Cậu bé không tay viết hai chân như một

Cậu bé không tay viết bằng chân
Cậu bé không tay viết bằng chân
(PLO) - Sinh ra không có đôi tay, cậu bé tật nguyền đã phải tập viết bằng chân, “siêu” hơn nữa là cậu viết được bằng cả hai chân.
Kiên trì, nhẫn nại, cậu bé đã nỗ lực sống đúng như cái tên của mình để có được cuộc sống bình thường như bao người khác.
Nghị lực phi thường của cậu bé không tay
Cậu bé nghị lực đó là Nguyễn Đình Nhẫn (SN 1998, xóm 10, xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ngày đứa con trai chào đời, người mẹ vừa nhìn thấy đã sốc đến mức ngất lịm. Người bố và họ hàng nội ngoại đều buồn bã không thốt nên lời. 
Nhẫn là con thứ 5 trong gia đình có sáu anh chị em. Cha mẹ cậu đều không hiểu nổi lí do vì sao đứa bé sinh ra lại bị dị tật, trong khi những người con khác vẫn bình thường. Lúc đó Nhẫn rất yếu ớt, không ai nghĩ cậu có thể lớn lên khỏe mạnh.
Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi bắt đầu tập trườn, tập bò thì cậu bé này vẫn chỉ biết nằm im. Cả gia đình thấp thỏm lo lắng, sợ đứa bé không đi lại và nói năng bình thường được. Nhưng sau đó Nhẫn cũng đã cất tiếng gọi “bố, mẹ” và chập chững bước những bước đầu tiên trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người, không những thế càng lớn càng rắn rỏi. 
Khi mới tập đi, vì không có tay nên cậu bé không thể giữ được thăng bằng trong hoạt động, cứ bước được vài bước là ngã kềnh ra nền nhà, nhiều khi bị ngã rất đau nhưng vẫn không sợ, tiếp tục tập cho đến khi vững vàng.
Thấy các bạn trong xóm nô nức kéo nhau đến trường, Nhẫn cũng về xin bố mẹ đi học. Tuy nhiên, bố mẹ em đều im lặng, họ chỉ biết khóc vì quá thương con. Cậu bé ngây thơ lúc đó chưa hiểu nguyên nhân mình không được đi học là vì thiếu đôi tay. Không chịu đầu hàng số phận, Nhẫn quyết tâm tự rèn luyện để có thể viết bằng chân.
Trong khi các bạn ở trong lớp cầm phấn, cầm bút viết trên bảng, trên giấy, Nhẫn lại một mình ngồi ngoài sân trường dùng chân quặp một que củi nhỏ tập viết trên nền đất. Lúc đầu việc viết bằng chân rất khó khăn, đôi chân non nớt bị sưng đỏ rồi bật máu vì cọ xát với thanh củi cứng. Nhìn thấy cảnh đó người mẹ thương con bật khóc. 
Bà Nguyễn Thị Vinh (SN 1963), mẹ của Nhẫn tâm sự: “Lúc đó thấy bàn chân con bị xây xát chảy máu, tôi rất đau xót. Tôi bảo nó thôi đừng viết nữa nhưng nó không nghe. Nó bảo phải cố gắng tập viết để được đi học. Ngày qua ngày Nhẫn cứ miệt mài tập luyện như vậy, nhiều khi chân rỉ máu nhưng vẫn mặc kệ. Nhìn nó ham học tôi cũng rất vui và hạnh phúc”.
Viết được bằng que củi, Nhẫn lại bắt đầu tập viết bằng phấn. Viên phấn mềm lúc đầu quặp vào chân cứ liên tục bị vỡ, phải mất rất nhiều thời gian tập điều chỉnh bàn chân quặp phấn ở mức vừa phải, quặp chặt quá khiến phấn bị vỡ, lỏng quá lại làm phấn rơi ra. Sau khi chân đã viết phấn thành thạo, Nhẫn lại tập cầm bút để viết trên vở. Những nét chữ tuy còn nguệch ngoạc nhưng đã đầy đủ các nét, dần dần viết bút bằng chân cũng đẹp không thua kém gì các bạn viết bằng tay.
Cứ viết mãi một bên chân làm Nhẫn rất mỏi và đau. Cậu bé lại tập viết bằng cả chân trái để thay đổi. Đến nay Nhẫn đã viết bằng hai chân một cách thành thạo, chữ đều rất đẹp. Vì thường xuyên cúi viết nên Nhẫn bị cong vẹo cột sống, lưng bị gù đi. Tuy nhiên, cậu bé không buồn, niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời em là được đi học cùng các bạn.
Vượt lên số phận
Sau bao nỗ lực, Nhẫn cũng được nhận vào lớp một Trường tiểu học của xã. Để con có thể thuận lợi trong việc học, người bố đã mày mò đóng một bộ bàn ghế riêng để đặt trong lớp học. Được đến trường, cậu bé không tay liên tục gây ngạc nhiên cho mọi người, không chỉ cầm bút viết mà sử dụng các dụng cụ hoc tập khác như compa, thước… cũng rất thành thạo. Năm học đầu tiên cậu học sinh tật nguyền đã đạt danh hiệu tiên tiến. 
Nhưng bất hạnh lại đến. Năm Nhẫn được 9 tuổi, người bố không may bị tai nạn và mất sau đó. Người mẹ một mình nuôi đàn con thơ dại. Nhẫn còn nhỏ song đã sớm tự lập, cố gắng làm các việc sinh hoạt hàng ngày để mẹ không phải bận tâm lo lắng cho mình. Ngoài những lúc đến trường đi học, cậu bé còn giúp mẹ đi chăn bò.
Hình ảnh cậu bé cụt hai tay điều khiển chú bò bằng giọng nói và đôi chân đã trở thành một hình ảnh rất quen thuộc với những người dân địa phương. Khi nhắc đến cậu bé Nhẫn, tất cả người dân nơi đây đều rất khâm phục nghị lực của em.
Năm nay tuy đã 15 tuổi, nhưng nhìn Nhẫn ai cũng nghĩ mới 10 tuổi. Thân hình em rất nhỏ và thấp, cái lưng cong vẹo do từ nhỏ đã cúi tập viết bằng chân. Duy có dáng đi rất nhanh nhẹn, đôi chân có thể làm được nhiều việc thay đôi tay một cách khéo léo. 
Từ năm lớp một đến lớp chín, Nguyễn Đình Nhẫn luôn đạt danh hiệu học sinh khá giỏi của trường, hiện là học sinh lớp 10D trường THPT Nguyễn Duy Trinh của huyện Nghi Lộc. Đường từ nhà đến trường dài hơn 8km, trước đây Nhẫn thường phải nhờ mẹ đưa đi. Nhưng nay các bạn trong lớp đã thay phiên nhau đến chở Nhẫn đi học. 
Bà Vinh cho biết: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi cũng không thể tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập. Nhưng nó không bao giờ kêu than điều gì. Nhẫn rất thương mẹ, nó lúc nào cũng cố gắng tự làm mọi việc để tôi không phải bận tâm. Nhiều khi thấy nó cứ loay hoay mãi mà không thể làm được, tôi liền chạy đến giúp nhưng nó bảo “Mẹ cứ để cho con tập làm cho quen, mẹ cứ làm thay con thì suốt đời này con sẽ không thể tự lập được”. 
Ngoài thời gian học trên lớp, về nhà Nhẫn lại ngồi trên giường lấy sách vở ra để làm bài tập, tất cả những việc sinh hoạt của bản thân đều tự dùng chân làm hết”.
Cậu bé mong sau này sẽ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin để tạo ra được các phần mềm giúp cho việc sinh hoạt và học tập của những người tật nguyền như mình bớt khó khăn hơn trong cuộc sống. Chặng đường đến ước mơ giản dị đó còn vô cùng gian nan. Hi vọng ước mơ sẽ thành sự thật với cậu bé không tay đầy nghị lực.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.