Bí ẩn dị thường ở những hồ nước lạ nhất Châu Phi

Nằm giữa hoang mạc Gafsa (Tuy-ni-di) nóng tới 40 độ C, hồ nước lạ xuất hiện như từ hư không, đem lại cho dân địa phương những trải nghiệm phi thường
Nằm giữa hoang mạc Gafsa (Tuy-ni-di) nóng tới 40 độ C, hồ nước lạ xuất hiện như từ hư không, đem lại cho dân địa phương những trải nghiệm phi thường
(PLO) -Thế giới tự nhiên quanh ta không ngừng thay đổi, luôn tạo ra những hiện tượng siêu kỳ lạ. Có lẽ rất ít người biết về nguyên nhân hình thành 2 cái hồ ở châu Phi, đã làm mê hoặc dân bản địa ...

Một trong những hồ nước bí ẩn dường như xuất hiện chỉ sau một đêm tại một trong những nơi ít ai ngờ tới, không ai nghĩ là nơi đó có thể có hồ nước: Giữa một hoang mạc khô nẻ, chai lỳ ở Tuy-ni-di. 

Hồ nước thiên đường

Tháng 8/2014, các mục đồng ở vùng Gafsa – một nơi xa xôi, hẻo lánh ở miền Trung Tuy-ni-di – trong lúc đang làm việc cực nhọc ngay trong tiết trời mùa hè nóng bức thì vô tình đi lạc vào một nơi khiến cho họ choáng váng khi nhìn thấy: Một hồ nước tỏa hơi mát lạnh, làm tiêu tan cái nóng khắc nghiệt, xuất hiện như từ trên Thiên đường.

Mehdi Bilel là người đầu tiên nhìn thấy cảnh tượng kỳ quặc ngay trong một hẻm núi sa mạc khô cằn, sau đó vẫn còn đầy kinh ngạc khi nói với các nhà báo: “Sau mấy tiếng hùng hục làm việc không ngơi nghỉ, thành thật mà nói rằng tôi ngỡ như mình bị ảo giác. Tôi không biết nhiều lắm về khoa học, với tôi nó là phép nhiệm mầu”.

Cái hồ huyền bí đó rộng cỡ 1 ha và sâu ước từ 10 - 18 m, xuất hiện trong ánh mắt kinh ngạc tột độ của các bộ lạc bản địa bởi họ không thể nào tin nổi là có một hồ nước trong vắt xuất hiện tại một khu vực khô hạn đến cùng cực.

Vì diện tích khổng lồ của hồ nước nên dân bản địa đã biến nó thành bãi tắm lý tưởng, gọi nó là Lac de Gafsa hay “Bãi biển Gafsa”, và nô nức kéo tới đây để thỏa thuê bơi lội, vẫy vùng trong làn nước mát lạnh trái ngược với nhiệt độ nóng tới 40 độ C ngoài hồ.

Qủa thật ngoài sức tưởng tượng khi dân tình lặn, bơi lội và chèo xuồng ngay trên làn nước mát lạnh ngay giữa một trong những khu vực nóng và khô cằn nhất thế giới. Người ta không biết hồ được hình thành khi nào vì nơi này dân cư sống khá thưa thớt.

Một giả thuyết được nêu ra là có thể một trận động đất cường độ nhỏ khiến cho tầng nước ngầm bị gãy và nền đất sụp xuống, làm nước chảy ra làm đầy bề mặt, song rõ ràng là nơi đây không hề có tầng nước ngầm sau nhiều cuộc khảo sát kỳ công. Còn có những lý do khác cho rằng nước mưa đã tập trung trong hẻm núi, mặc dù hồ nước xuất hiện ngay giữa nơi khô hạn và nơi này thường có lượng mưa thấp kỷ lục.

Các nhà địa chất học bó tay, không sao tìm ra chuyện gì diễn ra ở đó, và nguồn gốc hồ nước vẫn chìm trong bí ẩn. Phần đông cư dân bản địa tin rằng có một phép lạ đã hóa nên hồ nước nơi đây, đem lại chốn tắm rửa mát lành cho người dân tại nơi có địa hình nghèo kiệt.

Và cũng có nhiều đồn đại nói rằng có một lời nguyền trong hồ nước bí ẩn này. Nước hồ trong suốt và có một vệt màu xanh đã biến thành bùn xanh do hiện tượng tảo nở hoa và tiềm tàng khả năng gây ngộ độc. Sự hiện diện  dầy đặc của tảo có nghĩa là nước không được bổ sung, và có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn và bệnh dịch. Ngoài ra còn có một số cảnh báo rằng nước hồ có thể bị nhiễm phốt pho từ hoạt động khai mỏ.

Vùng đất có hồ nước kỳ lạ từng được khai thác phốt pho trong suốt một thời gian dài kể từ khi nó được khám phá ra vào năm 1886, và bản thân Tuy-ni-di ngày nay vẫn là nhà xuất khẩu phốt pho đứng thứ 5 thế giới, thành phố Gafsa cũng là trung tâm của ngành công nghiệp này.

Sự hiện diện của phốt pho và bức xạ tồn dư trong nước hồ có thể gây bệnh ung thư, dẫn đến việc Văn phòng an toàn cộng đồng Gafsa phải ra một cảnh báo về các mối nguy hiểm khi tắm ở hồ lạ này. Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo, vẫn có nhiều dòng người tìm tới hồ lạ để trốn hơi nóng hầm hập của sa mạc.

Châu Phi không chỉ có những đàn dã thú và đồng cỏ, nó còn chứa trong lòng nhiều bí mật kỳ thú
Châu Phi không chỉ có những đàn dã thú và đồng cỏ, nó còn chứa trong lòng nhiều bí mật kỳ thú 

Hồ nước chữa bệnh

Nhưng xứ Tuy-ni-di không phải là nơi duy nhất xuất hiện hồ lạ. Ở Nigeria, cũng có một cái hồ khác xuất hiện chình ình trong lòng cộng đồng Ameke Nanchi, thuộc bang Enugu, dân địa phương rất tôn sùng hồ nước vì những đặc tính chữa bệnh huyền diệu của nó. 

Ngày 11/11/2014, một người chăn thả gia súc địa phương nghe thấy có tiếng như một vụ nổ, và khi chạy bổ tới nơi phát ra tiếng động lớn thì thấy nước phun ra òng ọc từ lòng đất. Người chăn gia súc há hốc mồm vì kinh ngạc trước cảnh tượng thần tiên, còn dân địa phương quanh đó tin rằng nếu lấy nước này về thì có thể chữa lành bệnh cho người mù. Trong lúc đó nước từ từ dâng lên, lan ra đạt tới đường kính 170 m. Không rõ nước từ đâu phun ra cũng như nguồn gốc nào gây nên vụ nổ kỳ lạ. 

Tin đồn về khả năng chữa bệnh diệu kỳ từ hồ lạ đã tạo ra một làn sóng những người bệnh từ khắp nơi trên đất nước Nigeria đã kéo tới lấy nước bùn của hồ lạ với hy vọng chữa lành mọi bệnh tật. Nhiều người đến đây lấy nước đã nói rằng nước đã chữa lành nhiều chứng bệnh hiểm nghèo bao gồm mù, điếc và chấn thương. Một người đàn ông bị liệt sau khi tắm trong hồ nước lạ đã tuyên bố rằng nước hồ đã giúp cho ông đi lại thoải mái như bình thường.

Những tuyên bố về khả năng chữa bệnh huyền diệu đã tạo ra một làn sóng ảnh hưởng rộng khắp tại khu vực vốn chìm ngập trong sự nghèo đói, hàng trăm người kéo tới ngâm tắm trong làn nước bẩn thỉu của hồ lạ.

Cái hồ kỳ bí được biết đến với nhiều tên lạ như “Hồ Bethsaida”, “Sông Jordan”, “Ogbongwu” và nhiều tên khác, thu hút cả người dân ở các quốc gia láng giềng như Ghana, Togo và Cộng hòa Benin. Họ đến hồ với đủ loại độ tuổi, còn dân làng xem đám đông du khách là cơ hội để kinh doanh với nhiều gánh hàng rong ra đời, rồi dịch vụ lấy nước hồ lạ cho vào từng thùng để bán cho khách có nhu cầu, dịch vụ cho thuê taxe và xe gắn máy... đáp ứng cho nhu cầu của du khách.

Du khách tìm đến hồ để hy vọng ở quyền năng chữa bệnh của nó, họ uống nước hồ, thậm chí cắt thân cây thảo mộc quanh đó nấu với nước hồ để làm chè (trà) thảo mộc chữa bệnh. Một số người đã mang hình ảnh của người thân đến hồ để cầu nguyện cho sức khỏe của họ. 

Cũng có những ý kiến cho rằng đây không phải là lần đầu tiên hồ lạ hiện diện. Lần đâu tiên người ta ghi nhận nó “sinh ra” là vào năm 1992, sau đó hồ đột nhiên biến mất. Thủ hiến vùng Ameke-Nachi là tù trưởng Dominic Onuigbo cho rằng, cái hồ lạ có tuổi rất lâu đời,  đã xuất hiện 3 lần trong suốt 80 năm qua, đặc biệt luôn xuất hiện vào những lúc thời tiết nóng nực, khô hạn. Truyền thuyết địa phương nói rằng nếu lời cầu nguyện thành tâm thì nước phép từ hư không sẽ phun ra. 

Với những lời đồn đãi về tính năng chữa bệnh, hồ lạ bí ẩn ở Nigeria trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của giới chức lãnh đạo và viên chức y tế. Nhà chức trách lo lắng khi người bệnh kéo tới hồ ngâm tắm nhưng có thể đi tiểu tiện trên bờ và hàng ngàn cơ thể người trần trụi tắm trong làn nước tù đọng dễ biến cái hồ lạ thành nồi "tạp pí lù".

Hồ nước kỳ lạ xuất hiện ngay giữa cộng đồng cộng đồng Ameke Nanchi, bang Enugu, Nigeria. Dân bản địa tin là ngâm tắm trong hồ có thể chữa lành bệnh tật
Hồ nước kỳ lạ xuất hiện ngay giữa cộng đồng cộng đồng Ameke Nanchi, bang Enugu, Nigeria. Dân bản địa tin là ngâm tắm trong hồ có thể chữa lành bệnh tật 

Người ta lo rằng một trận đại dịch có thể hình thành từ những người vốn đã mắc bệnh tiêu chảy khi họ tắm trong hồ lạ, và sẽ làm lây bệnh cho người địa phương. Cái hồ lạ cũng là môi trường hấp dẫn cho muỗi mòng sinh sôi, có thể là ổ dịch bùng phát bệnh sốt rét. Thời gian sẽ trả lời cho người địa phương biết đây là hồ nước thần hay ổ dịch bệnh tử thần...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.