Giữ nét xuân làng gốm

Sản xuất ở làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
Sản xuất ở làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận)
(PLVN) - Ngay từ những tháng đầu xuân 2020, nhiều làng gốm trên cả nước đã tích cực sản xuất, khôi phục các sản phẩm truyền thống, sáng tạo nhiều sản phẩm để phù hợp với cuộc sống và văn hóa hiện đại. Đó là cách thức thích nghi để tồn tại trong bối cảnh đồ gốm phải cạnh tranh với đồ nhựa, nhôm, đồng.

Kỳ công để có sản phẩm văn hóa

Đến làng gốm Bàu Trúc, thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), điều dễ cảm thấy nơi đây không khí sản xuất đã nhộn nhịp. Các sản phẩm mang đậm văn hóa Chăm đã được sáng tạo để thích nghi với thị trường hiện đại.

Nghệ nhân Trương Thị Gạch, tự hào cho biết, Bàu Trúc có tuổi đời hàng trăm năm, là một trong những làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á đến nay vẫn duy trì phương pháp sản xuất hoàn toàn thủ công. Nguyên liệu là đất sét pha cát, và dụng cụ khá thô sơ, là những thanh tre, vỏ sò, ốc biển, chất màu làm từ các loại vỏ cây… qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân thành sản phẩm có hồn. 

Là người gắn bó với nghề gần như cả đời người, nghệ nhân Đàng Thị Ga, cho hay, với gốm Bàu Trúc khâu lựa chọn và chuẩn bị đất rất quan trọng và công phu và có tính quyết định chất lượng. Đất sét sau khi được khai thác đem về, những người đàn ông trong làng đập thành những cục nhỏ rồi phơi khô, tỉ mỉ loại bỏ tạp chất, sau đó ngâm nước trong một hố đất đã được đào sẵn. Đối với loại cát để pha trộn với đất sét cũng được sàng lọc rất kỹ.

Cầu kỳ là vậy, song cũng như nhiều làng gốm trong cả nước, Bàu Trúc đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Nhiều người từng bỏ nghề. Có lúc hàng sản xuất ra không bán được, chất đầy sân, kho. Bằng sự năng động, cùng tư duy gìn giữ truyền thống, nhiều nghệ nhân có tâm của làng vẫn gìn giữ, giúp vẻ đẹp của gốm được hiện diện trong đời sống hôm nay.

Du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm cùng gốm Bàu Trúc
 Du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm cùng gốm Bàu Trúc 

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc Hợp tác xã gốm Chăm Bàu Trúc cho biết: “Trước đây, làng gốm Bàu Trúc chuyên sản xuất các đồ gia dụng như lu, chum, vại, lò, ấm, nồi… chủ yếu để tiêu thụ trong tỉnh. Từ một nghề phụ làm trong lúc nông nhàn, hiện nay, gốm Bàu Trúc dần trở thành sản phẩm hàng hóa được đưa đi trao đổi, buôn bán tại các tỉnh, thành lân cận như Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa…

Nhắc đến làng gốm, không thể không nói đến làng Bát Tràng, bởi đây là ngôi làng gốm cổ có không khí giao dịch sôi động bậc nhất trong số các làng gốm cả nước.

Nơi đây số lượng nghệ nhân được công nhận cũng nhiều nhất cả nước, với hơn 30 người được công nhận ở lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Nhiều nghệ nhân nổi tiếng như Nguyễn Thắng, Trần Độ, Phạm Đạo, Phạm Thế Anh… và nhiều nghệ nhân vẫn đang thổi hồn vào các sản phẩm, tạo nên nét đẹp của hồn gốm.

Giới làm gốm Bát Tràng rất nể nghệ nhân Phạm Thế Anh - người không chỉ gìn giữ tinh hoa gốm, mà còn sáng tạo và giữ bản quyền gốm đất “Hồng sa” ở tuổi còn khá trẻ. Thế Anh sinh sống ở ven sông Hồng và là một trong những học trò xuất sắc của các lão nghệ nhân trong làng và bố mình. Anh luôn trăn trở với quê và phát triển làng nghề. Khi chất liệu gốm đi vào lối mòn, anh ao ước mình có thể tìm ra chất liệu mới và phải thật sự dễ tìm, gắn với châu thổ sông Hồng càng tốt. Và thế là anh đã lấy phù sa sông Hồng về nhào nặn để thử nghiệm.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)
Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội)  

Cuộc thử nghiệm diễn ra trong nhiều tháng, bởi sau khi sản phẩm được đưa vào lò nung thì bị nứt toác. Lại nghiên cứu cách pha đất, điều chỉnh nhiệt độ. Trời không phụ lòng người. Đầu năm 2019, Thế Anh đã sáng tạo thành công chất liệu mới và bảo vệ thành công sáng chế của mình: luyện đất từ phù sa sông Hồng để làm gốm. Nghệ nhân Phạm Thế Anh tâm sự: “Đất phù sa khi luyện đủ chất và nung ở nhiệt độ vừa đủ, sẽ ánh liên vẻ đẹp riêng. Tôi đặt tên dòng gốm này là Hồng sa”.

Cũng hết lòng với gốm, nghệ nhân Trần Độ có một lối đi riêng. Ông đã dành thời gian tìm tòi phục chế những hình khối, màu men cổ. Đến nay, trong gia tài Trần Độ đã có được 72 bài men cổ. Riêng dòng men ngọc, ông có tới 12 công thức, tạo ra 12 biến tấu của loại men này. Rồi men lam, men rau, men đá, men chảy, men nâu, men đen... Men nâu là mầu nâu trầm rất lạ chưa thấy có ở Bát Tràng.

Nghệ nhân Trần Độ đã tái phục chế nhiều sản phẩm gốm cổ từ thời Lý - Trần - Lê. “Mỗi nghệ nhân chúng tôi đều mong mỏi có những học trò giỏi, tiếp nhận được tinh hoa của nghề truyền thống cha ông. Mỗi nghệ nhân gốm đều có bí kíp riêng và thực tế, đều có những học trò giỏi”.

Xuôi xuống tỉnh Hải Dương, đến làng Cậy (xã Long Xuyên, Bình Giang), gặp nghệ nhân Vũ Xuân Năm, tôi càng hiểu thêm dòng gốm vẫn có người tâm huyết. Ông Năm là một trong hai người ở làng có bằng nghệ nhân ưu tú, và còn đốt lò thủ công. So với thời hoàng kim, sản phẩm truyền thống gốm làng Cậy giờ chỉ 1%. Theo tìm hiểu, trong bản đồ gốm Việt Nam, từ lâu gốm Cậy được xếp ngang cùng những làng nổi danh như Bát Tràng, Chu Đậu, Thổ Hà, Phù Lãng... với một lịch sử lâu đời và những nét đặc trưng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề gốm của làng đã xuất hiện cách nay gần 500 năm. Bước vào thời kỳ đổi mới, khi cả nước được “cởi trói” thì gốm Cậy lại bước vào thời kỳ suy thoái. 

Nghệ nhân Vũ Xuân Năm tâm sự: “Trải qua mấy trăm năm, thời hưng thịnh của gốm Cậy có thể sánh ngang những làng gốm nổi tiếng như Phù Lãng, Bát Tràng, Chu Đậu… Khi ấy, cả làng Cậy theo nghề, trẻ em sinh ra, lên 10 tuổi tuổi đã tham gia những công việc đơn giản của nghề gốm. Tuy nhiên, từ 30 năm nay chỉ còn vài hộ đốt lò. Việc tìm người nối nghề, nối nghiệp khó lắm thay, bởi giới trẻ không còn tha thiết với nghề này nữa”.

Việc giữ gìn tinh hoa nghề, tiếng thơm của làng là trách nhiệm của những người được ăn lộc tổ tiên. Biết rõ điều ấy, nhưng nhiều người không thể cưỡng lại sự thay đổi khắc nghiệt của thời gian. “Giờ nhiều người ở làng đi làm dòng gốm trang trí, thờ cúng, nói chung là đồ công nghiệp chứ không phải là tinh hoa của gốm Cậy. Nhưng biết đâu, tôi cứ cần mẫn, lại có những học trò giỏi, giàu tâm huyết”, ông Năm lạc quan.

Tin ở phía ngày mai

Những trăn trở, chia sẻ của nghệ nhân Vũ Xuân Năm cũng là tâm tư của nhiều nghệ nhân làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), và làng gốm Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc)…Bởi xét về truyền thống, làng gốm Thổ Hà và Hương Canh cũng có bề dày văn hóa hàng trăm năm. Nhưng trước sự thay đổi nhu cầu, sản phẩm của làng nghề thiếu “đất sống”, sản phẩm làm ra không bán được nên những người thợ lành nghề cũng chuyển sang làm nghề khác.

Tâm sự với các nghệ nhân, chia sẻ với người làm nghề mới thấy nỗi nhọc nhằn của công việc, càng thương các nghệ nhân có óc sáng tạo, đôi bàn tay tài hoa. Họ vẫn sống với nỗi trăn trở, xót xa, người gầy gò, lúc nào cũng ám khói bụi, nhưng tình yêu dành cho gốm chưa bao giờ vơi cạn.

Nghệ nhân làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc)
Nghệ nhân làng gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc)  

Vốn được thừa kế kỹ thuật làm gốm từ người cha, cùng với sự chịu khó mày mò, tay nghề của ông nhanh chóng được nâng cao. Năm 1987, do sự cạnh tranh gay gắt của đồ nhựa và đồ kim loại, khiến gốm Hương Canh khó tiêu thụ, HTX gốm Hương giải thể. Đó là “tình trạng chung” và là một nỗi tiếc nuối với những người yêu nghề.

Song với quyết tâm gắn bó với nghề, ông Hải vay mượn tiền của bạn bè và gia đình mở xưởng sản xuất tại gia đình. Đầu ra khó khăn, nhưng với kinh nghiệm và quyết tâm khắc phục khó khăn, đến nay, sản phẩm của gia đình ông Hải được thị trường đánh giá là có chất lượng và sang trọng. Nhiều sinh viên mỹ thuật, nhà nghiên cứu đã tìm về gặp để học hỏi, nghiên cứu.

Tính đến nay, vợ chồng ông Hải đã có hơn 50 năm làm nghề, trong nhà, ngoài sân, chỗ nào cũng chất gốm, củi và góc vườn là khu lò đất nung to tướng. Ông bảo, gốm Hương Canh có độ bền cao, chịu được nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt, cũng bởi được làm từ đất sét xanh. Màu sắc của gốm Hương Canh ánh lên màu sành, chạm vào phát ra tiếng kêu lanh canh như kim loại. Ông Hải cho biết: “Tôi yêu nghề truyền thống nên gắn bó đến nay. Hiện tại, đầu ra sản phẩm cũng bắt đầu ổn định. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, tôi không ngừng đổi mới mẫu mã, nâng cao tay nghề”.

Ở Hương Canh còn rất nhiều người lĩnh hội được nghề từ cha ông, những tiền bối đi trước và vẫn đang tích cực tìm những người trẻ say nghề để truyền nghề. Nghệ nhân Nguyễn Hồng Quang là một người như thế. Hỏi chuyện, nhiều người ở đây tấm tắc khen: “Hồng Quang là người đã làm sống lại một làng nghề truyền thống bằng các sản phẩm gốm mỹ nghệ. Anh có công đem lại sức sống mới cho sản phẩm gốm Hương Canh”.

Cũng như những nghệ nhân gốm giàu tâm huyết khác, Nguyễn Hồng Quang luôn muốn giữ tinh hoa của nghề đã từng phát triển cách đây hơn 300 năm. “Bây giờ, để phát triển được thì cần phải độc đáo. Khoác cho gốm một tấm áo mới, nhưng vẫn là hồn cốt của truyền thống làng. Trong cơ chế thị trường, không độc đáo, không đổi mới thì không được tin dùng. Theo anh Quang, cái khó nhất của người làm gốm mỹ thuật là nhìn ra nét đẹp riêng của gốm và tìm cách sáng tạo ra được nét đẹp đó. Để có một tác phẩm nghệ thuật gốm làm mỹ thuật đòi hỏi người thợ phải hết sức kiên trì bởi nó trải qua những công đoạn rất cầu kỳ và hoàn toàn bằng thủ công”.

Tôi hỏi nghệ nhân Nguyễn Hồng Quang, anh có tin những giá trị của gốm sẽ được lưu truyền? Anh bảo, làm nghề và yêu nghề, nếu không tin ở ngày mai thì không làm được, không giữ được sự kiên trì. Cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng những giá trị thiết thực với đời sống thì không. Bằng tâm huyết, tình yêu gốm của những nghệ nhân giàu tâm huyết, tin rằng gốm và những sản phẩm tinh hoa sẽ vẫn có cách găm lại. Vẻ đẹp của gốm, cùng những mùa đẹp, làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.