Có những con đường mang tên tử tế

Có những con đường mang tên tử tế
(PLVN) - Mùa tuyển sinh năm nay, câu chuyện cậu học trò Ngô Văn Hiếu 10 năm cõng bạn là Nguyễn Tất Minh đi học đã trở thành một biểu tượng cao đẹp về tình bạn. 

Nguyễn Tất Minh đỗ vào Khoa Công nghệ thông tin ĐH Bách khoa Hà Nội với điểm số cả hai đều trên 28 điểm/3 môn. Điều đáng tiếc, Ngô Văn Hiếu đạt 28,15 điểm nhưng đã không đỗ vào ĐH Y Hà Nội như mong ước ban đầu để tiếp tục gần người bạn như ruột thịt của mình.

Sau đó em đã nhận học bổng ĐH Y Thái Bình. Và tại đây, em đã gặp thầy Hiệu trưởng, cũng đã có một tình bạn đẹp như em, như một điều kỳ diệu, một món quà vô giá rưng rưng trong cuộc đời…

Thầy, trò cùng “cõng” những ân tình

Vậy là vì thi cử và sự thử thách tuổi 18, Hiếu và Minh sau 10 năm ròng bên nhau ( thậm chí để bên nhau Minh đi thi cả học sinh giỏi Sinh vật do Hiếu học giỏi môn này để đi học cùng nhau một chỗ). Hiếu bảo, từ lúc biết điểm em rất buồn, em cũng có nói với mẹ là sẽ học ĐH Y Dược Thái Bình, vì ước mơ của em được làm bác sĩ chứ không phải ước mơ được học trường nào. Học ĐH Y Dược Thái Bình, em sẽ cố gắng học thật tốt theo đúng khả năng của mình.

Hiếu tâm sự: “Em buồn không phải vì không trúng tuyển Trường Đại học Y Hà Nội, mà buồn vì phải xa Minh. Minh là một người bạn, người anh em không phải là 10 năm mà từ khi hai đứa còn rất nhỏ. Bây giờ, em không được ở gần để lo cho bạn nữa, liệu bạn thế nào, chỉ nghĩ đến thế thôi là em lại chảy nước mắt. Xa nhau, em mong rằng ở ngoài kia, sẽ có nhiều bạn tốt giúp đỡ Minh trong học hành và cuộc sống, mong Minh tự lập để cố gắng theo đuổi được ước mơ của mình”.

Và, câu chuyện đã có cái kết đẹp. Hiếu đã chọn ĐH Y Thái Bình, nơi này hứa cấp toàn bộ học bổng suốt thời gian học ĐH của Hiếu. Hiếu nói: Em không cần Minh nói lời cảm ơn hay nói lời báo đáp, mà chỉ cần chúng em chơi với nhau được ngày nào thì quý ngày đó.

Một việc tốt như sự hiển nhiên ở đời của Hiếu. Nó chẳng phải điều gì to tát cả với Hiếu. 10 năm em cõng bạn đâu phải để lên báo hay được tung hô. Em làm như hơi thở, như một việc tự nhiên đời mình…

Điều đặc biệt, tại ngôi trường Hiếu vừa nhập học, có một tình bạn đẹp được viết hơn 30 năm trước. Người trong cuộc chính là thầy Hiệu trưởng của em, thầy cũng bền bỉ “cõng” người bạn tật nguyền của mình, nhà thơ nổi tiếng Đỗ Trọng Khơi.

Thầy Hiệu trưởng nói với em: “Thầy xúc động trước tình bạn đẹp của em, bởi thầy cũng có một tình bạn đẹp, với một người không được may mắn như chúng ta. Lòng tốt của chúng ta, không phải chỉ giúp họ tồn tại, mà để họ mạnh mẽ sống, có niềm tin sống, yêu cuộc sống”…

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi nay đã sang tuổi 60. Ông đã có một gia đình nhỏ hạnh phúc: người vợ làm thủ thư trong một thư viện thành phố; hai cậu con trai đang học tiểu học. Gần 40 năm qua, ông đã “đi bằng đôi chân” của người bạn mang tên Hoàng Năng Trọng, bây giờ là thầy Hiệu trưởng của Ngô Minh Hiếu.

Ông theo sát câu chuyện của Ngô Minh Hiếu, rồi hoan hỉ viết trên trang cá nhân: “Tên hồ sơ dự tuyển Đại học của em là Ngô Văn Hiếu, báo chí thường gọi là Minh Hiếu, vì lý do lấy tên người bạn liệt chân Nguyễn Tất Minh ghép với tên em thành ra tên gọi Ngô MINH - HIẾU.

Hiếu và Minh phải tạm xa nhau trước ngưỡng cửa của tuổi 18! Tin rằng, các chàng trai ấy sẽ viết tiếp những khát vọng và luôn là điểm tựa cao đẹp của nhau trong cuộc đời…
 Hiếu và Minh phải tạm xa nhau trước ngưỡng cửa của tuổi 18! Tin rằng, các chàng trai ấy sẽ viết tiếp những khát vọng và luôn là điểm tựa cao đẹp của nhau trong cuộc đời…

Trường hợp tên gọi hai em khiến tôi không khỏi xúc động nghĩ về trường hợp của tình bạn giữa tôi Đỗ Xuân Khơi với thầy Hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Bình Hoàng Năng Trọng. Cũng vì cảm tình bạn mà tôi đã đổi tên bút danh thành ra tên gọi như mọi người biết đến hôm nay, là Đỗ TRỌNG - KHƠI.

Hiếu kể: “Chúng cháu ở gần nhà nhau, cả hai đứa gia đình đều nghèo như nhau cả. Bố mẹ bạn ấy đi vào Tây Nguyên làm kinh tế mới, bạn ấy không có người đưa đi học, nên buổi đi buổi nghỉ. Cháu không muốn bạn phải nghỉ học nên bắt đầu đưa bạn từ khi đó”.

Năm 1971, cậu bé 11 tuổi Đỗ Trọng Khơi phải từ bỏ những buổi học trường làng. Đôi chân của Khơi bỗng nhiên bị liệt, và teo tóp lại. Nằm bất động một chỗ, Khơi làm bạn với chiếc đài bán dẫn mà người mẹ mua cho. Khơi thường mở và không bỏ qua bất kỳ chương trình “Tiếng thơ” nào của Đài tiếng nói Việt Nam. Rồi, những câu thơ ngấm vào anh từ lúc nào không biết, anh làm bạn và sáng tác thơ ca.

Năm 1987, một nhóm bác sỹ, sinh viên của trường Đại học Y Thái Bình về làng của Khơi, trong số ấy, có bác sỹ Hoàng Năng Trọng. Một ngày tình cờ, Trọng đọc được những bài thơ Khơi viết được lan truyền tại Trạm xã xá. Biết được tác giả của những truyện ngắn, những bài thơ là một chàng trai tật nguyền từ nhỏ, Trọng bất ngờ lắm.

Rồi Trọng tìm đến khi Khơi đang nằm một mình buồn bã trên giường. Anh động viên cậu bạn cùng tuổi: “Cậu hãy tiếp tục viết, và cố gắng giữ lại những bản thảo ấy. Tôi có điều kiện gần các tòa báo, tôi sẽ mang thơ của cậu tới gửi cho họ”.

Năm 1993, trường ĐH Y Thái Bình tổ chức một buổi bình thơ, mời nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi. Hoàng Năng Trọng đã nhờ nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi đọc giúp bản thảo 45 bài thơ của Khơi mà Trọng đã cẩn thận chép tay lại.

Sau này, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tâm sự, khi tiếp nhận tập “Con chim thiêng vẫn bay” từ Trọng, trong ông ánh lên những tia hy vọng về một tâm hồn thơ trẻ, dù người thơ ấy ông chưa gặp. Con đường bước vào thơ ca của Khơi, cũng nhờ sự bền bỉ của người bạn Hoàng Năng Trọng…

Và những tân sinh viên đặc biệt

Từ lúc lọt lòng đã không có đôi tay, nhưng Hồ Hữu Hạnh vẫn tự làm mọi việc như người bình thường bằng đôi chân. Hạnh vừa trở thành sinh viên ĐH Lạc Hồng. Hạnh là con thứ hai trong một gia đình có 4 anh chị em.

Bố mẹ em đều là nông dân ở ấp 2, xã Gia Canh, Định Quán, Đồng Nai. Một ngày mưa gió tháng 7, năm 2000, Hạnh chào đời. Bác sĩ thấy đứa trẻ không có hai tay nên đã dùng khăn quấn lại, báo với người nhà rồi mới đưa lại mẹ cho bú vì ѕợ người mẹ ѕốc.

Nghĩ con mình khiếm khuyết, không tay nên sẽ chẳng thể viết chữ nên bố mệ Hạnh cũng chẳng nghĩ đến chuyện cho Hạnh đến trường. Tuy nhiên khi đến ngày khai giảng, mẹ dẫn Hạnh đến trường tiểu học gần nhà xin học thì bị từ chối.

Mẹ Hạnh xin tới lần thứ hai thì được trường tiếp nhận “thử” xem sao. Cuối năm học, ai cũng bất ngờ khi Hạnh là học sinh giỏi. “Cầm trên tay tờ giấy khen của con, tôi nghĩ mình đang mơ”, mẹ Hạnh nhớ lại. 

Mùa thi năm nay, Hạnh nộp hồ sơ và ĐH Lạc Hồng và theo ngành công nghệ  thông tin. Và chàng trai có biệt danh “chim cánh cụt” được miễn toàn bộ học phí. Biết Hạnh qua một bài báo, ông Lâm Kim Hùng, 65 tuổi, chủ một quán bún ở Biên Hòa đã chủ động tìm đến Hạnh nhận em làm con nuôi. Thế nên, Hạnh chuyển từ ký túc xá về nhà ông Hùng cách trường khoảng 3 km để đi học.

Một cặp tân sinh viên mới năm nay là một cặp song sinh dính liền. Tháng 10/2003, Lê Thu Cúc -Lê Thúy An khi ấy 1 tuổi, bước vào ca mổ tách kéo dài gần 10 tiếng đồng hồ tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ cho biết, khả năng cứu sống thành công cả hai bé là 50%. Thế rồi đến tháng 10/2020, Cúc vừa trở thành tân sinh viên ngành Kế toán, Đại học Thủy lợi, còn An chọn theo học ngành Marketing, Đại học Thương mại.

Năm ấy, vào rạng sáng ngày 6/12/2002, bà Trịnh Thị Bình (sinh năm 1973, Hà Trung, Thanh Hóa) chuyển dạ non tháng, được bác sĩ yêu cầu sinh mổ. Đúng 5h, hai bé gái sinh đôi Cúc -An cất tiếng khóc chào đời tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa.

Đứng ngoài cửa phòng mổ, ông Lê Anh Luân (sinh năm 1961), chồng bà Bình như chết lặng khi nhìn thấy con được y tá bế ra ngoài. Hai đứa trẻ dính liền từ ngực đến bụng, chân thâm tím do ngạt. Cúc nặng khoảng 1.5kg, An nặng 1.4kg. Trước đó, các siêu âm trong thai kỳ không phát hiện trẻ có bất thường.

May mắn, một vài ngày sau đó, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, lúc ấy đang là Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, đến công tác tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. Khi biết chuyện của Cúc-An, ông đã ngỏ lời phẫu thuật tách rời cho hai em.

Ngày 16/10/2003, ca mổ được tiến hành. Giáo sư Liêm là phẫu thuật viên chính, kết hợp cùng khoảng 50 y bác sĩ khác và chuyên gia người Mỹ. Lúc này, Cúc, An đã nặng tổng cộng 15kg.

Đến năm Cúc, An chuẩn bị vào lớp 6, bà được chẩn đoán suy thận giai đoạn 4, phải lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chạy thận định kỳ. Hai đứa trẻ từ đó đã phải tự lập, thay mẹ giặt giũ, nấu cơm, dọn dẹp, tự chuẩn bị quần áo, sách vở đi học. Các em đều có học lực rất tốt, riêng An từng đạt giải Văn cấp tỉnh.

Cúc, An giờ đã thành những thiếu nữ 18 tuổi. Hai em luôn có một sợi dây liên kết rất khó lý giải. Các em đã được nghe kể, xem rất nhiều bức ảnh hồi còn dính liền. Đó chính là động lưc để em cố gắng hơn, không phụ ơn những người đã giúp đỡ hai chị em có được cuộc sống bình thường như ngày hôm nay.

Có thể nói, sẽ luôn có những điều tốt đẹp cho những ai xứng đáng. Như câu chuyện của chú lính chì Thiện Nhân và chị Mai Anh hơn 10 năm trước! Khi gặp cậu bé, chị đã mang cậu bé bị mẹ bỏ lại trong vườn về nuôi và một hành trình bền bỉ qua bao cuộc phẫu thuật cho cậu và bao cậu bé khác, được làm một người đàn ông bình thường sau này…

Trong cuộc đời, con đường của lòng tốt, của sự tử tế luôn vô cùng đẹp đẽ và đáng trân trọng. Hết thảy dệt nên những trang cổ tích có thật giữa đời thường. Khi họ không phải máu mủ, ruột rà, nhưng đã làm được những điều phi thường, hơn cả tình thân! Khi họ cùng cho nhau những điều trân quý, đẹp đẽ, để chạm tới giấc mơ…

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.