Cuộc đời kỳ lạ của nữ điệp viên dưới trướng Winston Churchill

Cuộc nổi dậy ở Vác-sa-va (Ba Lan) vào tháng 7/1944
Cuộc nổi dậy ở Vác-sa-va (Ba Lan) vào tháng 7/1944
(PLO) -Phản ứng của Krystyna Skarbek đối với cuộc xâm lược vào quê hương Ba Lan năm 1939 là phải tìm cách ẩn mình vào trong trụ sở của Cục tình báo Anh để tự biến mình thành một điệp viên hoàn hảo. 

Sứ mạng đầu tiên mà Krystyna thực thi là bay trên vùng núi non hiểm trở Carpathian khi nhiệt độ chỉ còn -30 độ C, nhằm vận chuyển tiền bạc và tài liệu tuyên tuyền cho cuộc kháng chiến non trẻ của người Ba Lan.

Nhưng oái oăm thay ngay cả khi Krystyna đã xuất hiện tại đó, thì tổ chức kháng chiến chủ lực, ZWZ, lại khước từ làm việc chung với cô bởi lúc này đây Krystyna đang làm việc cho người Anh. Một sĩ quan ZWZ giải thích: “Chúng tôi hoạt động ngầm, và không mong muốn người Anh nắm lấy cái đuôi của mình”. 

Nuôi mộng làm điệp viên

Thế rồi, Krystyna rời khỏi quê hương với một cuộn vi phim về kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch Barbarossa – mật mã cho cuộc xâm lược Liên Xô của Đức Quốc xã. Bộ phim đã lọt vào tay của đương kim Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill, và ông tuyên bố rằng Krystyna Skarbek chính là điệp viên yêu thích của mình, theo lời kể của bà Sarah, người con gái của Churchill. 

Câu chuyện này mãi bây giờ mới được tiết lộ, rằng nữ điệp viên Krystyna Skarbek có cái tên thời con gái là Maria Krystyna Janina Skarbek, chào đời năm 1908 ở Vác-sa-va (Ba Lan), là con gái của Bá tước Jerzy Skarbek, một người Công giáo La Mã, và mẹ tên là Stefania vốn là một người gốc Do Thái. 

Nữ điệp viên Krystyna Skarbek thể hiện lòng quả cảm cho nước Anh
Nữ điệp viên Krystyna Skarbek thể hiện lòng quả cảm cho nước Anh 

Khoảng năm 1930, khi đó Krystyna ở tuổi 22 thì người cha qua đời, đẩy gia đình rơi vào hoàn cảnh nghèo khó. Để kiếm sống, Krystyna làm việc ở một đại lý xe hơi Fiat nhưng lại nhanh chóng bỏ việc do mùi xăng khiến cô đổ bệnh. Thực tế là Krystyna mắc bệnh sẹo phổi, nhưng được cứu sống trong thời gian diễn ra Đại chiến thế giới thứ hai (ĐCTGII). Rồi thì, Krystyna kết hôn với một doanh nhân trẻ người Ba Lan, nhưng tình yêu sớm nở tối tàn. 

Khoảng năm 1938, Krystyna kết hôn lần hai, làm vợ của một nhà ngoại giao, hai vợ chồng dọn tới sống ở xứ thuộc địa Kenya. Khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ vào năm 1939, hai vợ chồng đến Anh; Krystyna Skarbek gia nhập vào ngành tình báo Anh. Có một bản ghi nhớ nội bộ còn lưu lại về Krystyna, viết rằng: “Krystyna là một cô gái cực kỳ thông minh, ăn vận giản dị và quý phái. Cô ấy là một nhà yêu nước Ba Lan nồng nàn. Cô ấy có một vẻ ngoài hoàn hảo, và tôi tin rằng chúng ta có một phần thưởng!”. 

Trên thực tế, Krystyna Skarbek đã được ký hợp đồng tại Cục D của MI6, một phòng ban chuyên trách tìm ra những cách thức nhằm phá hoại các nỗ lực chiến tranh của Đức. Những cách hành động này bao gồm rải truyền đơn chống Đức trên các xứ châu Âu nơi quân Đức chiếm đóng bằng cách sử dụng mạng lưới điệp viên náu mình tại các quốc gia trung lập.

Các tuyến thông tin liên lạc giữa Hungary và Ba Lan lúc này trở nên tệ hại khi mà chiến dịch tuyên truyền của Đức Quốc xã đã nắm quyền kiểm soát hệ thống báo chí, đặc biệt là cắt Ba Lan hẳn với thế giới bên ngoài. 

Krystyna Skarbek đổi sang cái tên Anh, Christine Granville
Krystyna Skarbek đổi sang cái tên Anh, Christine Granville 

Bị lộ, đào thoát sang Anh

Khoảng tháng 12/1939, Krystyna Skarbek được người Anh giao trọng trách đầu tiên, đến Ba Lan. Cô đã chứng minh sự gan dạ tột cùng của mình bằng chuyến bay phi thường, chinh phục bầu trời. Krystyna đã đi gặp mẹ ruột ở Vác-sa-va, thuyết phục bà rời quê hương bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Nhưng bà Stefania Skarbek cự tuyệt, quyết định ở hẳn Vác-sa-va, một quyết định hết sức nguy hiểm cho bản thân vì cái gốc Do Thái của mình. 

Bi kịch xảy ra, Stefania Skarbek đã qua đời trong vòng tay của giặc ngoại xâm trong nhà lao Pawiak ở Vác-sa-va. Sau khi gặp được mẹ, Krystyna lập kế vượt biên giới Ba Lan nhưng lần này không thành công: Krystyna bị lính Slovakia bắt giữ. Họ đe sẽ giao Krystyna cho lực lượng Gestapo của Đức Quốc xã. Krystyna kiên quyết không hé lộ thông tin cá nhân trong suốt vài giờ diễn ra cuộc thẩm vấn, và cuối cùng thuyết phục những người bắt giữ lấy hết tiền để phóng thích cho cô. 

Khoảng tháng giêng năm 1941, điều không tránh khỏi cuối cùng đã xây ra. Ngôi nhà mà Krystyna ở chung với đồng nghiệp và lúc này là người tình, cựu lính Andrzej Kowerski, đã bị cảnh sát đột kích. Sau vài giờ thẩm vấn trong vô vọng, lính Gestapo tỏ ra hết sức lo lắng, bèn quyết định dùng các hình thức nhục hình tàn khốc hơn, nhưng Krystyna quyết định giả tâm thần nhằm làm gián đoạn cuộc điều tra của Gestapo.

Cắn chặt lưỡi, Krystyna cố gắng thể hiện việc mình đang chảy máu và để cho Gestapo nghĩ rằng cô đang bị bệnh lao. Tại bệnh viện trong nhà lao, Krystyna được chiếu tia X vùng ngực, và hình ảnh khiến viên bác sĩ càng tin là nữ bệnh nhân đang mắc bệnh nặng, có hay đâu bệnh là do Krystyna đã hít phải khói xăng độc hại từ trước đó, rồi kết luận rằng Krystyna mắc bệnh phổi nặng, đề xuất nên xuất viện cho cô và “người tình” Kowerski. Sir Owen O’ Malley, khi đó là Bộ trưởng Anh ở Budapest, đã cấp cho hai người những hộ chiếu mới, nhưng trước tiên họ phải đổi sang tên Anh để được sang Anh mà không gây sự chú ý. 

Krystyna Skarbek mang cái tên Christine Granville cho đến khi qua đời
Krystyna Skarbek mang cái tên Christine Granville cho đến khi qua đời

Bà Kate, con gái của Sir O’Malley, đề xuất rằng Krystyna Skarbek nên đổi tên thành Christine Granville, còn Kowerski quyết định mang tên mới là Andrew Kennedy: cả 2 người quyết định lấy tên mới cho đến chết. Trong cuốn hồi ký của mình mang tiêu đề “Náu thân và tìm kiếm”, cựu điệp viên Anh, Xan Fielding, nhớ lại cách Krystyna thường hay tếu táo về “nỗi sợ hãi tĩnh lặng”, và không biết chắc cô ấy sẽ làm gì khi chiến tranh cuối cùng đã kết thúc vào năm 1945.

Mẹ đẻ của Krystyna chết trong tù sau khi bị Đức Quốc xã bắt giam trong thời gian chiếm đóng Ba Lan, và Krystyna không thể hồi hương. Krystyna trở thành người không quốc tịch, phải chờ đợi cho mãi khi kết thúc chiến tranh vào năm 1946 để trở thành một công dân Anh chính hiệu. Bà đã cố gắng sống một cuộc đời bình thường ở London, nhưng đó là một cuộc sống quá nhàm chán. Krystyna làm việc như một nữ tiếp viên, xuất hiện trên boong tàu MV Ruahine của New Zealand.  

Cái chết oan khuất

Tháng 5/1951, Krystyna đi chuyến tàu từ Southampton đến Wellington. Một trong những quy định làm việc tại đây là nhân viên phải ăn mặc đồ như thời chiến, khiến cho Christine (Krystyna) trở thành tâm điểm tò mò của nhiều khách đi tàu, cũng như cả sự ganh tỵ.

Cựu doanh  nhân hải quân 43 tuổi là Dennis Muldowney đã dính Christine như sam và thậm chí đã theo bà về ngôi nhà ở London giữa các chuyến công tác của bà. Khoảng tháng 4/1952, Muldowney tìm đến ngôi nhà của Christine và có cuộc tranh cãi xảy ra. Trong khi không kiểm soát được mình, Muldowney rút dao ra và đâm vào tim của Christine. Cựu nữ điệp viên đã tắt hơi chỉ vài phút sau đó.

Bức tượng đồng bán thân của Krystyna đặt tại Câu lạc bộ sức khỏe Ba Lan ở London
Bức tượng đồng bán thân của Krystyna đặt tại Câu lạc bộ sức khỏe Ba Lan ở London

Ngày hôm nay, tưởng nhớ đến công việc của Krystyna Skarbek đã làm cho nước Anh, đã có một bức tượng bán thân bằng đồng của nữ anh hùng được đặt trang trọng ở Câu lạc bộ sức khỏe Ba Lan, ngay cái nơi mà nữ anh hùng đã đến sau chiến tranh để khiêu vũ và dự tiệc với các sĩ quan. Ý tưởng làm nên bức tượng đồng xuất phát từ nhà viết tiểu sử Clare Mulley, tác giả cuốn sách “Người điệp viên yêu mến” về Krystyna.

Chồng nữ nhà văn, ông Ian Wolter, chính tay đã làm nên bức tượng  bán thân: đất được lấy từ quê hương Ba Lan, và từ công viên ở London nơi đào tạo nên các lực lượng đặc biệt Ba Lan. Nữ nhà văn Mulley nói: “Bà ấy được đúc tượng từ quê hương xứ sở, và đất nước đã nhận nuôi bà sau chiến tranh, những quốc gia mà bà đã chiến đấu ngoan cường. Tôi nghĩ rằng đó là nét đẹp cao quý”./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.