Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2020- 2025: Cơ cấu thu ngân sách nhà nước ngày càng bền vững

Đại hội có sự tham dự của 289 đại biểu.
Đại hội có sự tham dự của 289 đại biểu.
(PLVN) -Nhìn lại nhiệm kỳ 2015- 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hướng đến số thu ngân sách năm 2029, song theo đánh giá của Bộ Tài chính quy mô thu ngân sách nhà nước được củng cố, cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững hơn...

Sự kiện đặc biệt

Với chủ đề: 'Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển', hôm nay, 28/8, Bộ Tài chính đã long trong tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bí thư Đảng ủy Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc đại hội.
 Bí thư Đảng ủy Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu khai mạc đại hội.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Đảng bộ Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2020-2025 là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Toàn Ngành đã hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng các cấp, triển khai chào mừng Quốc khánh 2/9 và Ngày Thành lập ngành Tài chính 28/8/1945-28/8/2020. 

“Để chuẩn bị cho Đại hội, trong thời gian qua, Đảng bộ Bộ Tài chính đã tập trung lãnh đạo tổ chức thành công đại hội tại 263 chi bộ thuộc 51 đảng bộ trực thuộc. Đại hội các chi, đảng bộ có nhiều đổi mới, chuẩn bị chu đáo các văn kiện, dành nhiều thời gian thảo luận, nhiều tổ chức đảng bầu trực tiếp bí thư tại đại hội với tỷ lệ phiếu tập trung cao; thực hiện tốt phương châm, bí thư cấp ủy đồng thời thủ trưởng cơ quan…” - Bí thư Đảng bộ, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu.

Thứ trưởng cũng cho biết, các đại hội đã diễn ra trong không khí dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, đúng với nguyên tắc điều lệ Đảng. Cùng với quá trình tổ chức đại hội, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã tổ chức chỉ đạo nhiều phong trào thi đua yêu nước trong cơ quan tổ chức, đơn vị để chào mừng đại hội đảng các cấp.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại hội là  đánh giá tổng kết tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015-2020, trên cơ sở đó, chỉ rõ khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ 2020-2025.

Thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị

Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Đại hội
 Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Đại hội

Đánh giá nhiệm kỳ 2015- 2020, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh, trong 5 năm qua, Ban cán sự đảng đã phối hợp chặt chẽ với Đảng bộ Bộ Tài chính cụ thể hóa các chủ trương, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ 24 bằng các chương trình hành động; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Bộ.

Trong đó, đáng chú ý, quy mô thu ngân sách nhà nước (NSNN) được củng cố, cơ cấu thu NSNN bền vững hơn; quản lý thu NSNN ngày càng hiệu quả. “Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH), làm thu NSNN năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, quy mô thu ngân sách 5 năm 2016-2020 vẫn tăng khoảng 1,6 lần so với giai đoạn 2011-2015, bình quân đạt khoảng 24,5% GDP, trong đó từ thuế phí đạt khoảng 20,5% GDP, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ XXIV”- Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng  Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Cũng với đó, chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ theo đúng dự toán NSNN được giao; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính – NSNN. Cơ cấu lại chi NSNN bước đầu đạt kết quả tích cực, chi đầu tư phát triển đoạn 2016-2020 chiếm khoảng 27-28% tổng chi NSNN; chi thường xuyên bao gồm cả chi tạo nguồn cải cách tiền lương khoảng 63% tổng chi NSNN (mục tiêu Nghị quyết 07-NQ/TW dưới 64%). 

Đã ưu tiên bố trí nguồn lực để tăng cường tiềm lực dữ trữ quốc gia (DTQG). Trong giai đoạn 2015-2020, quy mô DTQG đã từng bước củng cố và phát triển. Dự kiến đến hết năm 2020, quy mô DTQG đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, gấp 1,23 lần so với năm 2015. 

Bên cạnh đó, đã thực hiện đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng NSNN, tài sản công. Hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại được nâng cao...

Trong 5 đột phá của nhiệm kỳ 2020- 2025, liên quan đến cơ cấu NSNN, Đại hội đã đề ra mục tiêu: Củng cố tiềm lực, nâng cao hiệu quả của nền tài chính quốc gia, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN và thị trường tài chính; khơi thông và phát huy tiềm lực tài chính dân cư và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo.

Nhiệm lỳ 2015- 2020 đánh dấu sự đột phá trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các quy trình quản lý hiện đại vào công tác quản lý tài chính - NSNN. Đã thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành tài chính, xây dựng hệ thống thông tin báo cáo kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN,...

Bộ Tài chính đã 7 năm liền dẫn đầu khối các Bộ, ngành về chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT và 6 năm liền đứng trong top 3 các bộ, ngành cơ quan trung ương về chỉ số cải cách hành chính Par Index. Cùng với đó đã, chú trọng rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, triển khai cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC, triển khai mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến. Thời gian nộp thuế đã giảm được 300 giờ từ 537 giờ năm 2014 xuống còn 237 giờ năm 2020; thời gian tiếp nhận và thông qua đối với hàng luồng xanh chỉ còn từ 01-03 giây. 

Trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác xây dựng bộ máy cũng ghi “điểm” khi đến tháng 3/2020  Bộ Tài chính đã thực hiện sắp xếp, cắt giảm được trên 5.641 đầu mối các đơn vị từ cấp trung ương đến cấp tổ (đội) tại địa phương; giảm 4.543 vị trí lãnh đạo quản lý. Thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, năm 2020 đã thực hiện giảm được 8,7%, phấn đấu đến năm 2021 tối thiểu giảm 10% biên chế được giao so với năm 2015. 

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.