Chó vẫn thả rông, mặc bệnh dại tái xuất

Giống chó dữ Ngao Tây Tạng “vô tư” đi dạo trước bảo vệ trong Công viên Thống Nhất.
Giống chó dữ Ngao Tây Tạng “vô tư” đi dạo trước bảo vệ trong Công viên Thống Nhất.
(PLO) - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại. Mùa hè là thời điểm gia tăng về bệnh dại, nhưng ở các công viên lớn của Hà Nội, Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây..., nhiều loại chó vẫn được chủ thả rông, không rọ mõm.
Thêm người vẫn chết vì bệnh dại
Cả nước vừa ghi nhận thêm 3 trường hợp tử vong do bệnh dại ở các tỉnh phía Bắc là Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái. Hà Nội sau 3 năm lại xuất hiện hai trường hợp tử vong vì bệnh dại lên cơn do chó dại cắn thuộc hai xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ và xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Vi rút dại có trong nước dãi của chó bệnh, xâm nhập cơ thể người qua vết thương, vết xước của người khi bị chó liếm, bị chó cắn, hoặc khi người giết mổ chó bệnh, ăn tiết canh chó. Các trường hợp bị tử vong đều vào viện khi đã muộn nên không thể cứu được. Sai lầm thường gặp nhất là người bị cắn không theo dõi chó và bản thân cũng không đi tiêm phòng. Ngoài ra, nhiều người tin dùng các loại thuốc của thầy lang theo mách bảo, bài thuốc chưa được kiểm chứng khoa học khiến bệnh trở nặng dẫn đến tử vong. 
Theo một điều tra xã hội có hơn 90% số người chết vì bệnh dại do bị chó nghi dại cắn không đi tiêm phòng. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành bệnh dại cao với khoảng 100 người chết vì bệnh này mỗi năm. Bệnh dại cũng là bệnh có số người tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.
Chó vẫn thả rông không rọ mõm
Mùa nắng nóng là thời điểm gia tăng về bệnh dại. Bất chấp những khuyến cáo của cục y tế dự phòng, những chú chó không được rõ mõm vẫn được chủ “vô tư” thả rông ở những nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội.
Tại công viên Thống Nhất vào chiều muộn, người dân í ới nhau vào tập thể dục. Không khó để gặp những chú chó đang chạy rông, trong đó có nhiều giống chó lai như: Leonberger (Béc giê sư tử) nhập từ Đức với giá hàng ngàn USD, chó Alaska (Mỹ), Ngao Tây Tạng… thân “lực lưỡng” và dữ tợn.
Lòng hồ công viên Thống Nhất thành nơi cho các chú chó tắm, bơi, vồ nước làm náo loạn cả một vùng. Nhiều chủ chó đem theo vài ba quả bóng vứt giữa lòng hồ để những chú chó thể hiện sự “thông minh”.
Hồ trong công viên thành nơi “vui chơi giải trí” của chó. ồ trong công viên thành nơi “vui chơi giải trí” của chó.
Hồ trong công viên thành nơi “vui chơi giải trí” của chó. ồ trong công viên thành nơi “vui chơi giải trí” của chó. 
Việc chó thả rông không rọ mõm đã làm xáo trộn nhiều hoạt động vui chơi giải trí và tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm cho những người vào công viên. “Tôi thường xuyên vào công viên tập thể dục vào sáng sớm và chiều, thấy chó thả rông trong này ngày một nhiều, ị, tè bừa bãi rất mất vệ sinh, đặc biệt nhiều chó không rọ mõm gây nguy hiểm cho người khác. Nếu những người nuôi chó trong nhà thì chó có ị, tè hay cắn ai trong nhà thì là việc của họ, nhưng trong công viên là nơi sinh hoạt và sử dụng của cộng đồng thì không thể tùy tiện được”, ông Trần Văn Tuyển cán bộ hưu trí ở quận hai Bà Trưng búc xúc nói.
Việc thả rông chó luôn nguy hiểm đối với mọi người nhất là trẻ nhỏ, người già khi chúng bị kích động hoặc bị người đi lại không may va quệt phải… Bà Nguyễn Thị Hồng có cháu từng bị chó cắn ở công viên Thống Nhất kể lại: “Tuần trước tôi cùng cháu gái vào đây đi dạo, con bé vốn yêu động vật nhất là chó, khi thấy một con chó con lại gần, nó lấy tay vuốt ve thì bị chó cắn chảy máu tay. Không thể theo dõi được chó nên gia đình đã phải đem cháu đi tiêm phòng dịch dại. Từ đó sợ tôi không dám đem cháu vào đây chơi nữa”.
Không chỉ ở công viên Thống Nhất mà nhiều công viên lớn của Hà Nội như Hòa Bình, Nghĩa Đô, Bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây..., chó vẫn được thả rông không rọ mõm trong thời điểm bệnh dại đang diễn biến phức tạp.
Bảo vệ công viên kêu khó
Bên ngoài các công viên lớn ở Hà Nội đều có bảng nội quy trước cổng quy định việc không được dắt chó vào công viên, nhưng những con chó “lực lưỡng” vẫn theo chân chủ ra vào mà không gặp sự phản đối của nhân viên bảo vệ.
Anh N.V.T, bảo vệ công viên Thống Nhất, giãi bày: “Việc chó không rọ mõm ra vào công viên diễn ra nhiều năm nay, đội ngũ bảo vệ chúng tôi gặp nhiều rắc rối, khó xử. Chó vào công viên ị, đái khắp nơi gây mất vệ sinh, những chú chó thả rông chạy qua lại làm giập nát bồn hoa, cấu cào hỏng nhiều vùng cỏ, đó là chưa kể nhiều trường hợp chó cắn người dân vào thăm quan, tập thể dục. Mặc dù đã có quy định cấm dắt chó vào công viên nhưng thường những chủ chó chủ yếu là dân ở xung quanh công viên. Với những chú chó ngoại đắt tiền như: Chó Pit Bull, Béc giê sư tử, Ngao Tây Tạng… dữ tợn thường chủ là dân “anh chị” nên việc ngăn cản là rất khó khăn”.
Công viên là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể của người dân, cơ quan chức năng cần có sự quản lý chặt chẽ việc chó vào công viên, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra khi dịch dại đang diễn ra phức tạp.
Thông tư số 48/2009 của Bộ NN và PTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật cũng nêu rõ: Người nuôi chó có trách nhiệm đăng ký với Trưởng thôn, ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách trình UBND xã, phường cấp “sổ quản lý chó”. Đồng thời phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường phố, làm mất vệ sinh nơi công cộng. Và để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu chủ vật nuôi chấm dứt vi phạm.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.