Ba năm 'chinh phục' bố vợ của chàng trai không tay

Bị bố người yêu phản đối vì thấy anh cụt cả hai tay, 9 cuối tuần liên tục anh Cường lại vượt 600 km lên Gia Lai, quỳ trước cửa, xin gặp ông.

Những ngày tháng 8, thi thoảng người dân Hòa Vang lại bắt gặp chiếc xe máy do một người phụ nữ cầm lái, phía sau là hai sọt chở đầy dưa, phía trước là một người đàn ông cụt tay ngồi bó gọn. Đôi lúc, người đàn ông quay ngược đầu lên, pha trò rồi cả hai cùng cười. Đó là những chuyến xe "giải cứu" trang trại dưa của vợ chồng anh Nguyễn Thế Cường (sinh năm 1982, quê Quảng Nam) và chị Trần Thị Minh Thư.

Hai vợ chồng anh Cường, chị Thư hàng ngày vẫn chở dưa đi giao khắp nơi tại Đà Nẵng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hai vợ chồng anh Cường, chị Thư hàng ngày vẫn chở dưa đi giao khắp nơi tại Đà Nẵng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Tôi mất hai cánh tay sau một vụ tai nạn khi đang đi làm thêm phụ hồ hồi cuối năm 2004. Lúc đó, tôi đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Dòng điện phóng qua người gây bỏng 97% cơ thể. Sau 3 lần phẫu thuật vì vết thương nhiễm trùng, hai cánh tay bị cắt cụt gần hết", Nguyễn Thế Cường bắt đầu câu chuyện kể về vợ chồng mình.

Nửa năm sau vụ tai nạn, Cường được xuất viện. Không chỉ mất đôi tay, hai chân anh cũng chằng chịt vết bỏng, mỗi lần bước đi là những vết thương tứa máu, thấm ướt quần. Suốt năm tháng tiếp theo, anh tập đi nhưng cũng nhiều lần gục xuống vì không thể thắng được những cơn đau. "Đi là bản năng mà tập mãi không nổi, sau này có thể làm được trò trống gì?", có lần anh đã thốt lên bất lực.

Một tối muộn, Cường ra bờ sông gần nhà định "giải thoát cho cả bản thân và gia đình". Chợt nghe thấy tiếng mẹ gọi vọng tới khiến anh dừng bước. "Vẫn còn mẹ, còn gia đình để yêu thương, mình chết rồi họ sẽ thế nào?", nghĩ tới đó, Cường lại lên bờ, men theo đường khác về nhà. Từ hôm sau, anh đóng cửa phòng để tập viết chữ bằng chân. Từ những nét nguệch ngoạc, xiêu vẹo, sau 3 đêm thức trắng, nét chữ trở nên ngay ngắn hơn. Viết được chữ, Cường chuyển sang học làm những việc khác như mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.

Ở nhà một thời gian, Cường quyết định một mình khăn gói đến Đà Nẵng thuê địa điểm mở quán Internet và sửa chữa máy tính. Quán đông khách, mỗi tháng anh cũng để dành được 7 triệu gửi về quê cho mẹ nuôi em trai đang đi học và người bố bị liệt do tai nạn nhiều năm trước.

Anh Nguyễn Thế Cường dù không có tay nhưng vẫn tự làm mọi việc trong nông trại của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Anh Nguyễn Thế Cường dù không có tay nhưng vẫn tự làm mọi việc trong nông trại của mình. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chàng trai không tay gặp cô gái Trần Thị Minh Thư lần đầu tiên hồi năm 2005, khi vào TP HCM làm tay giả. Minh Thư (sinh năm 1984), một cô sinh viên sư phạm người Gia Lai, cũng đưa bố đến lắp tay. Trong ba ngày điều trị cùng nhau, bố Thư cảm thấy quý mến chàng trai trẻ. Về nhà, ông thường xuyên gọi điện hỏi thăm. Câu chuyện giữa hai người đàn ông chỉ kéo dài vài phút, không biết nói gì thêm, bố Thư đưa điện thoại cho con gái động viên Cường.

Những cuộc gọi tiếp theo của hai bạn trẻ diễn ra thường xuyên hơn. Từ 10-15 phút ban đầu, cuộc nói chuyện của họ về sau kéo dài 2-3 tiếng mà vẫn cảm thấy thiếu. Sau ba năm chỉ nghe tiếng nhau qua điện thoại, Cường mới lấy hết can đảm rủ Thư xuống Đà Nẵng chơi. Vài ngày sau, cô đến thăm thật. Chuyến đi chơi đầu tiên, người thanh niên cụt tay mua tặng cô bạn gái chiếc móc chìa khóa hình trái tim.

Sau chuyến đi, Cường gọi điện tỏ tình. Thông tin nhanh chóng đến tai bố, ông kiên quyết phản đối mối tình này và tịch thu điện thoại của Thư. Là một người cũng mất hai cánh tay trong chiến tranh và chứng kiến người vợ lam lũ, quần quật lao động nuôi cả gia đình và qua đời vì lao lực khi tuổi còn trẻ, ông hiểu gánh nặng sẽ đè lên vai con gái mình nên quyết không để Thư "đi vào vết xe đổ của mẹ".

Biết bố bạn gái phản đối, sáng thứ 7, Cường vượt 600 km từ Đà Nẵng lên Gia Lai xin được gặp ông để trình bày, thuyết phục. Đáp lại chàng trai chỉ là cánh cổng đóng chặt, im lìm. Cực chẳng đã, anh quỳ sụp bên ngoài, bố Thư nhìn thấy chỉ nói vọng ra: "Mày quỳ thì kệ mày". Chín tuần liên tiếp, Cường đều đặn bắt xe lên nhà Thư và... quỳ. Nhưng ông bố không cất một lời.

Biết không thể lay chuyển được bố, tháng 7/2009, Thư nghỉ việc, trốn nhà xuống Đà Nẵng với Cường. Nhìn thấy người yêu xuất hiện trước cửa nhà mồ hôi nhễ nhại, chàng trai lập tức đèo bạn gái về Quảng Nam, nói chuyện đám cưới với mẹ.

Ba ngày sau, đám cưới diễn ra. Khách mời chỉ 100 người nhưng hơn 200 người đến dự vì tò mò "Muốn xem mặt cô dâu của thằng Cường cụt thế nào mà cưới vội thế", họ nói với nhau. Không ăn hỏi, trầu cau, không xe hoa, quần áo cô dâu chú rể chỉ thuê một bộ duy nhất mặc hết buổi lễ. Nhà gái cũng không một ai đến dự. Để chữa ngại với bà con xóm giềng, mẹ Cường giải thích đám cưới sẽ tổ chức lần hai ở nhà gái vì đường xá xa xôi.

Sau đám cưới, hàng ngày đôi trẻ đèo nhau vượt 18 km từ Quảng Nam ra Đà Nẵng làm việc ở quán của Cường.

[Gia đình anh Cường chị Thư và hai con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Gia đình anh Cường chị Thư và hai con trai. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Biết con gái trốn đi lấy chồng, bố Thư chính thức từ mặt. Ngày vợ chồng Thư về giỗ mẹ, ông thẳng thừng tuyên bố: "Tao có còn con gái đâu mà có con rể". Biết là bố vẫn còn giận nên du bị mắng Cường và Thư vẫn thường về quê thăm ông. Suốt hai năm sau đó, ông bố coi họ như không tồn tại, nhất quyết không nói dù chỉ một lời. Đến bữa cơm, Cường thường trốn ở ngoài vườn để tránh ngồi cùng bố vợ.

Năm 2011, Thư sinh con trai đầu lòng và đưa con về thăm ông. Được đánh tiếng trước là có cháu về, bố Thư mua nhiều đồ dùng trẻ em như tã giấy, cháo dinh dưỡng... nhưng quyết không nhận mình mua. Một trưa khi cô đang giặt giũ bên ngoài, đứa bé thức dậy khóc ngằn ngặt. Ông ngoại thấy vậy cất tiếng gọi: "Để thằng nhỏ khóc kìa". Đây cũng là câu đầu tiên ông nói với con gái sau hơn 4 năm từ mặt.

"Tổ cha mày, thằng cha mày đâu mà đem về đây khổ tao vầy?", ông ngoại vừa đưa nôi vừa nựng cháu. Nghe vợ kể, biết bố đã xuôi lòng, hôm sau Cường bắt xe về Gia Lai. Trong cuộc trò chuyện làm lành giữa hai người đàn ông, bố Thư trầm ngâm: "Đừng làm con gái tao khổ". Cường chắc chắn: "Con hứa với bố".

Năm 2015, hai vợ chồng vay thêm tiền, mua được mảnh đất 140 m2 dựng nhà. Cậu con trai thứ hai chào đời càng làm không khí gia đình trở nên ấm cúng và rộn ràng. Thu nhập từ quán Internet vẫn đủ để họ vui sống và nuôi con.

Thế nhưng đầu năm 2017, Cường giao lại quán cho vợ, lặn lội đi Bình Dương, Đà Lạt học làm nông nghiệp sạch. Anh thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng và thuê 3 ha đất tại huyện Hòa Vang để trồng rau củ, dưa lưới ứng dụng công nghệ cao.

Năm đầu lỗ, năm thứ hai hòa vốn và dự kiến năm 2020 bắt đầu có lãi từ 200-300 triệu thì Covid-19 bùng phát, xóa tan hy vọng của người đàn ông khuyết tật. Hàng hóa của nông trại tồn đọng nhiều do nguồn thu mua chính là nhà hàng, khách sạn phải đóng cửa.

Tháng trước, một người mua rau củ chụp ảnh dưa chín vàng trong nông trại của Cường. Sau bài chia sẻ, nhiều người dân Đà Nẵng nhắn tin, gọi điện mua giúp vợ chồng anh. Có khách, hàng ngày hai vợ chồng chất khoảng 120 kg dưa lên xe máy đi giao khắp thành phố. Mỗi ngày trung bình họ đi khoảng 200 km, giao hơn 100 đơn tới khách hàng.

Và kể từ đó, những chuyến xe "giải cứu" trang trại dưa của đôi vợ chồng liên tục lăn bánh trên đường. Dù vất vả nhưng những tiếng cười hạnh phúc của họ vẫn rộn rã một góc đường.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.