“Đã kiếm tiền ít, phụ nữ còn lắm mồm!“

Kiếm ít tiền hơn đàn ông và luôn mồm nói đàn ông phải là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho gia đình nhưng phụ nữ Việt Nam lại kêu gào bình đẳng: tôi vào bếp, anh cũng phải vào bếp; tôi trông con anh cũng phải trông con; v.v…
Cô em gái của tôi, một giảng viên đại học, một người sắp bảo vệ tiến sĩ luôn cằn nhằn với chồng: “Anh phải giúp em trông con, nấu cơm, rửa bát quét nhà chứ! Em không phải là con hầu! Em cũng đi làm! Em lại còn đang phải học!”.
Không biết làm thế nào, em có thể “điều khiển” chồng của mình thức dậy mỗi đêm cho con ăn. Em tôi đi làm về muộn, sẵn ăn; bát đũa ăn xong để đó chồng rửa. Nhìn cậu em rể của mình trông mệt mỏi và căng thẳng mà cô em tôi thì phơi phới, tửng tưng như còn phụ nữ độc thân, tôi góp ý với cô em gái của mình là gánh vác việc nhà giúp chồng vì chồng em là người kiếm tiền chính trong nhà. Mọi chi phí của gia đình, ngay cả việc học của em và các việc bên gia đình nhà tôi cũng do em rể tôi bỏ ra. 
Em gái tôi phản ứng gay gắt rằng tôi cổ hủ; xã hội giờ văn minh tiên tiến, phụ nữ và đàn ông bình đẳng; đàn ông phải làm những công việc của phụ nữ. Tuy nhiên, em tôi cố tình hay vô ý quên đi một vế rằng: phụ nữ cũng phải làm những công việc của đàn ông.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Em không biết rằng sự bình đẳng về mặt xã hội giữa phụ nữ và đàn ông trong gia đình tri thức phương Tây bàn tới từ hàng thế kỷ qua dựa trên sự bình đẳng về mặt kinh tế. Đó là khi người phụ nữ đi làm và có thu nhập ngang bằng với người đàn ông. Họ độc lập và tự chủ về mặt kinh tế trong gia đình. Đó là cơ sở thiết yếu để người phụ nữ có quyền lên tiếng đòi quyền bình đẳng với đàn ông trong việc chăm lo gia đình.
Theo logic trên, phụ nữ Việt Nam không có quyền đòi bình đẳng vì họ không độc lập về mặt kinh tế hay không có thu nhập kinh tế ngang bằng với người đàn ông. Nhiều người phụ nữ phương Tây sẽ cảm thấy xúc phạm nếu như có một chàng trai nào đó tỏ ra ga lăng muốn giúp cô ta bê đồ. Họ cũng cảm thấy xấu hổ nếu như người đàn ông luôn là người chi tiền. Họ phân công công việc trong gia đình rất rõ ràng: nếu người phụ nữ không kiếm tiền thì việc ở nhà trông con và coi nhà cửa là điều hiển nhiên. 
Điều này không đúng với nhiều người phụ nữ Việt Nam. Kiếm ít tiền hơn đàn ông và luôn mồm nói đàn ông phải là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho gia đình nhưng phụ nữ Việt Nam lại kêu gào bình đẳng: tôi vào bếp, anh cũng phải vào bếp; tôi trông con anh cũng phải trông con; v.v…
Vô hình trung, người đàn ông Việt Nam bị đẩy vào một tình trạng một cổ hai tròng sức ép mà không biết những người phụ nữ là vợ của họ có cảm thấy thương xót: vừa phải bươn chải ngoài cuộc sống để là chỗ dựa vật chất và tinh thần cho gia đình lại vừa phải gánh các trách nhiệm chia sẻ việc nhà trong gia đình cùng với vợ. 
Trong khi người phụ nữ chơi không và nhởn nhơ: dùng tiền của chồng và lại được chồng chia sẻ công việc nhà và mọi vấn đề khác. Hệ lụy của sự bất công này là nguy cơ mắc bệnh tinh thần và sinh lý của đàn ông do quá nhiều sức ép từ gia đình và xã hội và cái nguy cơ tan vỡ gia đình và con cái hư hỏng vì những người đàn bà nhàn rỗi và thiếu trách nhiệm.
Nguyên nhân của sự bất cập này là do việc tiếp nhận cái gọi là văn minh phương Tây một cách mù quáng và méo mó, không dựa trên điều kiện kinh tế riêng biệt và văn hóa của Việt Nam. Cả đàn ông và phụ nữ Việt Nam đều không nắm bắt được cái gì là văn minh hay phương Tây: bình đẳng giới chỉ có thể thực hiện được trên nền tảng kinh tế; bình đẳng không chỉ về tinh thần mà còn vật chất, bình đẳng không chỉ về quyền lợi mà còn nghĩa vụ. Chỉ khi đó mới có cái gọi là bình đẳng hay không còn sự phân biệt.
Một khi khái niệm ga lăng còn là một thuật ngữ mà phụ nữ dùng để ca ngợi đàn ông và là tiêu chuẩn để đàn ông cố gắng đạt được thì khi đó, người phụ nữ không có quyền đòi bình đẳng. Một tổ chức xã hội tồn tại bình ổn phải dựa trên việc tất cả các thành viên ý thức về bổn phận được phân định của mình và cố gắng hoàn thành bổn phận đó.
Một tổ chức gia đình cũng như vậy: nếu mọi thành viên trong gia đình đều cố gắng hoàn thành cái bổn phận đã định của mình (ví dụ đàn ông kiếm tiền, đàn bà lo gia đình hay ngược lại) thì gia đình mới bình ổn.
Hà Tú
(Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.