“Cuộc chiến” vì con hay vì mình

“Cuộc chiến” vì con hay vì mình
(PLO) - Đưa con trai  đi sắm quần áo, nếu con trai chọn cái áo màu cam, màu hồng sẽ bị mẹ gạt đi ngay: “Đàn ông mặc chi màu đó!”. Ngày con gái thỏ thẻ về xin cha cho đi học võ, cha trừng mắt: “Con gái học võ mất duyên!”. Con trẻ đang đánh mất giới tính của mình hay chính chúng ta, những người làm cha, làm mẹ làm mất nó?

Những cặp phụ huynh nước – lửa
Anh Ân rất mê con gái. Ngay khi biết tin vợ sinh con gái, chưa cần biết con to lớn bao nhiêu anh đã tha lôi một đống váy vóc, nơ kẹp về để diện cho con. “Đi làm về nhìn con gái tung tăng váy xòe, vung vinh chiếc kẹp nơ trên đầu chạy ra đón bố, có thể khóc vì hạnh phúc được” – anh Ân bày tỏ. 
Mặc định con gái trong hình ảnh như thế nên khi nghe con gái thỏ thẻ xin bố theo học lớp vỡ thuật tại câu lạc bộ thể thao ở trường, anh Ân tưởng như trời đất sắp sụp đến nơi. Sau khi to tiếng quát con: “Không được! Con gái học võ mất duyên!”, anh kéo con vào phòng ngồi giảng giải đến cả tiếng đồng hồ. 
Nào là: “Con thử đặt mình là các bạn trai của con ở lớp xem, nếu biết con học võ chúng sẽ nghĩ gì. Chắc chắn là tránh xa vì con đã bị mất cái duyên của phái yếu, hơi tí là thích động tay chân, thỉnh thoảng lên tinh thần “thượng võ”. Con có muốn bạn trai sợ con mà không chơi với con nữa không?”; rồi: “Bố không thích thấy con gái bố đấm đá, con muốn bao tiền may váy, mua giày, làm tóc bố cũng cho, nhưng một đồng học võ cũng nhất quyết không”… 
Chị Mỹ cũng sốc tương tự anh Ân khi nghe con trai xin đi học lớp sáng tạo nghệ thuật mà chương trình chủ yếu là dạy làm hoa, thêu thùa… Chị nghiêm khắc nói với con: “Con là con trai, con phải biết yêu thích võ thuật, bóng đá, bóng rổ. Ba cái thứ sáng tạo nghệ thuật chỉ dành cho lũ con gái yếu xìu mà thôi”.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Ở một góc độ hoàn toàn khác, anh Hưng lại động viên con gái theo học võ. Anh phân tích với con: “Con gái học võ cũng bình thường như giống con trai học may vá, thêu thùa... Con gái học võ sẽ biết cách bảo vệ bản thân và khỏe người, đẹp hơn”.  
Theo anh Hưng, rất nhiều nhan sắc ở Việt Nam hay trên thế giới đều xuất thân từ làng võ như: Hoa hậu Thái Lan 2009 - một tuyển thủ Taekwondo, Nguyễn Thúy Hiền - vận động viên Wushu, Lê Bích Phương - cô gái vàng của Thể thao Việt Nam tại Asiad 16... Vóc dáng cực chuẩn của những cô gái này làm say lòng biết bao anh chàng cũng như sự ngưỡng mộ từ các cô gái khác. 
Còn mẹ của cu Ben, chị đã bỏ công đưa con trai mình sang tận Singapore để học nấu ăn. “Cuối tuần vừa rồi, lớp học mới nhất mà tôi cho Ben - cậu con trai của mình tham dự, là một lớp học nấu ăn. Có thể nhiều người sẽ thắc mắc sao con trai không cho đi học võ, học nhảy… mà lại là học nấu ăn? Với tôi, việc bếp núc không chỉ đơn giản giúp bé biết cách nấu ăn khi đói, biết quí trọng những mâm cơm mẹ nấu cho con mà đó còn là nơi con học cách chủ động giải quyết vấn đề và đối mặt với những thất bại” – chị tâm sự.
Trai cứ phải xanh, gái cứ phải hồng? 
Khi đi chọn quần áo hay định hướng nghề nghiệp cho con và cho cả bản thân mình, nhiều người mặc định sẵn trong đầu một công thức: đàn ông là phải mặc đồ xanh và làm việc nam tính như máy móc, xây dựng…; phụ nữ phải mặc đồ hồng và làm những công việc nhẹ nhàng như: văn thư, kế toán… Liệu có khi nào suy nghĩ đó của người lớn vô hình trung đã áp đặt những kiểu mẫu về giới tính đối với con mình?
Kết quả một cuộc khảo sát 843 bậc cha mẹ có con từ 0 - 3 tuổi trở xuống ở Anh, được đăng tải trên Daily Mail đã cho thấy 82% nói rằng họ thích cho con gái mặc màu xanh, 47% thích con trai mặc màu hồng. Màu hồng cho con gái - màu xanh cho con trai. Sự phân biệt đó đã trở nên quen thuộc và hiển nhiên trong cuộc sống chúng ta, nhưng thực ra mãi đến những năm 1940 của thế kỷ trước mới có sự phân định này. 
Theo nghiên cứu của Jo B.Paoletti, nhà nghiên cứu lịch sử trang phục, trước kia cả bé trai và bé gái đều thường được mặc màu trắng tinh cho đến năm lên 6 tuổi, có nghĩa là trang phục trung tính cho em bé đã là quy tắc của thời đó. Sau đó, một cách từ từ, hồng và xanh dần dần hiện diện, trở thành màu cho các bé giữa thế kỷ 19. 
Thậm chí ở Mỹ đã có thời kỳ màu hồng được cho rằng thích hợp cho bé trai, và màu xanh cho bé gái. Mãi cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, xanh và hồng mới được cổ động như là những màu sắc để phân biệt giới tính rõ rệt - trai xanh, gái hồng. 
Tuy nhiên, theo Bác sĩ Amanda Gummer, nhà tâm lý học trẻ em và là người sáng lập Fundamentally Children - tổ chức cung cấp những đánh giá độc lập về đồ chơi, ứng dụng cho trẻ em - nói: “Trẻ em cần được tự do để phát triển đầy đủ tiềm năng của chúng mà không bị áp đặt sẵn rằng con trai hoặc con gái phải làm gì, phải cư xử thế nào”.
Quan điểm này hiện nay cũng được nhiều bậc cha mẹ nổi tiếng trên thế giới ủng hộ. Đơn cử như cặp minh tinh Brad Pitt- Angelina Jolie.  Shiloh - cô con gái ruột 8 tuổi của cặp minh tinh đã diện một bộ vest khi dự ra mắt bộ phim Unbroken của mẹ hồi tháng 12/2014. 
Daily Mail thông tin, cặp vợ chồng nổi tiếng này ủng hộ sở thích của cô bé, và ủng hộ cả việc cô bé thích được gọi bằng cái tên con trai là “John”. Trong cuộc phỏng vấn với Vanity Fair hồi năm 2010, Jolie đã cho biết: “Shiloh thích mặc đồ như con trai. Nó muốn là một đứa con trai. Nên chúng tôi đã cắt ngắn tóc cho nó”. 
Một nguồn tin tiết lộ trên trang Evening Standard rằng, hồi năm 2012 Jolie từng tỏ ra không đồng ý với mẹ của Pitt khi bà đã mua cho Shiloh những trang phục bé gái, và cho rằng như thế là không tôn trọng bé.
Còn bạn, là cha mẹ, bạn nghĩ sao về “cuộc đấu” khó nghĩ giữa nắm đấm và kim chỉ, giữa màu xanh và màu hồng này? Bạn sẽ ngả về bên nào, vì con hay vì mình? 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.