Bảo tồn cầu Long Biên: Vẫn chờ tranh cãi

(PLO) -Cầu Long Biên là một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Thế nhưng, cây cầu hơn 100 tuổi, chứng nhân của lịch sử này đang ngày một xuống cấp trầm trọng, khi các chuyên gia, các nhà bảo tồn vẫn đang tranh cãi về nó… 

Giấc mơ có quá xa xôi?
Cầu Long Biên được xây dựng và hoàn thành năm 1902. Sau hơn 100 năm sử dụng, cầu đã xuống cấp trầm trọng khi nhiều chỗ bị nghiêng, nứt, các trụ sắt bị hoen gỉ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng.
Từ nhiều năm nay, phần đường bộ cầu Long Biên chỉ dành cho xe máy, xe đạp và các phương tiện thô sơ để hạn chế tải trọng. Nhưng mỗi ngày vẫn có nhiều chuyến tàu cùng hàng vạn phương tiện qua cầu mà chưa một lần được sửa chữa lớn nên không biết cây cầu này còn có thể trụ vững được bao lâu nữa.  
Đau đáu với cây cầu lịch sử từ nhiều năm nay, KTS Nguyễn Nga, Chủ tịch HĐQT Cty Tư vấn đầu tư và phát triển cầu Long Biên đã thực hiện triển lãm “Cầu Long Biên - cây cầu của nghệ thuật” với 112 tác phẩm hội họa và 112 tác phẩm ảnh về cây cầu Long Biên huyền thoại của hơn 50 nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế (đến từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc) thể hiện những khía cạnh khác nhau về cây cầu lịch sử, tình yêu, chiến tranh và hòa bình, hy vọng và những ước mơ với 4 cuộc tọa đàm.
Mới đây, trong cuộc hội thảo “Cầu Long Biên - giải pháp nào để bảo tồn và phát triển?”, KTS Nguyễn Nga đã đề nghị bảo tồn cầu cạn của cầu Long Biên trở thành vườn treo và gầm cầu thành vườn nghệ thuật, làng nghề truyền thống.
Riêng 9 nhịp cầu nguyên thủy sẽ được duy trì bảo tồn nguyên trạng và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán để làm bảo tàng triển lãm 2 đầu tàu hơi nước. Biến những toa xe cũ thành quán cà phê và nhà hàng, được đặt trên một nền kính trong suốt để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe lửa cũ cũng như nước sông Hồng chảy bên dưới.
Xung quanh đề xuất này, nhiều chuyên gia đã có nhiều ý kiến cho rằng, đây là đề án có nhiều ý tưởng hay nếu thực hiện được là đáng quý, sẽ đóng góp thêm một công trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng phân tích khả năng thực tiễn đặt ra khi cầu Long Biên vẫn là một công trình giữ vai trò giao thông là chủ yếu. Nếu thực hiện được dự án thì chức năng giao thông khó có thể thực hiện được.
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên 
Hơn nữa, cần xem xét các vấn đề khác khi việc bảo tồn còn đi đôi với việc cây cầu phải được công nhận là di tích. Và trong tiền lệ của chúng ta chưa có công cuộc bảo tồn một cây cầu giao thông thành một cây cầu văn hóa du lịch, liệu có sức thu hút? 
Không thể đợi…
Tại buổi thảo luận với những người dân yêu Hà Nội, gắn bó với Hà Nội cho thấy việc tìm giải pháp bảo tồn cầu Long Biên vẫn là “bài toán” hóc búa khi mỗi người mỗi ý. Những ý tưởng “chưa có tiền lệ” trên được KTS Nguyễn Nga kì vọng nếu được phê duyệt sẽ xin kinh phí nguồn vốn ODA của chính phủ Pháp. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng nếu đã công nhận cầu Long Biên là biểu tượng của đất nước thì việc gì phải nhờ cậy tài trợ từ khoản tài trợ ODA từ nước Pháp. Đất nước, người dân phải là người đóng góp tiền để khôi phục nó. 
Tuy nhiên, có một quan điểm khác rằng, tất cả những địa điểm không phải những gì do thiên nhiên ban tặng đều là di sản của người Pháp. Tại Huế trừ khu vực đại nội thì phía bên kia sông đều là dấu ấn của người Pháp, Sài Gòn quanh đường Nguyễn Huệ là xây dựng của Pháp… Dù người Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc đã từng ở đây nhưng những gì người Pháp để lại về mặt kiến trúc là đẹp nhất.Vì thế, nếu có người Pháp tham gia vào sẽ giúp bảo tồn cầu tốt nhất, đồng thời bớt đi những chuyện như sơn mới cây cầu trông như “hàng mã”; lấy một phần tài trợ của Pháp để giúp về phần chuyên gia, kiến trúc, nghệ thuật và tiền thì kêu gọi từ những người giàu Việt Nam. 
Khác nhau về quan điểm, nhưng tất cả đều nhất trí rằng “không thể đợi bởi vì nếu đợi thì cầu Long Biên sẽ sập và không thể cứu”. Để cứu cây cầu Long Biên thì phải hành động ngay từ những việc nhỏ.
Và để tiếp tục vận động cho dự án, KTS Nguyễn Nga dự kiến tổ chức Lễ hội cầu Long Biên lần thứ ba, với chủ đề: “Văn hóa các dân tộc vì hòa bình”. Lễ hội có các hoạt động tiêu biểu như: Lễ hội hoa đăng, nghệ thuật chầu văn, lễ hội cầu siêu trên sông Hồng, trình diễn trang phục dân tộc, chiếu phim, triển lãm lịch sử, hoạt động “Đi bộ vì hòa bình” với 81 quốc gia có Đại sứ quán tại Hà Nội cùng khai bút ký vào cuốn sách “1 triệu chữ kí vì hòa bình cho Việt Nam và thế giới”.
Theo bà Nga, Lễ hội cầu Long Biên cần kinh phí khoảng 3 tỷ đồng. Theo dự kiến sẽ tổ chức Lễ hội vào ngày Rằm tháng Hai âm lịch, nhưng hiện tại kinh phí vẫn chưa đủ 1 tỷ đồng nên bà Nga đang dốc sức tìm nguồn xã hội hóa để thực hiện.
Có thể nói, trong khi cây cầu đang như  “ngọn đèn trước gió” thì những ý kiến trái chiều sẽ vẫn là câu chuyện dài. Và những lo ngại về việc chờ đợi sẽ không biết đi về đâu là hoàn toàn có cơ sở…/. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.