Bí ẩn hai bảo vật 'ông đen', 'ông đỏ' có niên đại hàng trăm năm

Hai pho tượng ông Đen, ông Đỏ.
Hai pho tượng ông Đen, ông Đỏ.
(PLO) -Chùa Nhạn Sơn (ở thôn Nhạn Tháp Nam, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đang thờ hai pho tượng khổng lồ cao khoảng 2,8m, trong đó một ông sơn đen, một ông sơn đỏ. Tương truyền, hai pho tượng này được vua Chiêm Thành sai thợ tạc hình đôi bạn thân Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền. Ngày nay, hai pho tượng Chăm này đã được Việt hóa cho giống người Việt.

Truyền thuyết đôi bạn thân Công - Điền

Đến phường Bình Định (ở trung tâm thị xã An Nhơn), trông về hướng Tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, màu gạch chín, chung quanh là đất màu xám, đó là núi Long Cốt. 

Núi này trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài xanh mát. Núi nằm trong thôn Nhạn Tháp, nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp, và chùa nằm dưới chân núi nên mang tên là chùa Nhạn Sơn.

Bên trong chính điện chùa Nhạn Sơn đang thờ hai pho tượng cổ bằng đá, một ông sơn đen, một ông sơn đỏ. Vì thế, người dân địa phương thường gọi là chùa Ông Đen Ông Đỏ hay chùa Ông Đá. 

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng - trụ trì chùa, hai pho tượng cổ này có từ thời người Chiêm Thành (người Chăm) còn đóng đô ở thành Đồ Bàn (thuộc xã Nhơn Hậu). 

Người dân trong vùng quan niệm, hai pho tượng linh thiêng cầu đảo là ứng nghiệm nên thường đến cúng bái cầu nguyện. Nhất là con cái ốm đau, bệnh tật, trẻ hay khóc đêm đem về bán gửi Phật và hai ngài là hết khóc ngay.

Đến nay không có tài liệu chính xác nào cho biết về thời điểm lập chùa mà tất cả chỉ là truyền thuyết. Theo đó, lúc mới dựng lên, chùa có tên là Thạch Công Tự, nghĩa là chùa thờ ông Đá. Thời gian sau, người dân biết câu chuyện lý giải về hai pho tượng đá này nên đổi tên chùa thành Song Nghĩa Tự, tức là chùa thờ hai anh em kết nghĩa. 

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, thế kỷ 16, vùng An Nhơn bị hạn hán kéo dài, tuần phủ địa phương cho dân lập đàn tràng cầu mưa. Hòa thượng Chí Mẫn được người dân giới thiệu đứng ra chủ trì việc lập đàn cầu mưa và kết quả đã có mưa giải hạn. 

Hòa thượng Chí Mẫn được quan tuần phủ mời ở lại lập chùa. Tên chùa được hòa thượng Chí Mẫn đổi thành Nhạn Sơn Linh Tự vẫn còn đến ngày nay. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà nghiên cứu đặt ra là giữa hai pho tượng đá này và ngôi chùa có mối quan hệ như thế nào với nhau?

Tương truyền, đây là tượng của đôi bạn chí thân Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền, một người ở Hóa Châu (tỉnh Thừa Thiên Huế) còn người kia quê ở tỉnh Ninh Bình. 

Toàn cảnh chùa Nhạn Sơn.
Toàn cảnh chùa Nhạn Sơn.

Vị đỏ là con một nhà nho nghèo trên đường ra kinh đô Hà Nội đi thi. Ra đến Quảng Bình thì bị bệnh ngất xỉu dọc đường rồi được thân sinh của vị sơn đen là một đại điền chủ đem về chữa trị. Sau này, cả hai vị cùng đi thi, vị sơn đỏ đậu quan Văn, vị sơn đen đậu quan Võ. Cả hai đều là những bậc anh tài được vua nhà Trần trọng dụng. 

“Ông Huỳnh Tấn Công làm quan văn nên tay cầm cây giản (là một cây lịnh), có nghĩa là ra vào trong triều không ai gạn hỏi. Ông Lý Xuân Điền cầm cây kiếm lệnh tức là làm quan võ, được quyền tiền trảm hậu tấu. Điều này chứng tỏ hai ông đều làm quan rất có uy tín trong triều, được nhà vua tin cẩn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng phân tích.  

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, lúc ấy đang thời loạn lạc, giặc Tàu đe dọa phương Bắc, quân Chiêm Thành uy hiếp phía Nam, vua Trần cử mỗi người cầm quân đi đánh dẹp một phương. 

Huỳnh Công Tuấn được cử đi đánh Chiêm Thành, nhưng chẳng may bị bắt làm tù binh rồi trở thành gia nô cho một viên đại thần trong triều đình Chiêm Thành. Tuy nhiên, nhờ có tài xem mạch, bốc thuốc, có lần Huỳnh Tấn Công đã chữa cho vua Chiêm Thành khỏi một căn bệnh hiểm nghèo. Từ đó, ông được sủng ái hết mực. 

Sau khi dẹp xong giặc Bắc quay trở về, biết Huỳnh Tấn Công đang lưu lạc nơi đất Chiêm Thành, Lý Xuân Điền quyết chí vào Nam tìm bạn. Đôi bạn thân này gặp được nhau, nhưng là lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền lại bị Xiêm La bắt. 

Thời gian sau, hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái ông Huỳnh Tấn Công nên ông yêu cầu dùng Lý Xuân Điền làm lễ vật cầu hôn. Hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt. Hai người ra về được ít lâu, vì thương nhớ, vua Chiêm Thành đã sai thợ tạc tượng hai ông để hàng ngày được ngắm nhìn cho thỏa, cũng là để tỏ lòng cảm mến, biết ơn và lưu niệm hậu thế.

Việt hóa hai pho tượng Chăm

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chiến tranh, hai pho tượng đá bị vùi lấp. Sau này, người Việt khai hoang cày cuốc phát hiện nên lập chùa thờ phụng. Dân làng kể rằng, từ mấy trăm năm về trước dưới đất bỗng trồi lên hai pho tượng. Những người tò mò đến rờ mó nghịch ngợm thì về nhà mắc chứng nhức đầu. Sợ quá nên họ lập đền thờ, lúc đầu lợp tranh sau mới xây gạch.

Truyền rằng, ban đầu khi mới lập chùa, hai pho tượng có cùng một nước sơn. Sau này, người ta sơn một ông màu đỏ, ông màu đen rồi thêm râu, đội mũ và mặc áo bào cho giống với người Việt. 

Theo đó, pho tượng sơn màu đỏ, tay phải đưa ra vừa tầm ngang với ngực rất tự nhiên. Hai cổ tay đều đeo vòng tràng hạt. Hai cổ chân cũng đeo vòng tròn nhưng khác nhau, vòng tròn chân phải là hình một con rắn, vòng tròn chân trái phía trước chạm nổi lá đề.

Pho tượng sơn màu đen, cổ tay đeo tràng hạt, hai cổ chân chống hai con rắn, bệ tượng tròn chạy xung quanh là những vòng tràng hạt. Tuy nhiên, tay phải đã bị gãy hiện được đắp bằng xi măng.

Cả hai tượng đều mặc sampot (trang phục truyền thống của Campuchia bây giờ), dải buông ra phía trước, đuôi vểnh chéo thành năm nếp vắt lên đùi trái, người ở trần, đeo chéo một con rắn đầu ló ra trước ngực, tóc búi cao xung quanh là những sợi dây buộc chéo, trâm cài phía sau, đầu đội mũ có rìu xéo. Cả hai pho tượng đều có miệng lớn, mũi bành rộng lưng gãy, ngực hơi ưỡn ra phía trước. 

Bia Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Nhạn Sơn.
Bia Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Nhạn Sơn.

Tuy nhiên, bây giờ y phục của hai pho tượng đều đã được Việt hóa, thay bằng áo đại bào, đầu đội mũ đằng cho giống với các tượng thần trong chùa Việt. 

“Hai pho tượng ở chùa Nhạn Sơn bị Việt hóa, Phật giáo hóa cũng là đặc điểm chung của rất nhiều tượng Chăm cổ còn sót lại ở Việt Nam. Hai pho tượng được người dân và nhà chùa mặc áo màu vàng, thờ cúng cùng với các vị Phật”, hòa thượng Thích Thị Hoàng cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, câu chuyện về hai pho tượng trong chùa Nhạn Sơn này được cụ Bùi Văn Lang ghi chép trong sách Địa dư mông học tỉnh Bình Định (xuất bản năm 1933 và tái bản năm 1935). Tuy có vài khác biệt về địa danh và một số tình tiết trong câu chuyện nhưng các dị bản này cũng nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ này. 

Ngày nay, nhân dân trong vùng cũng như du khách thập phương cứ rằm, mùng một, các dịp lễ, tết lại tìm đến chùa đi lễ chùa để cầu xin đức Phật được mọi sự tốt lành, con cái đỗ đạt. Họ truyền nhau những câu thơ viết về ngôi chùa này: “Chùa xưa ẩn bóng xoài xanh/ Thờ hai tượng đá Chiêm Thành bấy nay/ Cõi trần không - sắc, sắc - không/ Hồi chuông triêu mộ gọi lòng từ bi”.

Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, năm 1977, các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khảo cổ Hà Nội vào nghiên cứu hoa văn ở thắt lưng hai pho tượng và như các sử liệu khác xác định hai pho tượng có vào thế kỷ XIII.
Đến thế kỷ XVI chùa được lập và được sắc tự thời Tự Đức thứ 17 và Bảo Đại thứ 18 với tên gọi là Nhạn Sơn Linh Tự. Năm 2011, ngôi chùa này được Bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật; nơi lưu giữ hai tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỉ XIII.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.