Bí ẩn 'Thánh tượng' và xá lợi ngàn năm bất hoại

Chiếc ngai được thờ trang trọng trong gian nhà Thánh tại chùa Keo
Chiếc ngai được thờ trang trọng trong gian nhà Thánh tại chùa Keo
(PLO) - Xuất hiện cùng thời với vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh, cuộc đời của Thiền sư Không Lộ dường như bình lặng hơn. Bởi vậy, việc sau khi ngài viên tịch và lưu lại xá lợi là thân xác “ngàn năm bất hoại”, hay còn gọi là “Thánh tượng”của Thiền sư Không Lộ đã trở thành đề tài gây tranh cãi.

Bí ẩn “thánh tượng” và xá lợi ngàn năm

Nằm cách không xa trung tâm huyện Vũ Thư (Thái Bình), chùa Keo ngàn năm tuổi không chỉ lưu giữ những di vật quý giá có niên đại hàng trăm năm, mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện bí ẩn về cuộc đời của một vị Thiền sư nổi tiếng nước Việt - Thiền sư Không Lộ.

Theo sử sách còn lưu lại, sau thời gian tu hành và đắc đạo, Thiền sư Không Lộ đã chọn chùa Keo làm nơi phát tích, giảng đạo. Nhiều vị cao tăng ngày nay vẫn luôn khẳng định, sau khi viên tịch Thiền sư đã để lại cho hậu thế một tấm lòng bao dung và vị tha.

Trong quá trình làm trụ trì tại chùa Keo, ngài luôn dùng tình cảm xen lẫn với ngôn ngữ của bậc giác ngộ để chuyển hóa tâm thức của Phật pháp đến với chúng sinh; đặc biệt, sau khi viên tịch và hỏa táng ngài đã để lại xá lợi là bức “Thánh tượng” ngàn năm lưu lại muôn đời.

Theo sách “Trùng san Thần Quang tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu”, cùng với truyền thuyết từ dân gian; sau khi tu hành khổ hạnh Thiền sư Không Lộ đã trở về cõi tây phương cực lạc vào ngày 3/6/1094, đời vua Lý Nhân Tông.

Trong thời gian lâm bệnh, chúng đệ tử và người dân trong làng đã dùng gỗ trầm hương để tạc chân dung Thiền sư. Các đệ tử đã tạc tượng từ giờ Dậu đến giờ Dần, nhưng mới hoàn thành xong phần đầu và phần trước, sau đó thì dừng lại không tạc nữa bởi Thiền sư đã viên tịch khi bức tượng về mình còn chưa kịp hoàn thành.

Sau khi thác, môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hỏa táng ngài; lúc bấy giờ bầu trời tự nhiên tối sầm lại, mây đen kéo đến kín cả bầu trời. Điều kỳ lạ, giữa đám mây đen ấy lại xuất hiện một đám mây vàng chiếu thẳng xuống đàn hỏa thiêu. “Theo các cụ kể lại, sau khi viên tịch Thiền sư đã hóa vào bức tượng đang còn tạc dang dở, người dân đã lấy áo cà sa đắp lên bức tượng gỗ thì bức tượng bỗng nhiên hóa thành bức tượng hoàn thiện. Mọi người gọi là “Thánh tượng” từ đó; hiện nay “Thánh tượng” đang được lưu giữ tại nhà Thánh của chùa.

Chia sẻ về bức “Thánh tượng” của Thiền sư Không Lộ, vị trụ trì chùa Keo, Đại đức Thích Quang Tiến cho hay: “Hiện nay trong gian thờ Thánh, nhà chùa chỉ thờ ngai và thờ kiệu của Thiền sư, đó vẫn luôn là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng. Còn bức “Thánh tượng” được gìn giữ rất cẩn thận phía trong hậu cung.

Theo chu kỳ 3 năm một lần nhà chùa sẽ tổ chức tắm tượng, và thay áo cho ngài một lần. Những lần ấy thường vào đêm trước khi diễn ra lễ hội vào mùa xuân hoặc mùa đông. Một cụ già trong Ban Khánh tiết của làng sẽ cùng với nhà chùa tiến hành thay áo, người được lựa chọn phải hội đủ tiêu chuẩn 3 tháng chay tịnh dưới sự chứng kiến của nhà chùa. Công việc này được tiến hành theo nghi thức từ xa xưa và rất nghiêm ngặt, người được lựa chọn phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy khi tiến hành thay áo và tắm cho tượng thánh”.

Theo vị trụ trì chùa Keo, việc “Thánh tượng” có phải là xá lợi hay không ngay bản thân vị Đại đức cũng không thể có được câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, từ xưa đến nay bức “Thánh tượng” ấy vẫn luôn được các vị trụ trì tiếp nối, cùng với người dân địa phương gìn giữ và bảo vệ rất nghiêm ngặt. Mọi người vẫn cho đó là một bí ẩn về thân xác ngàn năm bất hoại sau khi viên tịch của Thiền sư Không Lộ và đã là điều kỳ bí thì rất khó lý giải.

Chân dung Thiền sư Không Lộ được đúc lại bằng đồng

Chân dung Thiền sư Không Lộ được đúc lại bằng đồng

Vị Thiền sư có thể bay trên không trung

Trong cuốn “Thần Quang tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu” có ghi lại, Thiền sư Không Lộ là sư tổ đời thứ 9 của Thiền phái Ngôn Thông. Ngài sinh năm 1016, tên thật là Dương Minh Nghiêm, quê ở làng Hải Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Theo sử sách nghiên cứu, những người họ Dương nhiều đời làm nghề đánh bắt cá mưu sinh. Tuy nhiên, đến đời Dương Minh Nghiêm thì ngài lại là người thông thạo văn chương và có lòng từ bi thiện nguyện.

Thưở thiếu thời, Dương Minh Không dường như đã có duyên với đạo Phật. Với bản tính tìm tòi, học hỏi ngài ngao du khắp nơi. Khi đến chùa Am tại làng Lại Trì (Thái Bình), cảm trước cảnh vật thanh tịnh và huyền bí nơi này Thiền sư đã xin ở lại chùa. Đến năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 2 (tức năm 1044) khi đó vừa tròn 28 tuổi ngài quyết định xuống tóc, xuất gia quy y cửa Phật, lấy hiệu là Không Lộ.

Tại chùa Lại Trì, Không Lộ Thiền sư đã được thỉnh đạo pháp của thiền sư Lôi Hà Trạch cùng với hai người bạn đồng môn của mình là Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Giác Hải (sau trở thành 3 vị thiền sư nổi tiếng nhất Việt Nam cho đến ngày nay).

Được biết, trong quá trình giác ngộ đạo Phật, Dương Không Lộ cùng với hai người bạn đồng môn của mình cảm thấy chưa thỏa mãn với những điều đã được học. Bởi thế, vào năm 1059 sau khi bàn bạc cả 3 vị thiền sư đã đồng lòng cùng nhau sang Tây Thiên học Phật pháp. Sau một thời gian tu hành và lĩnh hội Phật pháp, học được những pháp thuật linh dị, 3 vị thiền sư rời Tây Thiên trở về nước.

“Tương truyền, sau khi tu hành đắc đạo Thiền sư Không Lộ có thể bay lên không trung và đi trên mặt nước giống như Sư tổ Đạt Ma. Những pháp thuật cao siêu của Thiền sư không thể đo định được, bởi thế Thiền sư có thể nhìn thấy trước tương lai. Thậm chí nhìn thấy sự thịnh suy của vương triều nhà Lý. Sư tổ không chỉ là một biểu tượng cho sự giác ngộ Phật pháp, tìm ra chân lý đạo Phật, mà còn được coi là ông tổ của nghề đúc đồng ở Việt Nam”, Đại đức Thích Quang Tiến cho biết.

Theo cuốn sách “Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục”, vào năm 1061, Dương Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (còn gọi là làng Keo). Khi đó vị Thiền sư có ý định đúc “An Nam tứ đại khí” bằng đồng, hiềm nỗi khi đó nước ta lại thiếu đồng. Chợt nghĩ ra nước Tống là nước lớn, ắt sẽ có nhiều đồng, vì thế Không Lộ Thiền sư bèn tìm đường sang Bắc Triều (Trung Quốc). Sau khi được diện kiến vua Tống, Dương Không Lộ đã bày tỏ ý định của mình, vua bèn trả lời: “Sư mang được bao nhiêu thì ta cho bấy nhiêu”; “Ta chỉ xin một quẩy mang về” - Thiền sư trả lời. Nghe vậy vua Tống bật cười và đồng ý liền. Điều ngạc nhiên, khi vào kho dự trữ đồng Thiền sư lấy hết cả đồng mà quẩy vẫn chưa đầy…

Sau sự kiện sang nước Tống xin đồng và thực hiện đúc hàng loạt những tượng đồng, chuông đồng lớn; nghề đúc đồng ở Việt Nam bắt đầu phát triển và hẳn nhiên hậu thế đã coi Dương Không Lộ như là ông tổ khai sinh ra nghề đúc đồng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.