Co ro chờ bán sức mình trong giá rét Hà Nội

Những người lao động tự do đổ về Hà Nội tìm việc dịp sát Tết (Ảnh: Q.M)
Những người lao động tự do đổ về Hà Nội tìm việc dịp sát Tết (Ảnh: Q.M)
(PLO) - Những ngày cuối năm, họ co ro trong cái lạnh tê tái mong được “bán” sức mình vì mưu sinh, mong cái Tết no đủ hơn cho gia đình. 

Hiu hắt phận người trước gió đông

Hà Nội bước vào những ngày lạnh nhất kể từ đầu mùa đông. Gió lùa sống lưng, mưa quất mặt người khiến ai nấy đều co ro, vội vã. Giữa những khắc nghiệt ấy, hàng chục con người ngồi suýt xoa, hướng ánh mắt theo dòng người, xe tìm kiếm cơ hội mưu sinh.

Cầu Lủ, cầu Mai Động, ngã ba chợ Xanh trong KĐT Định Công, dốc Bưởi, đường Hồ Tùng Mậu, chợ Phùng Khoang, ngã ba cầu chui Vân Đồn - Bạch Đằng là những địa điểm tập trung nhiều nhất số lao động chân tay, lao động thời vụ tại Thủ đô.

Mỗi khu chợ lao động này luôn có hàng chục người, cả nam lẫn nữ, cả người trẻ tuổi và luống tuổi. Họ chủ yếu đến từ Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… và bắt đầu công việc từ 5h sáng đến khoảng 8h tối.

Sáng sớm 23/1, khu chợ lao động khu vực cầu chui Vân Đồn (phường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng), một trong những chợ lao động lâu đời nhất nhì Hà Nội, đã xôn xao. “Làm gì chị ơi, đập hay sửa nhà?”. “Làm được những gì?”. “Gì cũng làm được, miễn là không vi phạm pháp luật”. Nhóm lao động tại cầu chui Vân Đồn nói với vị khách.

Anh Hoằng (quê Hưng Yên) kể, hai vợ chồng anh cấy hơn 4 xào lúa, còn hơn 1 xào trồng rau, anh để vợ làm, tranh thủ ra đây kiếm thêm thu nhập. “Vất vả lắm, nhưng thu nhập hơn làm ruộng” - Hoằng bộc bạch.

“Năm nay nhiều người xây, sửa nhà, không như mấy năm trước. Có hôm làm được 5-6 trăm nghìn nhưng có khi vài ngày sau ngồi chơi là chuyện thường” - anh Luân, đứng cạnh đó nói thêm.

Mặt tái ngắt vì rét, thấy có xe tấp vào, nhóm lao động trên cầu Mai Động (Hoàng Mai) ùa ra. Giải thích lý do hôm nay ít người đứng chờ việc, anh Thịnh (quê Thanh Hóa) cho biết, vào ngày thứ Bẩy, lại sát Tết nên nhiều người có việc. “Sáng nay ai bước chân phải thì đi làm hết rồi” - Thịnh tếu táo.

“Trời mưa, lạnh, nhiều người không muốn sửa nhà hay dọn dẹp. Mai nắng lên còn có việc” - chị Thoan, nữ lao động tại ngã ba chợ Xanh (Định Công) góp lời.

Lao động phục vụ dịp Tết tăng mạnh

Theo thống kê từ các phiên giao dịch việc làm tháng 12/2015 của Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội), nhu cầu tuyển dụng tập trung vào nhóm ngành dịch vụ, thương mại, với lao động phục vụ dịp Tết tăng mạnh như: Bán hàng hội chợ, giao hàng, bảo vệ, giúp việc theo giờ, đóng gói hàng hóa… với mức lương từ 10-50.000 đồng/giờ; nhân viên kinh doanh, bếp, phục vụ… mức 3-7 triệu đồng/tháng.

Tại các cơ sở sản xuất bánh, kẹo, với những công việc giản đơn như đóng gói, vận chuyển hàng hóa… giá nhân công dao động từ 150-200.000 đồng/ngày

Dịp sát Tết, lượng người ở các vùng nông thôn đổ về Hà Nội tranh thủ kiếm việc thời vụ ngày càng tăng; công việc cũng đủ dạng: phụ hồ, bốc xếp hàng hóa, leo cây chặt cành, dọn dẹp nhà cửa, dọn phế liệu công trình...

Những người ở các khu chợ lao động rời quê tới thành phố mưu sinh do công việc nông nhàn, thu nhập thấp. Họ mặc nắng mưa, gió bụi, nguy hiểm..., ra thành phố mong được “bán” sức mình.

Nhiều người tiếc tiền, không thuê nhà mà ngủ tạm trong các khu chợ, gầm cầu. Với thu nhập thất thường và trông đợi vào may rủi nên bữa ăn của họ cũng đạm bạc, qua loa. Cuộc sống đô thị với họ thật nhiều rủi ro!

Lao động tự do có BHXH?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH tự nguyện, với nhiều ưu đãi: phương thức, thời gian đóng BHXH linh hoạt, không giới hạn độ tuổi, người tham gia được Nhà nước hỗ trợ...

Ưu đãi này của Chính phủ hướng đến lao động tự do không tham gia BHXH bắt buộc, nhằm mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.

Tới đây, những lao động tự do được đóng BHXH, giúp an sinh cuộc sống khi về già (Ảnh: Q.M)
Tới đây, những lao động tự do được đóng BHXH, giúp an sinh cuộc sống khi về già (Ảnh: Q.M) 
Theo khảo sát của Viện phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), có tới 91% người bán hàng rong chưa từng biết đến các quy định của Bộ Luật Lao động và 91,45% chưa biết đến BHXH.

Nguyên nhân do có ít điều kiện để tiếp cận văn bản pháp luật. Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến quý 2/2015, mới chỉ có khoảng 0,6% lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH.

Theo Luật BHXH, người lao động tự do với thu nhập thấp tham gia BHXH tự nguyện phải đóng 22% mức thu nhập, mà chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.

Nhưng theo ông Lưu Quang Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học LĐXH, Luật BHXH năm 2014 đưa mức đóng dựa trên mức chuẩn nghèo nông thôn đã tạo điều kiện cho lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện.

Theo đó, đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 30% số tiền phải đóng, đối với người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 25% và đối với các đối tượng khác được hỗ trợ 10%.

“Đây là điều hấp dẫn đối với người lao động tự do” - ông Tuấn đánh giá, đồng thời cho rằng BHXH phải có cách tiếp thị giống bảo hiểm nhân thọ của tư nhân, để người dân biết tham gia, về sau có cuộc sống an sinh.

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Trần Thị Thúy Nga cũng cho rằng, chính sách nhân văn nhưng chỉ dừng lại ở văn bản luật, mà chưa đến trực tiếp tới người dân thì sẽ bị đóng băng.

Do đó, cần thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương, phối hợp, lồng ghép cùng tuyên truyền về BHXH tự nguyện. Cán bộ cơ quan BHXH, phụ nữ, đoàn thanh niên, phải tiếp xúc với vấn đề này. Họ sẽ là những kênh truyền thông.

Nhiều ưu đãi cho người lao động tự do tham gia BHXH

Người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo được hỗ trợ 30% số tiền phải đóng, đối với người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ 25% và đối với các đối tượng khác được hỗ trợ 10%.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.