Kinh hoàng rác thải nhựa làm nhiên liệu sản xuất đậu phụ

Người dân dùng chất thải để đốt nấu đậu phụ
Người dân dùng chất thải để đốt nấu đậu phụ
(PLVN) - Đậu phụ vốn là món ăn được làm từ nguồn nguyên liệu rẻ sẵn có là đậu nành và hầu như phổ biến ở nhiều nước châu Á. Vì vậy mà chẳng ai nghĩ rằng, món ăn rẻ tiền này lại có thể chứa một loạt chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng thực tế, tại một làng ở Indonesia, người ta dùng rác thải nhựa làm nhiên liệu đốt để sản xuất đậu phụ, khiến mỗi miếng đậu làm ra chứa hàng loạt chất độc đáng sợ.

Ngôi làng sản xuất “đậu phụ bẩn”

Hiện nay, lượng rác thải nước ngoài đến Indonesia tăng cao từ 2 năm trước, sau khi Trung Quốc ngưng nhập khẩu rác. Theo đó, nhập khẩu chất thải nhựa ở Indonesia đã tăng vọt trong vài năm qua, từ 10.000 tấn/tháng vào cuối năm 2017 lên 35.000 tấn/tháng vào cuối 2018.

Ở Đông Java có 11 nhà máy giấy, còn ở phía Nam Surabaya nhập khẩu rác thải giấy để tái chế. Một số người xử lý chất thải từ nước ngoài bất lương đã đổ 50% rác thải nhựa vào số rác thải giấy giả định và chuyển qua các nước phát triển. Trong khi, các công ty địa phương thì kiếm lời từ các lô hàng này.

Sau khi loại bỏ hầu hết các chất thải tốt nhất để tái chế, hầu hết các công ty gửi chất thải còn lại đến Bangun, một ngôi làng nổi tiếng với những người chuyên nhặt rác và săn lùng các món đồ và vật liệu có giá trị để tái chế.

Khoảng 40 chiếc xe tải ồ ạt tiến vào Bangun mỗi ngày để đổ rác cạnh nhà người dân địa phương, hay trên những cánh đồng rộng lớn, nơi chứa đầy những ngọn núi rác đôi khi cao hơn cả mái nhà. Ở Bangun, người ta thấy có nhiều đống rác cao hơn 4,5m lấp đầy những khoảng trống.

Có khoảng 2.400 người sống trong làng và hầu hết các gia đình đều tham gia vào việc nhặt rác. Trong nhiều năm gần đây, gần 70% dân làng Bangun đã không ngại nắng nóng gay gắt, nhúng chân sâu vào các bãi rác để thu gom, phân loại, và bán lại chai, giấy gói, cốc nhựa cho những công ty địa phương. Người moi rác nói họ có thể phân biệt các lô hàng Mỹ vì chúng được viết tiếng Anh, ví dụ các chai rượu vỡ của những hãng rượu nổi tiếng.

Đậu phụ được nấu từ nguồn nhiên liệu bẩn

Đậu phụ được nấu từ nguồn nhiên liệu bẩn

Điểm đến cuối cùng của dòng rác thải này là làng Tropodo. Những làn khói đen bốc lên nghi ngút, mùi khét của nhựa cháy lấp đầy không khí ở Tropodo. Khung cảnh này khiến nhiều người chỉ nghĩ rằng họ đã tiêu hủy rác thải, nhưng trên thực tế, người dân ở đây đang trong quá trình sản xuất “đậu phụ”.

Mỗi ngày sẽ có từng đoàn xe tải chở rác từ Bangun đến làng Tropodo và để chúng bên ngoài các lò sản xuất. Một tài xế có tên Fadil, người giao chất thải giấy và nhựa cho các nhà sản xuất đậu phụ trong làng 20 năm nay cho biết: “Người dân cần nó để làm chất đốt, để biến thành nhiên liệu sản xuất đậu phụ”.

Theo tờ New York Times, có khoảng 30 cơ sở sản xuất đậu phụ ở làng Tropodo, nhưng sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như những cơ sở này không sử dụng giấy và chất thải nhựa từ Mỹ để làm nhiên liệu để sản xuất “đậu phụ”, món ăn được cho là có giá thành rẻ, giàu protein và là một thực phẩm phổ biến của người dân địa phương.

Nhiều cư dân của Tropodo nói rằng họ ghét việc đốt rác thải nhựa nhưng bất lực không thể ngăn chặn. Các cơ sở sản xuất đậu phụ đã chuyển sang đốt nhựa thay vì củi như nhiều năm trước. Mỗi ngày, các cơ sở đều hoạt động không ngừng nghỉ, khi có chút gió, khói cay nồng tỏa khắp làng như một làn sương mù độc hại.

Ông Karnawi ( 84 tuổi, sống gần 7 lò sản xuất đậu phụ “bẩn”) cho biết: “Họ nổi lửa từ sáng sớm tinh mơ đến khi trời tối mịt. Chuyện này xảy ra hằng ngày và khói bao quanh ở bầu không khí nơi đây khiến tôi rất khó thở”. Thế nhưng ông Nanang Zainuddin, 37 tuổi, người làm việc tại cơ sở sản xuất đậu phụ, nằm sát vách nhà ông Karanawi cho biết, việc đốt rác thải nhựa là bởi nó rẻ hơn rất nhiều, chỉ bằng 1/10 chi phí đốt gỗ.

Dùng trứng kiểm tra mức độ độc

Được biết, trứng thường được sử dụng để kiểm tra mức độc vì gà đào đất tìm thức ăn và chất độc dioxin tăng lên trong trứng của loài gia cầm này. Do vậy những tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế và Indonesia đã tiến hành kiểm tra trứng gà ở ngôi làng Tropodo. Khi lấy một quả trứng từ chuồng gà của ông Karnawi đi kiểm nghiệm, báo cáo tổ chức bảo vệ môi trường nhận xét “quả trứng này là một trong số những quả có lượng chất độc dioxin cao nhất châu Á”.

Cụ thể, những tổ chức bảo vệ môi trường bao gồm: Ecoton, Nexus3 Foundation (có trụ sở tại Indonesia), Arnika (có trụ sở tại Prague, Cộng hòa Séc), và Mạng loại bỏ chất ô nhiễm quốc tế (IPEN), một tổ chức toàn cầu chú trọng vào việc loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại.

Theo báo cáo nghiên cứu của những tổ chức này, họ đã tìm thấy nhiều hóa chất độc hại, gồm chất độc dioxin gây ung thư, dị tật bẩm sinh và bệnh Parkinson. Ngoài ra, mức độ dioxin được tìm thấy trong trứng gà ở Trodopo chỉ đứng thứ 2 sau trứng gà ở những vùng nhiễm độc dioxin nặng do chất độc màu da cam từ thời chiến tranh.

Đậu phụ, trứng gà đều có thể chứa chất độc Dioxin hàm lượng cao
 Đậu phụ, trứng gà đều có thể chứa chất độc Dioxin hàm lượng cao

Một người dân ở Tropodo cho biết nơi đây được gọi là “thành phố của khói”. “Chúng tôi không cần phải nói với bác sĩ về các triệu chứng... chúng tôi chỉ cần nói với họ rằng chúng tôi đến từ Tropodo và họ hiểu vấn đề ngay lập tức”, người này nói.

Khi một người trưởng thành ăn quả trứng này, độc tố hấp thụ vào cơ thể vượt ngưỡng an toàn hàng ngày theo chuẩn Mỹ gần 25 lần, và vượt chuẩn an toàn theo chuẩn Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu 70 lần. Ăn một vài quả trứng bị ô nhiễm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng quá trình lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như ung thư, tổn hại hệ thống miễn dịch và các vấn đề phát triển trí tuệ ở trẻ em.

Các chất độc dioxin được tìm thấy trong đất ở Tropodo xuất hiện từ khi người phương Tây đem rác thải nhựa tái chế, phần lớn là chở sang nước khác trong đó có Indonesia. Họ cho rằng đây là họ đang làm việc tốt, vừa giúp đỡ các quốc gia còn khó khăn về kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Thế nhưng ở Indonesia, thay vì được tái chế thành hàng tiêu dùng thì phần lớn chất thải không thể tái sử dụng sẽ được ném vào lò nung, làm nhiên liệu để sản xuất đậu phụ.

Chính phủ ngó lơ sức khỏe người dân

Bà Yuyun Ismawati, đồng sáng lập Nexus3 Foundation và là đồng tác giả báo cáo cho biết: “Rác thải nhựa được đốt để làm đậu hũ ở Indonesia. Những người nước ngoài bất lương vùi 50% rác thải nhựa vào số rác thải giấy giả định và chuyển qua các nước đang phát triển. Các công ty địa phương thì hưởng lợi từ những chuyến hàng này”.

Người dân nơi đây phải sống với mô trường ô nhiễm nặng nề từ thực phẩm đến không khí

Người dân nơi đây phải sống với mô trường ô nhiễm nặng nề từ thực phẩm đến không khí

Các nhà hoạt động môi trường nói rằng, Tổng thống của Indonesia Joko Widodo vì mục đích kinh tế mà không quan tâm đến sức khỏe của người dân. Hiện tại, ông Joko Widodo đang chịu áp lực từ người dân, khi thúc giục ông giải quyết ô nhiễm không khí và ô nhiễm thủy ngân.

Hồi tháng 7, Tổng giám đốc Quản lý chất thải của Bộ Môi trường Rosa Vivien Ratnawati đã đến thăm làng Tropodo và thừa nhận rằng việc đốt nhựa là nguy hiểm. Tuy nhiên vị lãnh đạo này cũng không có nỗ lực nào ngăn chặn tình trạng này.

Bà nói rằng sẽ xem xét khả năng kiểm soát khói độc: “Nhựa đốt được sử dụng làm nguyên liệu không phải là vấn đề nhưng phải kiểm soát sự ô nhiễm”. Nhưng kể từ đó trở đi chính phủ không hề có một động thái nào. Khi hãng tin New York Times tìm cách liên lạc, bà Ratnawati từ chối bàn về vấn đề này, chuyển các thắc mắc cho ông Karliansyah, nhưng vị lãnh đạo bộ phận kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường này không trả lời Times.

Trong khi đó, cựu thị trưởng thành phố Tropodo Ismail (50 tuổi) cũng là một nhà sản xuất đậu phụ đã từng ra lệnh cấm đốt nhựa vào năm 2014. Tuy nhiên lệnh cấm của ông chỉ kéo dài được vài tháng, sau đó người ta vì lợi nhuận mà tiếp tục “ngựa quen đường cũ”.

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.