Chàng sinh viên không tay khiến bố mẹ cũng phải cảm phục

Chị Vinh mong con thực hiện được ước mơ
Chị Vinh mong con thực hiện được ước mơ
(PLO) - Không có tay, Nhẫn chẳng biết đến lẫy hay bò, cứ nằm ngửa giữa giường, hích đôi vai lên ý chừng như muốn đứng dậy. Vợ chồng chị Vinh dường như chấp nhận số phận con mình sẽ mãi nằm vậy. Rồi bỗng một hôm, Nhẫn “bật dậy”, đứng vững vàng trên đôi chân của mình khiến bố mẹ mừng khôn xiết. Đứng lên rồi tự mình tập những bước đi đầu đời...

Sau cuộc vượt cạn tại nhà nhanh chóng khác thường, người mẹ nhìn xuống đứa con mới sinh liền ngất lịm. Một bé trai còn đỏ hỏn khóc ngằn ngặt, nhưng không có tay, hai chân huơ huơ tội nghiệp. Mười tám năm trôi qua, đứa trẻ khuyết tật ấy nay đã là chàng tân sinh viên giàu nghị lực.  

Cậu bé nghị lực

Gần chục năm nay, ngôi nhà của mẹ con chị Nguyễn Thị Vinh (SN 1965, ngụ xóm 10, xã Nghi Kim, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) vắng bóng người chồng, người cha. Hai năm sau khi chị sinh con út, chồng chị đã qua đời trong một tai nạn giao thông.

Những bất hạnh liên tiếp khiến người phụ nữ như kiệt sức, nhưng chị vẫn kiên cường một mình nuôi 6 người con ăn học. Trong đó, người khiến chị đau đáu lo lắng nhất là cậu con trai không tay Nguyễn Văn Nhẫn (SN 1998),

Không kìm được nước mắt khi nhắc đến đứa con bất hạnh, chị Vinh buồn rầu kể chị mang thai Nhẫn cũng bình thường như 4 đứa con trước. Một đêm, cơn đau bụng kéo tới, chị chỉ kịp bảo đứa con đầu đi gọi bố. Khi chồng về đến nhà thì chị đã hạ sinh. 

Cuộc vượt cạn tại nhà nhanh chóng và thuận lợi đến nỗi chính chị cũng không ngờ, bởi những lần trước rất khó sinh. Đến khi nhìn xuống đứa con mới lọt lòng, chị đã ngất lịm vì đứa bé đỏ hỏn không có tay. “Thằng bé đỏ hỏn, hai cánh tay cụt đến vai, đôi chân huơ huơ nhìn đến tội. Nhìn con tật nguyền lại có biểu hiện thở khó khăn, tôi choáng váng, ngất đi lúc nào không hay”, chị Vinh nhớ lại.

Chứng kiến cả vợ lẫn con trong tình trạng nguy kịch, người chồng vội lên trạm xã mời y tá về kiểm tra, túc trực. Một lúc sau, người mẹ mới dần tỉnh. Nhìn đứa con bé xíu với đôi tay khuyết tật cụt đến sát nách mà nước mắt giàn giụa. “Lúc đó, tôi thầm trách ông trời sao bắt gia đình mình phải gánh chịu khổ cực này. Nhưng rồi, tôi lại nghĩ, dù sao đó cũng là đứa con mình đứt ruột sinh ra, nên vui vẻ đón nhận”, chị nói.

Vượt qua được nỗi đau về đứa con khuyết tật, chị Vinh lại tủi thân vì những lời xì xào của dư luận. Chị kể, lúc đầu hàng xóm biết tin liền sang động viên, thăm hỏi. Nhưng về sau cũng có người ác miệng nói gia đình chị ăn ở thất đức, rồi đứa bé đó chẳng sống được bao lâu… Những lời xì xầm đó đã tác động không nhỏ đến tâm lý người thân trong gia đình. Tuy vậy, họ âm thầm chịu đựng nỗi đau, hết lòng chăm sóc đứa con.

Lại nói về đứa trẻ, vượt qua những khắc nghiệt của số phận, vượt qua sự hoài nghi của bố mẹ, thằng bé cứ lớn lên, chẳng biết ốm đau là gì. Chị Vinh kể tiếp: “Nhiều lúc nhìn con mà nước mắt cứ rơi, thương đứt ruột nhưng không biết làm răng. Rồi nó lớn lên, vui chơi, học hành thế nào… bao nhiêu câu hỏi cứ hiện lên trong đầu”. 

Nói về cái tên Nhẫn, người mẹ cho biết, sau nhiều đêm vắt tay lên trán, chị mới chọn được cái tên phù hợp cho con. Suy nghĩ cuộc đời sẽ rất khó khăn, đặc biệt là một đứa trẻ không có hình hài trọn vẹn, bởi thế, chị đặt tên con là Nhẫn, chỉ mong con đủ nhẫn nại, kiên trì trong cuộc sống.

Không có tay, Nhẫn chẳng biết đến lẫy hay bò, cứ nằm ngửa giữa giường, hích đôi vai lên ý chừng như muốn đứng dậy. Vợ chồng chị Vinh dường như chấp nhận số phận con mình sẽ mãi nằm vậy. Rồi bỗng một hôm, Nhẫn “bật dậy”, đứng vững vàng trên đôi chân của mình khiến bố mẹ mừng khôn xiết. 

Đứng lên rồi tự mình tập những bước đi đầu đời, cũng ngã lên ngã xuống vì không có tay để giữ cho cơ thể cân bằng. Ngã rồi lại đứng dậy, cứ thế Nhẫn đi lại, chạy nhảy bình thường như những đứa khác trước sự ngạc nhiên của mọi người. Bà con lối xóm từ chỗ e ngại, chuyển sang thán phục, yêu mến đứa trẻ tội nghiệp.

Rồi Nhẫn đến tuổi đi học. Nhìn hình hài con, người mẹ không dám hy vọng nhiều. Nhưng cứ nhìn Nhẫn hì hụi cặp cái que giữa 2 ngón chân, bặm môi đưa từng nét nguệch ngoạc xuống sân, chị đau như cắt từng khúc ruột. Chị đưa con sang lớp mẫu giáo ở nhà văn hóa xóm nhờ cậy cô giáo. Thế là Nhẫn đi học.

Vào lớp mẫu giáo, Nhẫn được cô giáo tập cho cầm phấn, chuyển sang cầm bút. Nét chữ ban đầu còn ngoằn ngoèo, sau đó ngay hàng thẳng lối, tròn trịa dần. Tuy nhiên, do cúi nhiều, sử dụng toàn bộ sức lực để điều khiển đôi chân khiến cho từ năm lớp 3 lưng Nhẫn bị cong vẹo, vai nhô ra như mang cục bướu. Nhẫn tâm sự: “Nhiều khi đau quá, lại chán nản định vứt sách vở đi, nhưng được cô giáo khen, động viên, em như lấy lại được tinh thần”.

Cậu bé không tay nay đã là sinh viên
Cậu bé không tay nay đã là sinh viên 

Hành trình đèn sách

Lên cấp một, con đường đến trường xa hơn, nhưng hàng ngày đứa trẻ không tay đó vẫn đều đặn cùng bạn đi bộ đến lớp. Hôm nào mẹ rảnh rang công việc đồng áng thì Nhẫn được chở đi bằng xe đạp. Tuy nhiên, khi lên lớp 3, một biến cố đã xảy ra trong gia đình này. 

Năm 2007, chồng chị Vinh không may qua đời do tai nạn giao thông. Sự mất mát đó khiến mẹ con chị đều suy sụp. Chồng mất, một mình chị Vinh phải chạy bữa nuôi 6 đứa con. Khó khăn hơn khi lúc đó con út chưa đầy 2 tuổi. Tuy vậy, người mẹ đó vẫn không ngừng làm lụng, quyết không để đứa con nào phải thất học.

Thiếu thốn về vật chất, lại gặp cú sốc tinh thần khi bố qua đời nhưng Nhẫn vẫn không gục ngã, em vẫn tiếp tục đến trường, dù hành trình đến với con chữ khó khăn hơn trước. Viết chậm nhưng tiếp thu nhanh nên suốt cấp 1, năm nào Nhẫn cũng được nhận giấy khen. Sang cấp 2, chương trình học nặng hơn, Nhẫn viết không kịp thành ra chữ cứ xấu dần, học cũng chỉ ở mức trung bình khá. 

Lên cấp 3, trường xa nhà, mẹ bận bịu với 4 sào ruộng, chị gái lấy chồng, anh trai đi học đại học xa, Nhẫn lại đến trường cùng những người bạn tốt của mình. Thương con, thương bạn con oằn lưng đạp xe, chị Vinh xoay sở mua cho Nhẫn chiếc xe đạp điện. Hàng ngày, người bạn tên Thái đi sang nhà lấy xe đạp điện chở Nhẫn đến trường dù trời nắng cũng như mưa bão.

Trong các môn học, Nhẫn có năng khiếu với môn văn. Tuy vậy, em lại mong ước trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin. Nhẫn tâm sự: “Nghề này hợp với người như em hơn. Với em, “hiệp sĩ” công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng là gương sáng để em học tập, noi theo”. 

Khâm phục nghị lực của chàng trai, cuối năm lớp 12, Nhẫn đã được Trường Đại học Công Nghiệp Vinh tuyển thẳng vào ngành công nghệ thông tin, miễn giảm hoàn toàn học phí. 

Được trở thành sinh viên ngành mình mơ ước là niềm vui khôn xiết với Nhẫn, nhưng xen lẫn là nỗi lo về tương lai. Do không thể tự sinh hoạt cá nhân được nên từ nhỏ đến lớn, Nhẫn đều phải nhờ mẹ làm giúp. Nhẫn lo về chặng đường 4 năm học đại học vất vả phía trước. 

“Em biết là chặng đường này sẽ còn khó khăn hơn nhiều lần. Nhưng nhất định em sẽ nỗ lực hết mình để không phụ công mong đợi của bố mẹ, mọi người. Hơn nữa để em có thể tự lo cho bản thân mình sau này, không thể sống dựa vào mẹ mãi”, Nhẫn nói.

Nghe con chia sẻ, đôi mắt chị Vinh ngấn nước. Chồng mất sớm, hiện giờ một mình chị tần tảo nuôi 3 người con ăn học gồm một người học đại học ở Huế, Nhẫn học đại học ở Vinh và con út đang học lớp 6.

Chị trải lòng: “Làm mẹ, không cho con một hình hài lành lặn đã là đau xót lắm rồi. Nếu không nuôi được con ăn học đến nơi đến chốn thì… Tôi chỉ mong con có đủ sức khỏe để học tập, kiếm cho mình một cái nghề nuôi bản thân”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.