Nền tảng Quản lý trường học: Dạy, học và đóng... học phí trực tuyến

Ảnh minh họa phần mềm quản lý trường học.
Ảnh minh họa phần mềm quản lý trường học.
(PLVN) - Việc ra mắt nền tảng Quản lý trường học MISA QLTH do Công ty Cổ phần MISA phát triển là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số Make in Vietnam nhằm thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mới đây, nền tảng Quản lý trường học MISA QLTH do Công ty Cổ phần MISA phát triển đã làm lễ ra mắt do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức. Nền tảng này không chỉ giúp thầy trò dạy và học trực tuyến mà đặc biệt còn tích hợp thanh toán các khoản thu trực tuyến.

Tích hợp tất cả nghiệp vụ giáo dục trên một nền tảng 

Đáp ứng kịp thời yêu cầu chuyển đổi số ngành Giáo dục, MISA QLTH đã ứng dụng các công nghệ số mới nhất để hợp nhất mọi nghiệp vụ quản lý giáo dục trên một hệ thống. Nền tảng được phát triển từ năm 2013, hiện đang ứng dụng tại hơn 18.000 trường học, 248 Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng 48 Sở Giáo dục và Đào tạo.

Được nghiên cứu và phát triển dựa trên các công nghệ mũi nhọn 4.0 như Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud) và Dữ liệu lớn (Big Data), MISA QLTH không chỉ là trợ thủ đắc lực cho các đơn vị quản lý giáo dục, nhà trường mà còn góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia toàn ngành, hướng tới chuyển đổi số ngành và một nền giáo dục thông minh. Việc cung cấp và ứng dụng nền tảng quản lý trường học hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình về trường học số.

MISA QLTH tập trung vào 4 mảng chính gồm: quản lý giáo dục, quản lý trường học, cổng thông tin nhà trường - phụ huynh và phân tích dữ liệu giáo dục với đầy đủ nghiệp vụ: Tuyển sinh trực tuyến, Quản lý hồ sơ học sinh, Thời khóa biểu, Dạy và học trực tuyến, Thi kiểm tra trực tuyến, Quản lý Cán bộ công chức viên chức, Dinh dưỡng, Thiết bị, Thư viện, Khoản thu, Tài liệu…

Việc tích hợp tất cả nghiệp vụ trên một nền tảng của MISA QLTH giúp các đơn vị quản lý cấp Bộ, ngành và nhà trường dễ dàng tổng hợp và xem tất cả các báo cáo chi tiết theo realtime (thời gian thực), hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả, minh bạch. Nền tảng cũng đã kết nối Cổng dữ liệu quốc gia của ngành Giáo dục và Đào tạo, mọi số liệu đều báo cáo liên cấp nhanh chóng và cập nhật trên cổng dữ liệu chung theo đúng tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.

Ra mắt phần mềm quản lý trường học.
Ra mắt phần mềm quản lý trường học.  

Theo chủ trương thanh toán học phí và các khoản thu không dùng tiền mặt của Chính phủ, MISA QLTH đã kết nối hệ thống nhiều ngân hàng lớn, trung gian thanh toán như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MSB, VNPAY hay ví điện tử ViettelPay, để phụ huynh có thể nộp học phí trực tuyến, không cần mất thời gian chờ đợi tại trường. Điều này còn hỗ trợ nhà trường tự động ghi nhận biến động khoản thu và làm báo cáo nhanh chóng, chính xác hơn.

Bên cạnh đó, thông qua Dịch vụ chia sẻ thông tin Nhà trường – Phụ huynh SISAP được tích hợp trên nền tảng, phụ huynh nhận được thông tin chi tiết khoản thu và thanh toán trực tiếp trên ứng dụng. Giáo viên cũng có thể trao đổi và gửi thông báo quan trọng khác tới phụ huynh kịp thời về kết quả học tập, rèn luyện, thời khóa biểu, sự kiện… của từng học sinh qua ứng dụng này.

Hướng đến xây dựng nền tảng mở, MISA QLTH sẵn sàng kết nối đối tác thứ 3 vào nền tảng như: Cổng thanh toán trực tuyến, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm kế toán, Chia sẻ thông tin nhà trường - phụ huynh, công cụ dạy và học trực tuyến, kho học liệu số… Đây cũng là điểm nổi bật của MISA QLTH trên thị trường, nền tảng mở giúp các bên cùng tương tác trao đổi thông tin và tăng tính liên thông dữ liệu giữa các phần mềm, giảm bước ghi nhận số liệu thủ công, chồng chéo như trước.

Giáo dục - 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số

Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030, ngành Giáo dục là trọng điểm cần phải ưu tiên chuyển đổi số trước.

“Việc ra mắt các nền tảng công nghệ "Make in Vietnam" liên quan đến ngành Giáo dục có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng dạy và học mà còn góp phần gìn giữ chủ quyền số quốc gia, khi dữ liệu cơ bản nguồn nhân lực của Việt Nam nằm trong nền tảng số "Make in Vietnam". Từ nguồn dữ liệu nhân lực này sẽ góp phần rất lớn phục vụ phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác”, ông Dũng nhấn mạnh.

Cục trưởng Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao nỗ lực bền bỉ của MISA trong suốt 30 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin; kiên trì, bền bỉ một chiến lược sản xuất và làm ra sản phẩm thương mại đóng gói. Đây là một thành tựu không nhiều doanh nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin đạt được.

Ông Dũng cũng bày tỏ tin tưởng và hy vọng rằng nền tảng quản lý trường học sẽ liên tục được cập nhật, điều chỉnh, tiếp thu để phục vụ tốt hơn nhu cầu thực tế và được nhiều cơ sở giáo dục sử dụng hơn nữa. Ông cũng bày tỏ mong muốn MISA tiếp tục ra mắt thêm các nền tảng phục vụ công tác chuyển đổi số của Việt Nam trong thời gian tới.

Chia sẻ về sự phát triển của nền tảng, bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc MISA, đơn vị phát triển nền tảng này cho biết: Đây là một hệ sinh thái nền tảng kết nối tất cả các nghiệp vụ trong trường học, kết nối trường học lên Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo. Từ nguồn dữ liệu kết nối này sẽ cho ra báo cáo của từng trường, địa phương về năng lực của học sinh để từ đó có những điều chỉnh hợp lý. 

Như lời ông Dũng nói trên, giáo dục được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số với 4 mục tiêu chính bao gồm: dạy và học trực tuyến; đưa công nghệ vào công tác thanh tra, kiểm tra; xây dựng học liệu số và cơ sở dữ liệu quốc gia toàn ngành. Chuyển đổi số trong giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước, cả trước mắt và lâu dài. 

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. 

Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống công nghệ thông tin thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời...

Với ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành Giáo dục càng chú trọng hơn bao giờ hết việc áp dụng các nền tảng công nghệ nhằm giữ vững chất lượng giảng dạy và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước.

Trước những thách thức do dịch bệnh gây ra đối với ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh: “Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ kiên trì với chủ trương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, không chỉ trong mùa dịch này mà còn phát triển trong thời gian tiếp đó. Từ đó biến “nguy” thành “cơ” và có được những kết quả tốt”.

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.