Chuyện lạ: Cúng cho người sống, không cúng giỗ ông bà tổ tiên

Một buổi lễ “cúng sống” của người Nùng
Một buổi lễ “cúng sống” của người Nùng
(PLO) -Cách Hà Nội hơn 100km, xã Tam Dị (Lục Nam, Bắc Giang). Nơi đây gần như một “ốc đảo” tách biệt hẳn với cuộc sống chen chúc, ồn ào của đô thị, với hàng trăm người dân tộc Nùng làm ăn sinh sống từ bao đời nay. Trong “ốc đảo” nhỏ bé và dị biệt này, người Nùng vẫn còn giữ tục lệ thờ cúng thú vị: Cúng cho người sống và không cúng giỗ ông, bà, tổ tiên.

Báo hiếu cha mẹ

Trong văn hóa truyền thống của người Việt, việc cúng giỗ người khuất và thờ phụng ông bà tổ tiên đã trở thành một nét văn hóa đẹp, tỏ lòng thành kính đối với người đã khuất. Tuy nhiên, ở thôn Bãi Lời (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, Bắc Giang) lại có phong tục độc đáo, không cúng giỗ ông bà, tổ tiên. 

Theo quan niệm người Nùng, từ khi 60 tuổi trở đi, những người Nùng với điều kiện đã lập gia đình, có con cháu thì bắt đầu được tổ chức lễ "cúng sống".

Lễ "cúng" được tổ chức trùng với ngày tháng sinh của các cụ. Nhưng không nhất thiết mỗi năm tổ chức một lần như "cúng giỗ" cho người đã mất.

Lễ "cúng sống" chỉ được tổ chức vào một năm thật thích hợp do “thầy then” (thầy cúng của người Nùng) chọn. Còn với những người sống độc thân, thì cho dù thọ hơn trăm tuổi cũng chưa được tổ chức lễ lần nào, người dân trong làng gọi những người đó là “chưa trưởng thành”. 

Người dân trong thôn đa phần là người dân tộc Nùng, con đường đất đỏ dẫn vào thôn với những cây cầu tạm bợ, trời nắng thì bụi mù, trời mưa trơn trượt. Người dân chủ yếu sống nhờ nghề trồng dứa, trồng lúa và chăn nuôi thêm lợn, gà,... Đời sống kinh tế thiếu thốn, khó khăn, nhưng truyền thống văn hóa vẫn được người dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn, trong đó có tục thờ cún lạ.

Theo các già làng trong thôn, tục lệ "cúng sống" của người Nùng xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Người Nùng, cũng như các dân tộc khác, con gái khi "xuất giá tòng phu" phải toàn tâm toàn ý gánh vác công việc nhà chồng. Những công việc đó đã khiến những người phụ nữ không còn thời gian để về thăm cha mẹ đẻ.

Đến khi cha mẹ già, ốm bệnh hoặc đột ngột nhắm mắt xuôi tay thì lúc ấy, con gái chỉ biết khóc lóc tiếc thương, nhưng bố mẹ cũng không thể nào sống lại được, không thể thưởng thức được những miếng ngon con gái mang đến nữa. Chính vì vậy, người Nùng đã đặt ra tục lệ "cúng sống" và nhất thiết phải do con gái đứng ra tổ chức.

Bà Trương Thị Tý (70 tuổi) từng tham gia nhiều buổi lễ cúng trong làng lý giải về tập tục kỳ lạ này: “Xuất phát từ quan niệm “sống cho ăn, tới khi chết còn ăn sao được nữa”, nên thay vì tổ chức cúng giỗ, đốt vàng mã, hằng năm vào ngày mất của bố mẹ, đồng bào Nùng lại chọn cách tổ chức sinh nhật cho bố mẹ. Chúng tôi tin rằng, người đã chết không thể ăn và thưởng thức nên việc cúng gà, lợn, trâu, bò sẽ không còn cần thiết và ý nghĩa”. 

Theo bà Tý, khi bố hoặc mẹ bước sang tuổi 60, các con, cả trai và gái sẽ có tránh nhiệm tổ chức sinh nhật cho bố mẹ, trong đó con gái đã đi lấy chồng sẽ có trách nhiệm chính lo về tài chính. Ít nhất các con sẽ phải tổ chức cho cả bố và mẹ mỗi người ba lần, có thể liên tiếp trong ba năm liền, cũng có thể ngắt quãng tùy vào điều kiện kinh tế và sự thống nhất của các con. 

Gia đình nào có bao nhiêu con gái đã lập gia đình sẽ lần lượt phân chia tổ chức lễ cho bố mẹ, mời họ hàng, làng xóm đến ăn mừng cùng gia đình. Trong trường hợp không có con gái hoặc ít thì mới đến lượt con trai làm việc này. Nếu gia đình nào bố mẹ chưa được các con tổ chức sinh nhật hay mới tổ chức được 1, 2 lần đã qua đời, điều này được xem là gia đình đó phúc mỏng và không hạnh phúc, yên ấm.

Quan niệm “trưởng thành” độc đáo

Theo quan niệm người Nùng, từ khi 60 tuổi trở đi, những người Nùng với điều kiện đã lập gia đình, có con cháu thì bắt đầu được tổ chức lễ "cúng sống". Lễ "cúng" được tổ chức trùng với ngày tháng sinh của các cụ. Nhưng không nhất thiết mỗi năm tổ chức một lần như "cúng giỗ" cho người đã mất.

Lễ "cúng sống" chỉ được tổ chức vào một năm thật thích hợp do “thầy then” (thầy cúng của người Nùng) chọn. Còn với những người sống độc thân, thì cho dù thọ hơn trăm tuổi cũng chưa được tổ chức lễ lần nào, người dân trong làng gọi những người đó là “chưa trưởng thành”. 

Lễ "cúng sống" theo tiếng Nùng gọi là "khay khoăn" (nghĩa là mở cửa hồn). Người Nùng gọi hồn là "khoăn" (khi hồn còn gắn bó với thể xác, còn khi hồn thoát khỏi thể xác gọi là "phi"). Tổ chức "cúng sống" cho bố mẹ là cầu chúc để hồn không bỏ đi, bố mẹ được thượng thọ hơn. Nội dung các bài khấn "then" trong lễ cúng chúng tôi được các bô lão trong thôn dịch nôm na đại ý là cầu mong "khoăn" luôn hòa hợp với "phi".

Trong buổi cúng lễ, con cháu liên tục mang gạo để "thầy then" cho vào một chiếc rổ con gọi là lễ "Pủ lường", nghĩa là góp lương thực vào kho để bồi dưỡng sức khỏe cho bố mẹ sống lâu. Lễ cúng gần như trở thành một đêm lễ hội trong xóm. "Nghệ sĩ" là các “thầy then” ôm đàn tính hát say sưa và những khán giả say mê ngồi vây quanh sân khấu.

Sau một đêm miệt mài, “thầy then” kết thúc công việc, khách mời cùng ăn uống chia vui với gia đình, cầu chúc sức khỏe cho các ông, bà. Vào ngày này, các bậc cha mẹ được "cúng sống" thường cố gắng ăn uống thật nhiều để đáp lại lòng hiếu thảo của con gái.

Theo quan niệm của người Nùng, người nào được con cháu tổ chức lễ cúng với số lượng càng nhiều thì càng có phúc. Bà Trương Thị Tý từng rất ngưỡng mộ một cụ ông khác trong làng vì “mới” 76 tuổi nhưng đã được con gái làm cho 8 lễ "cúng sống".  

“Người ta được năm "hợp" thì người ta làm thế được, nếu như cố ý làm khi không được tuổi thì chỉ rước thêm họa vào nhà thôi. Mỗi khi được con tổ chức lễ cho các bậc cha mẹ ai nấy đều vui vẻ, tự hào lắm", bà Tý kể.

Cùng với phong tục lễ “cúng sống” mà đồng bào Nùng còn lưu giữ tới ngày nay, không thể không nhắc tới tập tục chôn người chết trong chiếc quan tài đóng từ những mảnh ván cong, hay mảnh ván có hình dạng tam giác ghép lại. 

Giải thích về tập tục này, nhiều người dân trong thôn cho biết, cũng giống người Kinh, đồng bào Nùng dùng gỗ, xẻ lấy 6 tấm ván thẳng để đóng quan tài chôn cất người đã khuất. Nhưng 6 tấm ván chỉ được dùng cho những trường hợp đã xây dựng gia đình. 

Còn đối với những người chết, dù thọ 100 tuổi đi chăng nữa, mà chưa lập gia đình thì vẫn bị coi là người chưa trưởng thành, do vậy họ chỉ được chôn cất trong chiếc quan tài đóng từ những mảnh ván cong, ghép từ nhiều mảnh gỗ hình tam giác. Và thông thường những trường hợp này sẽ được đưa đi chôn cất chỉ trong “ngày một, ngày hai”.

"Bất cứ gia đình nào có người chết đều tuân thủ theo sự chỉ dẫn của “thầy then” để chôn cất người chết, gia đình và họ hàng tuyệt đối gia chủ không được tự tiện quyết định. Có người một tuần, thậm chí 10 ngày mới được đưa đi, nhưng có người chỉ hôm trước, hôm sau.

Riêng các thầy cúng có một sức mạnh và quyền năng hơn người, khi chết để ít nhất 4 ngày trong nhà, trong lễ tang có một số nghi lễ đặc biệt mà người thường không có", ông Trương Văn Tân (trưởng thôn) chia sẻ.

Có ý kiến cho rằng người Nùng có một niềm tin khá “thực dụng” nhưng mang nghĩa tích cực, không thể đánh giá vì họ không đi theo truyền thống thờ cúng tổ tiên như đại đa số các dân tộc khác là sự phản cảm. Họ trân trọng hiện thực và có niềm tin tốt đẹp vào một tương lai sau khi đã chết đi.

Thay vì tốn kém tiền bạc để tổ chức những đám giỗ linh đình, khóc lóc thương xót thảm thiết sau khi cha mẹ đã rời khỏi trần thế thì người Nùng lại chăm sóc chu đáo cho bậc sinh thành ngay khi còn sống với một tư duy chất phác, giản dị.

Theo các già làng trong thôn, tục lệ "cúng sống" của người Nùng xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Người Nùng, cũng như các dân tộc khác, con gái khi "xuất giá tòng phu" phải toàn tâm toàn ý gánh vác công việc nhà chồng. Những công việc đó đã khiến những người phụ nữ không còn thời gian để về thăm cha mẹ đẻ.
Đến khi cha mẹ già, ốm bệnh hoặc đột ngột nhắm mắt xuôi tay thì lúc ấy, con gái chỉ biết khóc lóc tiếc thương, nhưng bố mẹ cũng không thể nào sống lại được, không thể thưởng thức được những miếng ngon con gái mang đến nữa. Chính vì vậy, người Nùng đã đặt ra tục lệ "cúng sống" và nhất thiết phải do con gái đứng ra tổ chức.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.