chị Hồ Thị Thanh (phường Phước Mỹ) trình bày, những năm lại đây, từ khi khách sạn mọc lên dày đặc, nước máy cũng tắc theo. Thông thường, khách sạn đặt máy bơm trực tiếp nguồn nước máy lên bồn chứa nên nhà dân chung quanh chỉ biết “ngậm đắng”. Vì thế, những hộ như chị Thanh phải mua nước về nấu ăn, uống, còn tắm giặt đành dùng tạm nước giếng nhiễm phèn.

“Sống giữa đô thị loại 1 mà thiếu nước sạch để sinh hoạt, dân chúng tôi chẳng biết kêu ai. Chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm chứ mới đầu mùa nắng đã không có nước dùng, đến khi cao điểm, không biết dân sống ra sao”, một hộ dân tiếp lời chị Thanh bày tỏ bức xúc.

Giải pháp còn vướng thủ tục, kinh phí

Nói về việc thiếu nước sinh hoạt trong mùa nắng nóng, tại buổi đối thoại “Hội đồng nhân dân với cử tri” ngày 6/6 vừa qua, chính ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng thừa nhận, hiện nay không chỉ quận Sơn Trà mà cả thành phố đứng trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong mùa nắng. 

Trao đổi với PLVN, ông Hồ Minh Nam, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) thông tin thêm, hiện nay nhu cầu nước sinh hoạt cho toàn TP Đà Nẵng tương đương 350.000m³/ngày đêm nhưng đến nay tổng công suất của 4 Nhà máy nước do Dawaco vận hành chỉ đáp ứng được 250.000m³/ngày đêm. Để đáp ứng khối lượng nước sinh hoạt hiện nay, Dawaco phải vận hành vượt công suất thiết kế 25%. Vì vậy, để giải quyết bài toán nguồn nước cho thành phố, nhất thiết phải đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên để lấy nguồn nước sông Cu Đê về phục vụ. Nâng công suất Nhà máy nước Cầu Đỏ từ 170.000m3/ngày lên 230.000m3/ngày. Đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hòa Trung công suất 10.000m3/ngày.

Tuy nhiên, như lời Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh trong buổi đối thoại “Hội đồng nhân dân với cử tri”, thủ tục xúc tiến đầu tư dự án trên còn rất chậm. Cụ thể, hồ Hòa Trung đang còn trên giấy tờ. Nhà máy nước Hòa Liên không thực hiện với vốn vay ODA của Nhật nữa mà được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép Dawaco tự làm, nhưng muốn làm được nhà máy nước này phải 3 - 4 năm. Vậy từ nay đến 3 - 4 năm đó, việc thiếu nước sinh hoạt trở thành vấn đề nan giải của Đà Nẵng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.