Chuyện tình buồn ở buôn Kô Sier

Cụ H’Blă kể lại chuyện quá khứ
Cụ H’Blă kể lại chuyện quá khứ
(PLO) - Cụ H’Blă Niê (SN 1920, ngụ Buôn Kô Sier, phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vẫn phải oằn mình với nỗi lo về cơm áo gạo tiền. Gia cảnh khốn khó, cùng cực của hai mẹ con bà H’Blă khiến nhiều người cảm thấy xót xa, ngậm ngùi.

Chuyện tình với người đàn ông Pháp 

Đến buôn Kô Sier, chúng tôi gặp cụ H’Blă đang đi lang thang ngoài ngõ. Mắt cụ đã mờ, lưng còng đi, với đôi chân yếu ớt cụ lê từng bước nặng trĩu, mỗi khi bước xuống thềm hay lên cầu thang cụ phải dùng hai tay vịn rồi mới đưa chân bước tới. Cụ H’Blă vui vẻ đưa chúng tôi về nhà mình.

Ngôi nhà sàn lụp sụp của cụ nằm sâu trong con ngõ nhỏ, có phần thấp hơn so với mặt đường. Cụ chậm dãi “trèo” lên cầu thang, vừa lên cụ vừa vui vẻ trò chuyện: “Chiếc cửa không có then cài, mỗi khi đi đâu, tôi chỉ dùng hai khúc gỗ nhỏ chèn dưới như vậy thôi”.

Nhấc hai khúc gỗ ra ngoài, cụ mở cửa mời chúng tôi vào trong nhà. Ngôi nhà tềnh toàng của hai mẹ con cụ H’Blă không có gì đáng giá, chơ vơ hai chiếc giường gỗ, vài cái nồi và bát đũa dùng để ăn cơm. Nói là nhà sàn nhưng ngôi nhà chỉ như một túp lều tạm, xung quanh vá chằng vá đụp bởi những tấm ván vụn và những mảnh vải thừa. 

Sàn nhà ọp ẹp, lưa thưa nhìn thấu cả mặt đất. Ngồi trong nhà, chúng tôi không khỏi xót xa, người bình thường, trẻ khỏe còn cẩn thận tránh được, như cụ và người con trai bị bệnh tâm thần hàng ngày sống trong đó, nếu lỡ vấp ngã có thể rơi xuống đất bất cứ lúc nào.

Ngồi trầm ngâm một hồi lâu, cụ kể cho chúng tôi nghe câu chuyện xảy ra từ thời cụ còn rất trẻ, cái thời còn chiến tranh loạn lạc mà chính cụ bây giờ cũng không còn nhớ rõ đó là tháng nào, năm nào nữa. Cụ bảo người con trai bây giờ của cụ là con của người chồng Ê Đê. Sau khi cưới chồng và có với nhau một đứa con trai thì chồng cụ mang tội giết người, ông còn đuổi đánh đòi giết luôn cụ nên cụ đành ôm con bỏ trốn.

Sau này, người vợ bất hạnh ấy nhận được thông tin người chồng đã bị công an bắt đi tù sau đó mãi mãi không về được nữa. Khi chúng tôi hỏi thì bà chỉ còn biết là ông đã chết ở trong tù chứ không nhớ là vì lý do gì cả.

Ôm con lang thang đến Buôn Hồ, cụ gặp một người đàn ông Pháp làm đồn điền ở đây. Người đàn ông ấy đã đem lòng yêu thương và đùm bọc hai mẹ con. Sau một thời gian tìm hiểu, người mẹ trẻ ấy đã đồng ý làm vợ “ông Pháp”. Sống với ông, bà sinh cho ông hai người con gái kháu khỉnh. 

Chiến tranh qua đi, bom đạn tan dần, người đàn ông Pháp ấy vì nhớ quê nhà nên đã quay trở về Pháp. Tâm sự câu chuyện đời mình, cụ H’Blă chia sẻ với chúng tôi: “Trước khi đi một thời gian, ông bảo với mẹ con tôi đi qua bên định cư với ông, nếu không ông sẽ qua bên đó rồi lấy người đàn bà khác nhưng tôi không chịu. Tôi là người ở đây thì tôi chỉ ở đây thôi, tôi nhất quyết không đi Tây”.

Thế rồi, ông cũng đi thật. Ông đưa luôn hai đứa con gái qua Pháp. Thời gian đầu, cụ và người chồng Pháp vẫn giữ liên lạc thường xuyên, cụ được hỏi thăm tin tức của con gái. Nhưng rồi, vài năm sau ông cũng đi lấy người vợ khác. Ông còn gửi ảnh về cho cụ xem, mấy mươi năm trôi qua, dần dần cụ không dám liên lạc nhiều vì sợ con gái biết được sẽ về đưa cụ đi.

Cho đến một ngày, cụ H’Blă chợt nhận ra những người cùng lứa tuổi với mình đã lần lượt đi về thế giới bên kia. Giờ đây chẳng còn ai bầu bạn, cụ buồn bã ý thức mình đã gần 100 tuổi, rồi khi có chuyện gì không hay xảy đến với cụ, không biết người con trai đáng thương của bà biết nương tựa vào ai?

Cụ cặm cụi bên bếp lửa
Cụ cặm cụi bên bếp lửa

Bán nhôm nhựa sống qua ngày

Ngồi trò chuyện với cụ ngôi nhà sàn ọp ẹp, chiếc bếp của hai mẹ con đã nguội lạnh từ lâu, trong đó còn có vài cành củi do cụ nhặt nhạnh ở quanh nhà để dành nấu cơm canh. Trong bếp vỏn vẹn có một nồi cơm trắng bới được vài thìa, nồi bên cạnh có vài con cá nhỏ kho. 

Ngồi tâm sự với chúng tôi, cụ chia sẻ: “Ngôi nhà này là do một người bà con để lại cho hai mẹ con có chỗ chui ra chui vào”. Chỉ vào bức ảnh Đức Mẹ treo ngay ngắn gần cửa ra vào cụ bảo: “Gạo hai mẹ con ăn là do người này cho”. Hỏi ra chúng tôi mới biết cụ được 1 Hội bên Đạo Thiên chúa quên góp ủng hộ nên không lo thiếu gạo ăn. 

Hàng xóm láng giềng thấy hoàn cảnh neo đơn của hai mẹ con như vậy cũng thương tình, ai có gì thì cho nấy. Trong nhà còn có một thùng mỳ tôm và một thùng sữa được cụ H’Blă để cẩn thận, cụ chia sẻ: “Cái này là của các thanh niên họ đến thăm thương tình họ ủng hộ cho tôi, tôi biết ơn lắm. Ngoài ra họ còn đem cho tôi cả áo, mũ len nhưng tôi không dùng được nên đành để đó”.

Người con trai bệnh thần kinh của cụ H’Blă
Người con trai bệnh thần kinh của cụ H’Blă

Người con trai cụ, ông Y’Klam Niê (SN 1940) từ khi chúng tôi vào cho đến khi ra về chỉ nằm im chùm kín chăn trên giường không nói gì. Cụ bảo: “Nó bị chúng bom hai lần nhưng không chết, giờ bị thần kinh chỉ ở trong nhà như vậy, không làm được gì cả. Dù vậy nhưng nó hiền lắm, không vô cớ gây gổ hay đánh ai bao giờ. Thỉnh thoảng cũng có lúc nó tỉnh táo, giặt cho tôi được bộ đồ, nấu được nồi cơm!”.

Mỗi dịp tết đến hay ngày lễ, cụ H’Blă chỉ có thể cảm nhận được không khí ngày xuân từ tình làng nghĩa xóm, người cho cái bánh, người cho gói kẹo, hộp mứt… 

Lại nói về người chồng Pháp, bà kể: “Sau này, biết tôi già cả không làm gì được ông ấy có gửi tiền về cho tôi mỗi tháng 1 triệu để nuôi con. Nhưng ông đã mất cách đây 3 năm rồi không ai gửi tiền nữa. Bây giờ, mọi sinh hoạt đều dựa vào bà con lối xóm, những người có lòng tốt giúp đỡ, ủng hộ. Người không có gì thì lâu lâu cho giấy, chai lọ để tôi bán nhôm nhựa kiếm vài đồng”.

Chị H’Blium Arul (SN 1981, cháu họ xa của cụ H’Blă) sống gần đó cho biết: “Bà cụ già yếu lắm rồi, cũng may được bà con lối xóm và chính quyền địa phương cũng như các tổ chức quan tâm nên mới cầm cự được đến ngày hôm nay. Riêng gia đình tôi là họ hàng thì bà cần lúc nào mình có mặt lúc đó. Cụ tuổi cao rồi sống được đến ngày nào hay ngày đó”. 

Già làng Y’Blô Ayun đồng cảm chia sẻ: “Bà H’Blă là một người hiền lành, chân chất. Ơn trời bà vẫn khỏe mạnh sống cùng người con trai bị bệnh cho tới giờ. Rất mong những nhà hảo tâm có lòng tốt giúp đỡ cho bà vơi bớt ghánh nặng và nỗi nhọc nhằn.

Sau một hồi trò chuyện, trời cũng đã bắt đầu tối, chúng tôi chào cụ và xin phép ra về. Thấy chúng tôi đứng lên, cụ luôn miệng nói “cám ơn vì đã nhớ đến già này”, cụ còn gửi chúng tôi những lời chúc tốt đẹp. Cụ H’Blă thật tình cảm, có lẽ đó là một người phụ nữ có phần bất hạnh nhưng vẫn luôn tươi cười hạnh phúc và cảm thấy đủ bởi những gì mình có.

Trao đổi với chúng tôi, ông Y’Bức Knul (Buôn trưởng buôn Kô Sier) cho biết: “Nhà bà H’Blă thuộc diện đặc biệt khó khăn trong buôn. Bà già cả gần 100 tuổi rồi, không người chăm sóc, đã thế còn phải nuôi người con trai bị bệnh thần kinh không thể lao động được.

Mỗi dịp lễ, tết, ban tự quản thôn cũng xuống thăm hỏi, tặng quà đồng thời thường xuyên động viên cụ. Rất mong các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ cho hai mẹ con nhà cụ vơi đi phần nào nỗi cô đơn, tủi cực của tuổi già”.

Bạn đọc có tấm lòng hảo tâm muốn giúp đỡ nhân vật xin liên lạc với chị H’Blium Arul (cháu họ nhân vật). Địa chỉ: Buôn Kô Sier, phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Số điện thoại: 0972708951

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.