Chuẩn mực văn hóa lạc hậu tiếp tay cho… bạo lực gia đình?

Quan niệm không cho phép con gái thờ cúng tổ tiên đã gây ra rất nhiều thảm cảnh bạo lực gia đình (ảnh minh họa)
Quan niệm không cho phép con gái thờ cúng tổ tiên đã gây ra rất nhiều thảm cảnh bạo lực gia đình (ảnh minh họa)
(PLO) - Câu hỏi gây sốc này đặt ra khi Báo cáo tóm tắt kết quả rà soát việc thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình được trình bày tại hội thảo chia sẻ kết quả rà soát do Bộ VH-TT&DL mới tổ chức. Theo báo cáo tóm tắt, “trong lời văn của luật, văn hóa gia đình Việt Nam luôn được xem là giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình mà chưa lưu ý rằng có một số chuẩn mực văn hóa hoặc chuẩn mực xã hội có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực gia đình”…

Bi kịch từ “chuẩn mực”

“Con gái là con người ta”; “Đàn bà xây tổ ấm” ;” Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”– đó là những câu đúc kết xưa và đến nay vẫn còn nguyên giá trị với không ít gia đình Việt Nam. Hay nói cách khác, rất nhiều gia đình Việt xem đó nhưng là chuẩn mực văn hóa, chuẩn mực xã hội để điều chỉnh gia đình mình. Và cũng từ đây, không ít những câu chuyện đau lòng đã xảy ra. 

Từ chối tiền mừng vì “con gái là con người ta” - đó là phong tục tại nhiều xóm chài ở Nghệ An. Theo thông tin từ báo chí, xóm Kim Liên, xã Diễn Kim, Nghệ An có gần 100% hộ gia đình duy trì phong tục này vì nhiều người cho rằng trước cha ông từng dạy, vì con gái khi đi lấy chồng là mất con, mất họ nên nhà gái không lấy quà mừng. Trong khi đó, con trai lấy vợ là được thêm người, thêm của nên nhà trai được phép lấy tiền mừng của mọi người.

Luật tục này tồn tại từ nhiều đời nay đã vô tình làm nhiều gia đình có con gái rơi vào tình trạng khó khăn hơn về kinh tế, cũng như khoét sâu thêm sự bất bình đẳng nam nữ tại các vùng quê. Ở một câu chuyện khác, một cô gái đi lấy chồng cô luôn bị chồng bạo hành, đánh đập, nhưng mẹ cô không cho phép trở về quê hương vì “con gái là con người ta”, dù cô đã nhiều lần cầu xin do không chịu nổi sự ngược đãi. Bản thân người mẹ của cô gái, lúc còn trẻ chồng mất sớm vì bệnh tật, cũng đã cầu xin cha mẹ mình cho về quê ngoại để kiếm sống nuôi con, nhưng tất cả những gì nhận được là cái lắc đầu bởi “con gái là con người ta, con gái gả đi lấy chồng là đi hẳn, quay về xóm làng dị nghị”. 

“Công việc của tôi là tuyên truyền và đấu tranh cho bình đẳng giới, nhưng khi về với chính ngôi nhà của mình thì tôi đành gạt nước mắt chấp nhận” – đó là lời chia sẻ rất thật của một cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Theo lời chị kể, gia đình chị có hai cô con gái và theo quy định chồng chị không được phép ghi tên con mình vào gia phả dù anh là trưởng tộc, áp lực phải đẻ con trai để thờ cúng tổ tiên vẫn ngày ngày ám ảnh gia đình chị. Cũng vì áp lực này và vì quan niệm “con gái không được thờ cúng tổ tiên” mà có người phụ nữ ở vùng núi Kỳ Sơn – Nghệ An đã bị chính chồng mình đấm đá liên tục vào bụng để thai nhi gái chết ngay trong bụng; nhiều phụ nữ phải đẻ bằng được con trai cho chồng…

Không hiệu quả vì lấy văn hóa… phạt bạo lực

Tại hội thảo chia sẻ kết quả rà soát việc thực hiện Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi như vậy khi nghe TS. Nguyễn Văn Cương – Quyền Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, đại diện nhóm chuyên gia tư vấn trình bày về khía cạnh này. Theo TS. Nguyễn Văn Cương, trong lời văn của Luật PCBLGĐ và trong những sáng kiến triển khai luật, văn hóa gia đình Việt Nam luôn được xem là giải pháp cho vấn đề BLGĐ mà chưa lưu ý rằng có một số chuẩn mực văn hóa hoặc chuẩn mực xã hội có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng BLGĐ. 

“Việc nhấn mạnh quá mức tới giá trị văn hóa gia đình trong quy định của Luật PCBLGĐ, cũng như trong các nỗ lực thực thi đã có tác dụng ngoài mong muốn là góp phần duy trì vai trò giới chưa phù hợp, duy trì sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng. Văn hóa gia đình được đề cao như là giải pháp cho vấn đề BLGĐ thay cho cách tiếp cận đề cao việc trừng phạt thủ phạm gây ra BLGĐ làm giảm tính tương thích của luật với các chuẩn mực quốc tế và khu vực về quyền con người, cũng như làm giảm tính tương thích với các đạo luật khác trong hệ thống quốc luật bao gồm cả Hiến pháp 2013” – theo TS. Nguyễn Văn Cương. 

Cùng quan điểm này, TS. Bùi Thanh Thủy – Trưởng Khoa Gia đình và công tác xã hội – Đại học Văn hóa cho biết, mặc dù nhiều sinh viên hiện nay vẫn có quan niệm rất cổ hủ về vai trò phụ nữ trong gia đình. Quan niệm này xuyên suốt qua nhiều thế hệ, như một thứ văn hóa gia đình, ăn sâu bám rễ rất chắc, khó thay đổi.  

Được biết, Luật PCBLGĐ dự kiến sẽ được Bộ VH-TT&DL xem xét sửa đổi vào năm 2017. Hy vọng, trong lần sửa đổi này, những tác dụng ngoài mong muốn của việc nhấn mạnh quá mức tới giá trị văn hóa gia đình trong quy định của luật sẽ được lưu tâm.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.