Con nhà người ta

Được vui chơi, đó không chỉ là mong muốn, mà còn là quyền của trẻ em.
Được vui chơi, đó không chỉ là mong muốn, mà còn là quyền của trẻ em.
(PLVN) - Áp đặt tư duy người lớn vào trẻ con, giáo dục con kiểu đóng khung cùng với việc đặt nhiều gánh nặng, kì vọng lên vai trẻ, nhiều cha mẹ đã biến con mình thành những đứa trẻ lớn trước tuổi, với những hậu quả không hay cho sự phát triển của trẻ.

Có thứ áp lực mang tên “hơn người”

Nguyễn Trần Tâm là học sinh lớp 4 thuộc một trường tiểu học “điểm” trên địa bàn quận 3. Thế nhưng, nhìn vào lịch học của cậu bé, cứ tưởng đây là lịch học để đào tạo ra… “thần đồng”. Tâm có ngày học 1 buổi, có ngày học hai buổi tại trường. Ngoài ra, em còn được mẹ cho học thêm Anh văn tại một trung tâm nổi tiếng.

Cạnh đó, Tâm tham gia lớp đàn piano để tăng khả năng biểu đạt cảm xúc, học cờ vua để phát triển trí thông minh, học bơi để mau cao lớn… Cứ thế, những ngày trong tuần, lịch của Tâm dày đặc và cuối tuần, cậu cũng “không thoát” với các lớp học ngoại khóa tại Nhà văn hóa quận. Tương tự, bé Nguyễn Thảo Nghi, chị Tâm năm nay học lớp 7, cũng là cô bé “đa tài” khi vừa nhảy múa giỏi, biết đánh đàn, biết vẽ tranh, lại nói tiếng Anh như gió…

Trường hợp của Tâm và Nghi không phải là cá biệt tại những TP lớn. Với quan niệm, đầu tư cho giáo dục là đầu tư quan trọng nhất, là đầu tư cho tương lai, nhiều bậc phụ huynh vẫn hiểu rằng, đầu tư càng nhiều càng tốt.

Thế là, bản thân mình thiếu sót, không có được gì, họ đổ dồn cho con. Mà nay, những lớp dạy năng khiếu, ngoại ngữ, kĩ năng mọc lên như nấm. Thế là các bậc cha mẹ thi nhau biến con mình thành những đứa trẻ thần đồng, trẻ con “biết tuốt” bằng những chuỗi khóa học dài đăng đẵng, cuốn mất cả tuổi thơ của trẻ. 

Có một thời điểm, các bậc cha mẹ rủ nhau đi sinh trắc vân tay con nhằm tìm ra thiên hướng bấm sinh của con mình. Những gói sinh trắc 5 triệu, 3 triệu được mua rầm rộ. Nếu như chỉ với mong muốn giúp con phát triển đúng với năng lực, sở trường thì không nói làm gì. Nhưng sau sinh trắc học là những áp dụng đầy máy móc, cuồng tín.

Có bậc cha mẹ đang cho con mình theo con đường học ngoại ngữ và các môn xã hội vì thấy con khá hợp, sau khi sinh trắc học, thấy con mình có thể là “ông này bà nọ” trong lĩnh vực tự nhiên, liền ép con đổi hướng. Không thiếu những đứa trẻ bỗng dưng bị ép học đàn, học hát, học thể thao… vì kết quả sinh trắc học cho thấy, trẻ sẽ trở thành thiên tài, hoặc thành công rực rỡ trong lĩnh vực ấy.

Trẻ bị “nhốt” do sự áp đặt của bố mẹ.
 Trẻ bị “nhốt” do sự áp đặt của bố mẹ.

Không thể phủ nhận rằng, có rất nhiều bậc cha mẹ rất “cuồng” thành đạt. Thành đạt, thành công, nở mày nở mặt với họ là thước đo, là mục đích mà họ thúc đẩy con mình vươn tới. Kết quả là, nhiều đứa trẻ bị biến thành “cỗ máy học”, học hành để thỏa mãn mong cầu của cha mẹ hơn là ước muốn và sở trường của chính bản thân mình.

Những đứa trẻ không được vui chơi

Là một học sinh sống tại TP.HCM, Lê Hữu Tuyên (9 tuổi, ngụ quận 7) hầu như chưa bao giờ được tiếp xúc với một con vật nhỏ nào. Khi nghe bạn bè kể chuyện được nuôi chó, nuôi mèo, hay đi sở thú, vườn chim ngắm chim chóc, em về rụt rè đề nghị ba mẹ cho nuôi một con vật nhỏ, cha mẹ em lập tức gạt đi: “Thời gian đâu mà chăm sóc con vật, con còn phải học hành nữa. Học đi, lớn lên đi làm có tiền rồi nuôi gì thì nuôi.”

Thế là Tuyên chỉ biết đến những con vật đáng yêu qua màn ảnh tivi, qua điện thoại. Đến nay, cậu bé vẫn chưa thực sự nhìn thấy một chú khỉ, một con chim bồ câu. Cậu thậm chí không thể phân biệt được con bò hay con trâu, dù mơ ước trong thâm tâm cậu bé là lớn lên làm một nhà sinh vật học.

Thế nhưng, cuộc sống hiện tại của em chỉ có học và học. Thi thoảng, khi cậu đạt thành tích cao, cha mẹ sẽ thưởng bằng một chuyến đi nghỉ dưỡng tại resort nào đó. Ở yên trong resort, ăn uống nghỉ ngơi rồi về, thế thôi. 

“Lo học đi, lớn lên làm ra tiền rồi muốn làm gì thì làm”, câu nói đó không quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Đó là một câu “thần chú dạy con” của nhiều người trước những mong muốn của trẻ. Nhiều cha mẹ thậm chí không cần lắng nghe xem những mong muốn của con có chính đáng hay không, có đáng xem xét hay không đã vội vàng từ chối, vì nó “trật” ra ngoài cái mà họ nghĩ là tốt nhất cho con. 

Nhiều phụ huynh không hiểu rằng, vui chơi đối với con mình quan trọng không kém chuyện học. Vì thông qua vui chơi, trẻ mới có thể cân bằng được cuộc sống, được sống đúng với tuổi thơ của mình. Thông qua vui chơi, con có thể học được rất nhiều thứ, từ những kĩ năng sống, giao tiếp, tiếp xúc với thế giới bên ngoài…

Chỉ đâm đầu vào mục tiêu xa xôi là thành đạt, thành công như mong muốn của cha mẹ, con dễ dàng biến thành những đứa trẻ bị “già non”, cằn cỗi, mất đi sự trong sáng hồn nhiên của trẻ thơ. Nhưng ở một khía cạnh khác, không được vui chơi, những đứa trẻ cũng dễ dàng trở nên lớ ngớ, mất kết nối khi bắt đầu tự bước ra cuộc sống bằng đôi chân của mình.

Rất nhiều thanh, thiếu niên được gia đình cho đi du học đã bị trầm cảm, mất kết nối với môi trường chung quanh vì không thể thích ứng. Mà nguyên nhân sâu xa là được gia đình bao bọc quá kĩ lưỡng, chỉ biết ăn, biết học, không vui chơi, thiếu giao tiếp, bạn bè, từ đó mất đi một số kĩ năng cần có. Để rồi, khi đến một môi trường lạ, không còn sự bảo bọc từ A đến Z của gia đình, các em choáng váng, mất tự tin và thu mình…

Ít kì vọng, nhiều hạnh phúc

“Con nhà người ta” là một cụm từ được nhắc, được nghe rất nhiều lần. Bởi, đó là một cụm từ cửa miệng trong giáo dục con của nhiều cha mẹ Việt: Giáo dục con mình bằng cách so sánh với con nhà người khác. Rằng, con nhà hàng xóm vừa thông minh, vừa khỏe mạnh. Rằng con đồng nghiệp của cha mẹ thi IELTS đạt 6, 7 chấm; anh họ, chị họ của con đi học luôn đứng xuất sắc, đầu trường.

Rồi con của người này thành công, người kia thành đạt… Cứ thế, nhiều đứa trẻ lớn lên trong cơn mưa so sánh, mình chưa bằng con người ta, phải nỗ lực, nỗ lực hết mình để cha mẹ được nở mày nở mặt như ông A, bà B, cả những người mà con chưa bao giờ được biết mặt.

Cái sự so sánh ấy nói lên kì vọng vô bờ của cha mẹ đối với con cái. Nhiều cha mẹ lấy chuẩn thành đạt của xã hội, của “con người ta” để áp lên con cái mình. Mà đâu biết rằng, con mình khác con người ta rất nhiều. Trẻ khác nhau về năng khiếu, khả năng, sở trường và mong muốn.

Mỗi một đứa trẻ có năng lực riêng, có niềm mơ ước riêng cho cuộc đời của mình. Cha mẹ đã phũ phàng ngăn đi những hạt giống ước mơ rất tươi đẹp đó bằng sự chuẩn hóa và già hóa ước mơ: Phải thành đạt, phải thành công bằng thiên hạ. Vô hình trung, cha mẹ khiến con mình mất đi giấc mơ thực của mình, thiếu đi tự tin, thành bản sao của cha mẹ, những đứa trẻ sớm gánh trên vai giấc mơ “hơn người”.

Còn nhớ, cách đây ít lâu, một bảng quảng cáo của hai thương hiệu cạnh tranh trong ngành sản phẩm thức uống cho trẻ đã tạo “scandal” khi đưa ra những thông điệp trái ngược nhau. Ban đầu, M. đưa ra poster quảng cáo với slogan: Nhà vô địch làm từ M.. Ngay sau đó, O. đã đặt ngay một poster đối diện với nội dung: “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”.

Dù có lùm xùm câu hỏi “có cạnh tranh lành mạnh trong quảng cáo hay không?”, nhưng cần nhìn nhận rằng, “cuộc chiến quảng cáo” ấy đã đề cập đến khía cạnh thời sự của cuộc sống: Đó là căn bệnh thành tích trong gia đình, đó là hiện trạng các bậc cha mẹ “ép” con đeo đuổi giấc mơ thành công, thành sao, thành vô địch.

Đó là nguyên nhân của những đứa trẻ “già trước tuổi” vì học hành, vì những cuộc thi tài năng nhí, người mẫu nhí, ngôi sao nhí, lên sân khấu làm trò mua vui cho người khác xem, đánh mất tuổi thơ vì khát vọng con thành đạt, nổi tiếng, giàu có… của cha mẹ.

Một đứa trẻ hạnh phúc không phải một đứa trẻ được học nhồi học nhét đủ mọi kiến thức và năng khiếu trên cuộc đời. Đứa trẻ hạnh phúc cũng không phải là đứa trẻ đang đứng trên sâu khấu diễn tấu hài, ăn mặc sexy bắt chước người mẫu hay gồng người, nhăn mặt hát cho được những ca khúc não tình dưới ánh đèn sân khấu và những tràng vỗ tay của người lớn, mà ngỡ là đang đặt chân trên con đường đi đến thành công. Đứa trẻ hạnh phúc là đứa trẻ được sống đúng với lứa tuổi của mình chúng. Được yêu thương, được học hành, được phát huy sở trường, được vui chơi một cách hồn nhiên. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.