Chuyện chưa kể về hành trình trục vớt kho báu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Ngày 29/11/1984, Nhật cho tàu trục vớt Kaiko 23, tải trọng 480 tấn cùng toàn bộ thủy thủ đoàn, trong đó có 2 người Việt Nam, cập cảng Quy Nhơn. Nguyễn Tuấn Thăng cùng khoảng gần 30 người trong đó có 10 thợ lặn cùng về trên con tàu.

Sau ít ngày nghỉ ngơi, hôm ấy chúng tôi rời cảng Quy Nhơn đến vùng biển Sa Huỳnh. Tàu neo lại. Người Nhật tiến hành một nghi lễ tưởng nhớ những người lính Nhật đã tử nạn tại đây. Làm lễ xong, các thủy thủ Nhật Bản cũng ném xuống biển những thứ đồ đã tế lễ như hoa quả, bánh trái, nước ngọt, bia… như có ý gửi cho vong linh những linh hồn đã khuất nơi biển cả. Mất mấy ngày, 5 con tàu đắm đã được đánh dấu. So với tọa độ bản đồ, trên thực địa các con tàu đều bị trôi lệch vài ba hải lý.

Trục vớt

Theo kế hoạch, trước mắt trục vớt 4 con tàu đắm ở vùng biển Nghĩa Bình là: Tàu Engi Maru (chở 500 tấn thiếc); Tàu Daietsu Mảu (chở 570 tấn thiếc); Tàu Yoshu và tàu Otsusen

Bắt đầu trục vớt theo hình thức cuốn chiếu. Con tàu thứ nhất, các thiết bị và thợ lặn được thả xuống thăm dò. Mọi hoạt động thao tác đều được theo dõi qua camera. Thợ lặn báo cáo con tàu này đã bị khai thác, nhưng do sử dụng thuốc nổ không đúng quy cách nên tàu bị phá hủy biến dạng, một lớp cát dày phủ kín. Thâm nhập vào sâu bên trong khoang tàu rất khó khăn và nguy hiểm.

Sau khi phân tích thảo luận, một phương án xử lý tối ưu được đưa ra: Kết hợp hệ thống bơm hơi cao áp, thổi hết lớp cát, dùng máy cắt thép cắt các chướng ngại vật dọn đường vào trong khoang tàu. Có một lượng thiếc không nhỏ đóng thành khối. Khác với quy trình khai thác trên tàu Nakhimop ở Nhật, ở đây do quá nhiều chướng ngại, vật cản, thợ lặn Nhật Bản phải cho từng khối thiếc vào một cái giỏ sắt lớn và kéo lên.

Thời tiết xấu, biển động, nghỉ. Tôi gặp Tony, ông ta cho biết: đúng như dự đoán của ông, trước khi sang Việt Nam: thời tiết không ủng hộ. Nhưng vẻ mặt Tony không có gì tỏ ra khó chịu. Hình như ông ta không quan tâm đến việc vớt thiếc và cao su. Cũng như thường lệ, buổi tối nọ, anh Triều và tôi hay lên boong tàu trò chuyện.

Không khó khăn gì khi thấy một người Nhật cũng thường la cà gần đó, ngắm biển, ngắm trời một cách lơ đãng. Anh ta rất ít nói, đã nói thì nói bằng tiếng Nhật, tỏ ra hoàn toàn không biết tiếng Việt. Xét về cách ăn mặc dáng dấp, anh ta như người Nhật chính cống... Nhưng nhìn nét mặt, hình như anh ta rất chú ý lắng nghe những người Việt Nam nói chuyện.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nghi ngờ

Ngẫu nhiên một lần, tôi thấy anh ta cười, lộ cái răng vàng, trên răng vàng lại khảm một ngôi sao. Tôi giật mình ngờ ngợ. Lục tìm trong trí nhớ, hóa ra, thời kỳ trong quân ngũ, đơn vị đóng quân ở dốc “Bò Lăn” Thanh Hóa, thấy người dân vùng này có tục trồng răng vàng khảm ngôi sao.

Lần khác, trong nhà bếp, hắn gọt khoai tây. Người Nhật có thói quen gọt ngược; còn hắn lại gọt xuôi y như người Việt Nam.

Tôi quyết định làm một phép thử. Dịp thuận tiện đã đến. Tôi khệ nệ vác về một ôm mía mua từ dưới cảng lên, đưa mời hắn một đoạn mía. Tôi còn đang loay hoay tìm dao để dóc thì hắn thản nhiên đưa đoạn mía lên miệng dùng răng tước vỏ thành thạo. Đây là một thói quen của khá nhiều người Việt Nam cũng như người Thanh Hóa.

Để chắc chắn, tôi quyết định làm một phép thử nữa. Hôm ấy, hắn được phân công lái cano đưa một số thủy thủ vào bờ, trong đó có tôi. Trên cano thường để 2 mái chèo dự phòng, trong đó có một chiếc vì lý do gì đó không gắn vào cái móc, trên thành cano. “Mái chèo để thế kia thì rơi mất”. Tôi nói to cho mọi người nghe thấy nhưng y không hề nhúc nhích, cũng không thèm nhìn. “Hay là hắn không biết tiếng Việt thật”, tôi nghĩ.

Nhưng kìa, hắn len lén kín đáo đưa mắt nhìn. Hành động đó không lọt qua con mắt tôi. Tôi bí mật chụp ảnh hắn gửi về nhà để xác minh. Rồi một cơ quan chức năng của Nghĩa Bình cho biết: Hắn là người Thanh Hóa, nhập ngũ năm 1973. Không chịu được ác liệt, hắn đào ngũ, trốn về Sài Gòn. Ở đây hắn gặp bà dì ruột, bà này cho hắn sang Nhật học nghề thợ lặn. Hắn thường la cà lên boong tàu để thăm dò, nghe ngóng, thu lượm tin tức qua những câu chuyện trao đổi của mấy anh em Việt Nam.

Ngoài Tany và Sato, trên tàu còn có Naramoto và Kakywa là những nhân vật rất đáng chú ý. Naramoto là một thợ lặn của hải quân Nhật. Trước khi đến Việt Nam, ông từng làm việc ở Philippin và Malaysia. Kakywa là một người thân cận của Tany, rất có quyền lực, có thể thay Tany giải quyết công việc khi Tany vắng mặt. Họ thường xuyên gặp nhau bàn bạc nhưng luôn cảnh giác cao độ. Địa điểm họ gặp gỡ thường là trên boong tàu.

Khoảng 3 tháng đầu, công việc tiến triển chậm chạp. Phía Nhật cho rằng: con tàu trục vợt đang sử dụng là loại tàu nhỏ, hiệu suất không cao. Họ đề nghị đưa tàu này về Nhật để thay tàu khác. Việt Nam chấp nhận. Ba tuần sau, tàu mới cập cảng Quy Nhơn. Đây là con tàu lớn, hiện đại hơn. Số thợ lặn cũng tăng thêm. Thiếc, cao su đưa lên bờ ngày một nhiều hơn. 

Hình minh họa
Hình minh họa

Ông già bí ẩn

Ba tháng làm việc cùng Kaiko 23 trên vùng biển Sa Huỳnh, tôi nhớ mãi câu chuyện nghiệp vụ rất thú vị trong đời làm trinh sát.

Những lúc rỗi rãi, thường là sáng sớm tinh mơ hay buổi tối, thủy thủ Nhật Bản và mấy anh em người Việt Nam hay tụ tập trên boong tàu chuyện trò tán gẫu cho đỡ buồn. Giữa cái mênh mông của trùng dương; ngoài sóng, gió là khoảng không tưởng như vô tận.

Đêm trăng trở nên lung linh tuyệt vời... Có một ông già, khoảng gần 60 tuổi, trắng trẻo, mái tóc hoa râm, ăn riêng, ở riêng trong một phòng (thường thủy thủ ăn ở phòng ăn chung), không tiếp xúc trò chuyện với ai.

Nhưng về đêm, ông già lại hay tha thẩn dạo bước trên boong. Sáng, ông cũng hay lên ngắm mặt trời mọc. Chiều tà dương ngả về tây, người ta lại thấy ông trên boong, hai tay chắp sau lưng nhàn nhã, thong dong. Thủy thủ, ai cũng có việc bận túi bụi, còn ông, hình như không có việc gì?

Hỏi thì được người Nhật cho biết: Kaiko 23 là con tàu cũ, ông lại là một thợ máy giỏi và chỉ có ông mới là người hiểu rõ nhất về máy móc của nó. Vì thế, ông có mặt ở đây để sẵn sàng sửa chữa khi chẳng may nó trục trặc kỹ thuật.

Tôi bí mật báo cáo và yêu cầu ở nhà cho biết những thông tin liên quan đến tàu Kaiko 23. Các chuyên gia về lĩnh vực giao thông hàng hải cho biết: Kaiko 23 không phải là tàu lớn, tải trọng có 480 tấn nhưng là lớp tàu khá hiện đại, mới được đóng cách thời điểm này chừng 5 - 7 năm. Vì thế sẽ không có chuyện hỏng hóc lớn.

Theo hướng dẫn ở nhà, tôi mò vào cabin để đọc bảng chỉ dẫn thông số về xuất xứ, địa chỉ, thời gian đóng, thời gian hạ thủy, tải trọng... của tàu Kaiko 23. Không ngờ, bảng này đã bị tháo bỏ, chỉ còn trơ lại 4 lỗ vít. Không có giáo trình nào trong trường dạy hết được các ngón đòn nghiệp vụ. Cũng không ai lường trước được hết các tình huống thực tế xảy ra.

Cũng không có ai để họp bàn kế sách ứng phó. Tất cả chỉ là những “linh cảm nghề nghiệp”, là “giác quan nghiệp vụ”. Một mình đơn độc, đôi khi giác quan cá nhân tưởng nảy sinh trong tích tắc nhưng thực chất là sự tích lũy cả đời binh nghiệp.

Không tìm thấy thông tin công khai gì về con tàu Kaiko 23, tôi quyết định tiếp cận làm quen ông già bí ẩn. Cái bắt tay thân mật, một cảm giác mềm ấm truyền sang tay tôi. Tôi tự nhủ: không phải bàn tay người thợ máy, bởi bàn tay này không có vẻ thô ráp, rắn chắc mà mềm mại, trắng trẻo, nhỏ nhắn…/.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.