Hai chiều dư luận về bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" được giải

Nhà thơ Tòng Văn Hân (thứ 2 từ trái sang) nhận giải thưởng cuộc thi thơ Báo Văn nghệ.
Nhà thơ Tòng Văn Hân (thứ 2 từ trái sang) nhận giải thưởng cuộc thi thơ Báo Văn nghệ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sự kiện bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" được trao giải cuộc thi thơ Báo Văn nghệ đã dấy lên làn sóng tranh luận bất tận quan niệm về thơ ca, thế nào là thơ hay, giá trị đích thực của thơ là gì... Điều này phản ánh một tín hiệu tích cực: Thơ luôn là mối quan tâm, có vai trò, ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống.

Mẹ tôi chửi kẻ trộm” có phải là một bài thơ hay khi mà định nghĩa một bài thơ hay cũng khó như trả lời câu hỏi: Cái đẹp là... cái gì?

Thế nào là thơ hay? 

Cách đây 1.500 năm, trong cuốn “Văn tâm điêu long”, Lưu Hiệp đã đề cập đến 3 phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ là tình cảm, ý nghĩa (tình văn), ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn). 

Còn sách “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa thơ như sau: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”.

Và như vậy, dù 1.500 năm qua, định nghĩa về thơ vẫn không thay đổi: Thơ là thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn từ cảm xúc của con người, có ngôn từ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, giàu nhạc tính: “thi trung hữu họa”, “thi trung hữu nhạc” (trong thơ có họa, trong thơ có nhạc).

Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Nhà thơ là nghệ sĩ ngôn từ. Thơ được sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Vậy thế nào là một bài thơ hay? Theo nhà thơ Anh S.Koleridgơ (1772-1834): “Một bài thơ hay là những ngôn từ sáng giá trong một cấu trúc hoàn hảo”. 

Còn tại Việt Nam, theo nhà thơ miên di (không viết hoa bút danh theo cách của nhà thơ), định nghĩa một bài thơ hay cũng khó như trả lời câu hỏi: Cái đẹp là... cái gì? Có hay không một cái đẹp phổ quát - cũng giống như có hay không một bài thơ hay phổ quát? Vì thế, miên di không trả lời nổi câu hỏi này. Mà chính mỗi bài thơ hay tự nó là câu trả lời cho câu hỏi muôn đời không đủ đáp án “Cái đẹp là gì?”, để rồi, tự tính của mỗi bài thơ hay mới có thể định nghĩa được thế nào là chính nó. 

Hoa đẹp vì nở hồn nhiên, một bài thơ hay cũng vậy, tự nó phát tiết ra vẻ đẹp một cách hồn nhiên - không bị trói buộc trong thời tiết chính trị, thổ nhưỡng văn hoá, hay biên giới quan niệm. Câu hỏi “Thế nào là một bài thơ hay?” chính là sự trói buộc, nó vĩnh viễn không chứa đựng nổi câu trả lời.

Nhà thơ Hoàng Xuân Tuyền coi  mình là một người đọc thơ, tự mình chia thơ nói chung (và bài thơ cũng vậy) thành ba loại: “1. Thơ - tất cả những gì được người đời viết ra và được chính tác giả gọi là thơ. 2. Thơ hay hay - chiếm khoảng 10% những gì tôi đọc được từ thơ nói chung, áp theo những tiêu chí chung, phổ quát (rất dài dòng và cũng mang tính tương đối). 3. Thơ hay - chiếm khoảng 01% thơ tôi đọc được. 

Thơ hay (bài thơ hay) với tôi (hiện nay) nói gọn là thế này: - Độc đáo về nội dung và nghệ thuật (không lặp lại, không na ná thơ khác, bài thơ khác của bất kì ai và của chính tác giả). Đáp ứng nhu cầu trưởng thành của người Việt, có khả năng giúp khắc phục sự chủ quan, cảm tính (khá phổ biến và nặng nề) trong lối nghĩ và cách thức tổ chức đời sống và nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng. Tôi ưu tiên cho hai tiêu chí này. Đó là quan điểm của tôi, do tôi và vì tôi - một bạn đọc thơ”.

Trong khi nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã chia sẻ, tôi là người làm thơ, hiểu cái khó của công việc làm thơ. Bởi chưa ai trả lời trọn vẹn “Thế nào là thơ hay”? Theo tôi khi đọc một bài thơ, điều trước tiên là cảm xúc thơ phải LẠ! Vì sao vậy? Đó là độ xuất thần của thơ. 

Thơ lạ sẽ gây sự chú ý, cao hơn nữa là độ sửng sốt của câu từ. Thơ hay nó hư hư thực thực, có khi người đọc chưa hiểu hết mà vẫn thấy hay. Và từ xuất thần thì thơ ám ảnh, nghĩa là bạn không thể dứt ra được bởi cấu tứ, độ xuất thần của câu chữ. Lúc này chữ không còn là chữ, nó đã trở thành tín hiệu của tâm hồn qua cách thể hiện rất LẠ của tác giả. Và nó có thể làm thay đổi ý nghĩ, thậm chí thay đổi quan niệm của bạn thì đích thực đây là một bài thơ hay! Thường thì trước một bài thơ hay, tôi bất động, im bặt để thưởng ngoạn cái hay của thơ lan tỏa…

Trên hành trình phát triển của mình, hàng nghìn năm qua, thơ vừa tích lũy các thủ pháp nghệ thuật truyền thống, vừa không ngừng sáng tạo các thủ pháp mới. Nhận diện những bài thơ hay trong thơ hiện đại là không đơn giản do sự sáng tạo đã nới rộng đường biên lãnh địa thơ. Sáng tạo của nhà thơ thường vượt lên trước tầm đón nhận của công chúng bạn đọc.

“Mẹ tôi chửi kẻ trộm” có phải "thơ con cóc"?

Những ngày qua, văn đàn sôi sục sau khi báo Văn Nghệ trao giải B cuộc thi thơ 2019-2020 cho tác giả Tòng Văn Hân. Nhà thơ này có chùm 3 bài thơ đoạt giải, tuy nhiên nhiều nhà thơ, độc giả chê không tiếc lời bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng ban giám khảo giải thơ đã trao giải cho “bài thơ dở nhất nước”. Bài “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” thuộc trường phái “tân con cóc” phi thơ, vớ vẩn, dễ dãi, dông dài và lưu manh. Ông không chấp nhận thể loại thơ “hậu hiện đại” xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi một cách dễ dãi và nhảm nhí như vậy.

Nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang cho rằng: “Thực sự kinh hãi khi nền thơ ca xuống dốc thảm hại đến thế? Thực sự thương xót!”.

Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng: “Ý tưởng “phúc đức tại mẫu” rất được. Người mẹ có tấm lòng rộng lớn thì người con sẽ gặp nhiều báo đáp may mắn. Tuy nhiên, viết quá vụng về, nên phơi bày sự ngây ngô. “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” được chọn đăng trên báo đã là một sự châm chước. Còn trao giải cho “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” thì hơi xem thường độc giả và xem thường thi ca”.

Bài thơ đăng trên báo Văn nghệ.
Bài thơ đăng trên báo Văn nghệ. 

Việc trao giải thuộc thẩm quyền của Ban giám khảo. Tuy nhiên “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” có phải thơ con cóc? 

Nhà văn Nga Leonit Leonop luôn tâm đắc với quan điểm: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể được biểu hiện qua mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và hình thức. 

Nội dung là những mảnh ghép lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, khai thác bằng nghệ thuật nhằm bộc lộ tư tưởng, quan điểm người viết muốn gửi gắm. Hình thức được xây dựng bằng hệ thống phương tiện diễn đạt tổ chức bên ngoài cũng như nội dung bên trong tác phẩm. Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức còn hình thức là cách thể hiện nội dung, phù hợp với nội dung. Sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện trong thơ ca: ngữ âm, cú pháp, thể loại, nhạc điệu…tạo nên tác phẩm thơ giá trị. 

Nhà phê bình NgaBielinxki nói rằng: “Nội dung và hình thức gắn bó như tâm hồn với thể xác”. Để tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa hai yếu tố: hình thức-nội dung đòi hỏi nhà thơ phải có sự tìm tòi sáng tạo, có cá tính, phong cách và tiếng nói riêng. Quá trình lao động nghệ thuật là quá trình công phu, ghi nhận toàn bộ những đóng góp, hy sinh của người nghệ sĩ trên con đường hoạt động của mình.

Thơ ca là nghệ thuật ngôn từ. Hình thức của thơ là ngôn ngữ cấu trúc thành bài thơ. Tựu chung, ngôn ngữ trong văn chương, trong thơ ca phải vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính hình tượng, uyển chuyển và linh hoạt, biến hóa trong các biện pháp tu từ. Có thể  thấy “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”là bài thơ có cái tên không thơ, gây khó chịu với người đọc thơ khi tạo nên một ấn tượng dung tục: chửi kẻ trộm. 

Hàng nghìn năm nay, thơ hay được xác định trong thơ có họa, trong thơ có nhạc. Hội họa-tranh trong thơ được vẽ bằng ngôn ngữ. Nó được tạo bởi các biện pháp tu từ và các từ gợi tả. Có vô vàn thủ pháp nghệ thuật để lạ hóa ngôn ngữ như: Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, cường điệu, nói giảm, nói vòng, động từ hóa tính từ, tính từ hoá danh từ... 

Nhạc điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ. Nhạc trong thơ được biểu hiện chủ yếu ở sự trầm bổng của âm thanh, sự hài hòa của vần điệu để tạo thành giai điệu riêng cho bài thơ khi đọc lên. Đó là chất nhạc của cả ngôn ngữ biểu đạt bên ngoài và chất nhạc của cảm xúc bên trong tâm hồn. 

Một số nhà thơ có xu hướng bỏ vần để tạo cho câu thơ sự tự do hoá triệt để. Nhưng nếu không có một nhạc điệu nội tại nào đó như sự đối xứng giữa các dòng, các đoạn thơ, tiết tấu, nhịp điệu của câu thơ thì không còn là ngôn ngữ thơ nữa.

Khi chia bài thơ làm 4 khổ như dưới đây có thể thấy bài thơ không vần điệu, ngôn từ không đặc biệt, cả 4 khổ thơ không có gì đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ. 

Ở hai khổ thơ đầu ta có thể nhặt ra các câu thơ xác định nhạc điệu nội tại gồm: Có nhiều gà nhất bản/Có nhiều gà nhất mường! (khổ 1); Đàn tiếp đàn núc ních/Lứa tiếp lứa không ngừng (khổ 2). Khổ 3 được viết bằng ngôn ngữ thường, đọc lên rất ngang tai. Khổ 4 cũng có 2 câu thơ trùng điệp từ: Nhan sắc không bằng đám bạn/Khéo léo không bằng người ta. Các cặp câu này không tạo nên nhịp điệu, hội họa trong thơ. 

Trong hành trình thi ca, nhiều cây bút thơ đã không còn thoả mãn với lối viết, với hệ thi pháp đã định hình và dường như đang biến thành lối mòn. Khao khát bứt phá, đổi mới đã khiến nhiều nhà thơ hoài nghi, muốn xem xét lại những định nghĩa tưởng chừng đã ổn định về thơ như tư duy thơ tương hợp gắn với Nhà thơ Pháp Ch.Baudelaire (1821-1867). Hình thức thơ bậc thang gắn với Nhà thơ Nga V.Maiacovsky...

Với Tòng Văn Hân, dù nhân vật thứ nhất -bà mẹ chửi kẻ trộm bằng cách gọi“Cái đứa trộm gà ơi!”và tác giả sử dụng một số biện pháp tu từ như vừa nêu thì về hình thức, bài thơ không phải là sự bứt phá, đổi mới thơ. Ngôn ngữ biểu đạt của “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”còn thô sơ và chưa tới. Cách biểu đạt còn yếu, hơi nôm na. 

Về mặt nội dung, Đọc xong 3 khổ đầu, độc giả chắc chắn sẽ khó chịu với lời thơ hầu hết là ngây ngô và bài thơ tưởng chừng đã chấm hết, tắc tị vì bài chửi đã cạn và lời phân bua đã xong nhưng nhà thơ tạo tình huống bất ngờ khi “bẻ lái” sang khổ 4 với một cái kết lạ, độc đáo. 

Nội dung khổ 4 không có gì ăn nhập với 3 khổ thơ trước nhưng lại là sự sáng tạo có giá trị, tạo nên cái tứ của bài thơ, giải mã toàn bộ bài thơ:“Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường/ Nhan sắc không bằng đám bạn/ Khéo léo không bằng người ta/ Thế mà có hẳn bốn nhà/ Muốn được tôi làm con dâu của họ”.

Trong cuốn “Công việc làm thơ”, nhà thơ Xuân Diệu viết rằng: “Ngôn từ, lời chữ, vần rất là quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai. Mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài. Làm thơ khó nhất là tìm tứ”.  

Bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”có tứ thơ ý tại ngôn ngoại. Với tứ thơ ý tại ngôn ngoại, người đọc phải nhận ra nghĩa bóng của bài thơ. Đó là: Phúc đức tại mẫu. 

Nhân vật tôi (nhân vật thứ 2) của bài thơ, một đứa con gái có nhan sắc dưới mức trung bình, không khéo léo bằng người thế nhưng có tới 4 nhà muốn đón về làm con dâu của họ “nhờ” bài chửi nhân văn của bà mẹ, một minh chứng khẳng định gia đình có văn hóa, tử tế, đạo đức. Về sâu xa, chửi này là chửi có tính triết lý về cuộc sống. Gốc của chửi không phải rủa xả thằng kẻ trộm chết băm, chết vằm vì tiếc của, mà là mong muốn của một người phụ nữ miền núi mong xã hội xóa tận gốc đói nghèo, để những kẻ cùng đường thành đạo tặc trở về với đời sống lương thiện. Với cái tứ độc đáo, tác giả cho độc giả thấy một cách cảm, cách nghĩ lạ, hay, nhân văn và bất ngờ, độc nhất vô nhị.

Mỗi bài thơ là một thông điệp gửi đến người nghe, người đọc. Thông điệp ấy có thể là một cảm xúc, một tâm trạng, một suy nghĩ có tính minh triết, một kinh nghiệm thẩm mỹ về cuộc sống, con người và về bản thân ngôn ngữ. Bài thơ dân gian Con cóc là biếm họa điển hình về loại thơ dở, không có thông điệp gì đáng nói. Còn bài thơ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” mã hóa thông điệp về luật nhân quả một cách độc đáo, bất ngờ. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Nếu đời cha sống nhân văn, tử tế thì đời con gặt được hạnh phúc trong nhân duyên. Giá trị nhân bản, hướng thiện ấy cần được nhân lên trong đời sống hiện đại. 

Như đã nói ở trên, để định nghĩa về một bài thơ hay rất khó nên rất khó để thẩm định bài thơ hay hay dở. Theo Milan Kundera:“Nghệ thuật hiện đại là cuộc nổi loạn chống lại nguyên tắc bắt chước hiện thực nhân danh những quy luật tự trị của nghệ thuật”. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc. Và như vậy, “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” là một bài thơ hay.

Chưa “đẹp” về hình thức nhưng ẩn chứa giá trị

Tự thân thơ (cũng như những thể loại, loại hình khác) không bao giờ là những giá trị ổn định, bất biến, cứng nhắc. Thơ trong các trải nghiệm cá nhân, trong các cộng đồng, thời đại, quốc gia, dân tộc, thể chế, tôn giáo... khác nhau đem đến những giá trị và đòi hỏi khác nhau.

Thơ hay không giới hạn trong một không gian hay thời gian nào và cũng không có ưu ái nào cho nhà thơ chỉ vì nhà thơ là người dân tộc thiểu số. Nhưng có những bài thơ về hình thức không như thơ nhưng lại giá trị. 

Không hẳn vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ luôn giữ vai trò quyết định nên vẻ đẹp cho tác phẩm, ngôn ngữ nhiều khi chỉ là phương tiện truyền tải thông điệp của bài thơ gửi đến người đọc. Tứ thơ ý tại ngôn ngoại là loại tứ thơ đặc biệt tinh tế. Các nhà thơ Việt Nam và Trung Quốc xưa thường sử dụng loại tứ thơ này làm nên nét đặc trưng thơ Á Đông. 

Ví dụ bài thơ Lạc đệ (Thi hỏng) của nhà thơ Đường Thanh Thần cách ta trên nghìn năm, đến nay vẫn không cũ:

Lạc đệ viễn quy lai

Thê tử sắc bất hỉ

Hoàng khuyển diệc hữu tình

Đương môn ngọa dao vĩ.

Dịch nghĩa: 

Thi hỏng, từ xa về

Vợ con đều rầu rĩ

Chó vàng lại có tình

Vẫy đuôi mừng từ cửa.

(Nguyễn Vũ Tiềm dịch)

Bài thơ dịch sát nghĩa. Sĩ tử hỏng thi, trở về, thời xưa ở những vùng xa đi mấy tháng mới về nhà nhưng vợ con gặp lại lại không vui vì người chồng, người cha không mang danh vọng về. Chỉ có con chó vàng có tình, vẫy đuôi đón chào từ cửa. Dù rằng hàng nghìn năm nay, chuyện chó thấy chủ về mừng là chuyện bình thường. Điều bình thường ấy được đưa vào thơ thành ra không bình thường, tạo nên sự bất ngờ thú vị gợi cho người đọc suy nghĩ về lẽ đời, tình người, tình của con vật. 

Không chỉ thơ Á Đông, các nhà thơ phương Tây cũng làm thơ có tứ thơ ý tại ngôn ngoại như bài thơ Người mù của nhà thơ Nga Xô viêt Vasili Fyodorov:

Không nhìn thấy những người đi trước mình

Không bị ghế của vườn hoa quyến rũ

Một người mù đi trên đường phố

Dò dò từng bước bằng chiếc gậy con

Người ta xô lấn anh, qua mặt, dành đường

Anh bị lấn giữa vội vàng chen chúc

Có thể quát to lên với những người có mắt:

-Hãy biết thương tình, chớ lấn chen!

Nhưng không, tôi nghe rõ tiếng anh

Nhỏ nhẹ giữa ồn ào phố xá:

-Hãy cứ lấn chen, chẳng hề gì cả

Để tôi biết cạnh tôi đang có mọi người.

(Phạm Quốc Ca dịch)

Ngôn ngữ thơ đối lập với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ hàng ngày và ít khi là lời nói thẳng nhưng bài thơ trên là ngôn ngữ hàng ngày. Với cấu trúc tứ thơ ý tại ngôn ngoại thì thơ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. 

Nghĩa đen của bài thơ trên lên một người mù đi trên đường phố nhưng chẳng ai quan tâm. Họ vẫn chen lấn, xô đẩy, giành đường. Thế nhưng nghĩa bóng (thật ra là nghĩa thực) của bài thơ là dù cuộc sống xô bồ đầy rẫy những ồn ào, chen chúc, cạnh tranh, vô tình nhưng được sống giữa mọi người, cảm nhận cuộc sống đang diễn ra quanh ta vẫn là điều hạnh phúc.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tít bài do PLVN đặt lại. 

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.