Bình an trong nhà tránh lũ giữa trận 'đại hồng thủy' Quảng Bình

Cụ Nguyễn Văn Dược nói về hiệu quả nhà tránh lũ đối với gia đình mình cho các cán bộ NHCSXH.
Cụ Nguyễn Văn Dược nói về hiệu quả nhà tránh lũ đối với gia đình mình cho các cán bộ NHCSXH.
(PLVN) - Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua tại Quảng Bình đã nhấn chìm 120.000 ngôi nhà, làm 19 người chết, 121 người bị thương và gây thiệt hại rất nặng đến đời sống người dân. Nhưng ngay giữa bao la biển nước, có 2.500 hộ dân đã rất chủ động với trận “đại hồng thủy” nhờ những ngôi nhà vượt lũ từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH).

Về xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), chị Đỗ Thị Lan Kiều, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn Mỹ Hòa do Hội Cựu chiến binh quản lý, chia sẻ rằng: “Thôn hiện có 3 hộ tham gia vay vốn chương trình nhà vượt lũ, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già neo đơn. Nếu không có nhà tránh lũ thì không biết những tài tài sản ít ỏi, tính mạng của họ sẽ không biết bấu víu vào đâu khi nước lũ lên nhanh và ngập sâu như vậy”.

Ở thôn này có bà Dương Thị Tình hoàn cảnh khốn khó đặc biệt. Chồng mất sớm, một tay bà cáng đáng nuôi con gái bệnh tật, đau ốm quanh năm và đứa cháu ngoại mới hơn 2 tuổi. “Tôi được NHCSXH tỉnh Quảng Bình cho vay 15 triệu đồng, cùng với số tiền tích cóp được lâu nay nên xây được căn nhà vượt lũ này. Lũ ập về, căn nhà không chỉ là nơi trú ẩn của 3 bà cháu mà còn là nơi để bà con trong xóm tá túc tránh lũ. Không những vậy còn kê được cả bếp núc, nấu ăn chống đói qua ngày chờ lũ rút”.

Có mặt tại các địa bàn lũ ngập sâu để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, ông Nguyễn Văn Thục - Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy - bày tỏ mong muốn: “Sau trận lũ kinh hoàng này, bà con xã tôi có chung mong muốn rằng, ngoài những hộ nghèo, khó khăn ra thì NHCSXH cần có giải pháp nhân rộng đối tượng vay vốn xây nhà vượt lũ ở những vùng xung yếu thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ khi bản thân họ chưa chưa đủ điều kiện để tự xây dựng được”.

Căn nhà vượt lũ của bà Dương Thị Tình là chỗ trú ẩn an toàn cho gia đình và nhều người dân trong xóm.
 Căn nhà vượt lũ của bà Dương Thị Tình là chỗ trú ẩn an toàn cho gia đình và nhều người dân trong xóm.

Trận lũ lịch sử quét qua, cuốn trôi hết tài sản, nhiều hộ gia đình đã lâm vào cảnh trắng tay. Một số ít như gia đình cụ ông Nguyễn Văn Dược (89 tuổi, ở thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh) thì may mắn hơn. Bởi không chỉ tín mạng các thành viên trong nhà được đảm bảo an toàn mà nhiều tài sản quan trọng và nhiều nhu yếu phẩm cần thiết cho những ngày mưa lũ được cất trữ an toàn.

“May nhờ xây được nhà vượt lũ từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH quá thiết thực, không thì thân già như tui không biết phải bấu víu vào đâu vì lũ lớn và lên nhanh lắm. Cả xóm xung quanh nhà thấp hơn nên đã bị ngập hết” – cụ Dược cho hay.

Cùng thôn với cụ Dược có cụ ông Trần Thập gia cảnh thuộc diện nghèo khó nhất xã Tân Ninh. Cụ Thập năm nay đã 90 tuổi vẫn phải một thân mình lọ mọ nuôi đứa con trai tàn tật, mắc chứng tâm thần.

Cụ thật thà tâm sự: “Căn nhà gỗ ọp ẹp bên cạnh dựng đã mấy chục năm rồi nên mục nát hết. Thân tui già yếu, con cái lại khờ dại tật nguyền. Nhờ sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng NHCSXH huyện nên căn nhà vượt lũ của cha con tôi vừa kịp hoàn thành ngay trước mùa mưa bão năm nay. Không thì giờ cha con ôm nhau trôi ra biển rồi”.

Được biết, chương trình xây nhà vượt lũ cho người dân được thực hiện với nguyên tắc “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp”. Nhà chòi tránh lũ có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6m tại vị trí xây dựng, diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu là 10m2. Các kết cấu chính như móng, khung, sàn tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố.

Mẹ con bà Dương Thị Tình di chuyển đồ đạc lên nhà tránh lũ để cất giữ khi mưa lũ về.
Mẹ con bà Dương Thị Tình di chuyển đồ đạc lên nhà tránh lũ để cất giữ khi mưa lũ về. 

Hiện tại ở Quảng Bình, hiện có 2.500 gia đình đã xây dựng và mô hình nhà vượt lũ này đang phát huy hiệu quả rất tốt, giải quyết được khó khăn trong công tác di dời, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi lũ lụt xảy ra. Chương trình xây nhà vượt lũ đã thể hiện cơ chế, chính sách và cách làm rất phù hợp, sát với thực tế và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Theo ông Trần Văn Tài - Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Bình, kể từ khi triển khai chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây nhà phòng tránh lụt bão vay vốn NHCSXH theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay, Chi nhánh đã chủ động tiếp cận, khuyến khích các hộ nghèo xây nhà chống lũ và hiện đã giải ngân cho vay được gần 68% số hộ theo đề án.

Trao đổi với PLVN, ông Tài khẳng định: “Sau trận lũ lịch sử vừa qua, những lũ mà NHCSXH tỉnh Quảng Bình hỗ trợ cho người dân đã phát huy hiệu quả rất tốt, giảm thiểu thiệt hại về tín mạng, tài sản cho bà con. Hiện chúng tôi đang rà soát lại tình hình thiệt hại để xin Trung ương bổ sung nguồn vốn giúp bà con khắc phục hậu quả sau lũ và có đồng vốn để tái sản xuất, sớm ổn định cuộc sống”.

“Mặt khác, miền Trung là vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt tôi rất mong Nhà nước cần có sự quan tâm và đưa ra những giải pháp căn cơ hơn đối với những vùng có mưa bão thường xuyên như Quảng Bình. Các bộ, ngành cần nghiên cứu để kéo dài chương trình cho vay hộ nghèo về xây dựng nhà ở, nhà vượt lũ để phòng chống thiên tai, kể cả việc xem xét nâng mức cho vay. Đồng thời, cần mở rộng đối tượng hộ cận nghèo cũng có thể vay chương trình này” – ông Trần Văn Tài chia sẻ thêm.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.