Bất cập thi công Cầu đập tràn Quan Sơn không làm đường tránh, người dân và doanh nghiệp kêu cứu

Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn đang được thi công, và vách ngăn không cho phương tiện qua lại.
Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn đang được thi công, và vách ngăn không cho phương tiện qua lại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phản ánh đến Báo Pháp luật Việt Nam, nhiều người dân và doanh nghiệp cùng kiến nghị: Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn (xã hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cần thiết phải làm đường tránh cho người dân đi lại cũng như phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. 

Cấm đường hai đầu 

Cấm đường hai đầu Nhiều người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Đức, huyện Ứng Hòa (Hà Nội), huyện Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết, từ trước tới nay, họ sinh sống và làm ăn kinh doanh trên địa bàn phụ thuộc toàn bộ vào tuyến giao thông huyết mạch nối đường Hồ Chí Minh, qua tỉnh lộ 424, qua quốc lộ 21B vào trung tâm TP Hà Nội.

Chính vì vậy khi Hà Nội có chủ trương đầu tư dự án xây dựng, nâng cấp Cầu đập tràn Quan Sơn trên tỉnh lộ 424 khu vực xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức) là niềm vui mừng của người dân, bởi công trình sau khi hoàn thành sẽ không còn cảnh phải đi qua những đoạn đường ngập nước vào mùa mưa lũ.

Được biết, Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn có tổng mức đầu tư hơn 288 tỷ đồng. Thời gian thực hiện thi công trong vòng 2 năm. Quy mô đầu tư dự án theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng với tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 553m.

Dự án sẽ góp phần kết nối đồng bộ về hạ tầng giao thông từ tuyến đường tỉnh lộ 424, tuyến đường Hồ Chí Minh (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) với tỉnh Hoà Bình và các tỉnh lân cận, đảm bảo an toàn giao thông, lưu thông hàng hoá, phòng chống bão lụt, tạo động lực hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của huyện Mỹ Đức, của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngày 16/3/2021, UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức khởi công xây dựng công trình.

Dự án được UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Mỹ Đức làm chủ đầu tư, giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát là liên danh Công ty CP tư vấn giám sát và kiểm định chất lượng công trình và Công ty CP đầu tư xây dựng và môi trường Thiên Phát. Đơn vị thi công là liên danh Công ty CP xây dựng Đồng Tiến và Công ty TNHH Xây dựng thương mại Sơn Trang. Người dân hết lòng ủng hộ chủ trương dự án.

Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn đang được thi công, cấm đường hai đầu ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và phương tiện.
Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn đang được thi công, cấm đường hai đầu ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và phương tiện.  

Tuy nhiên, không hiểu vì sao khi dụ án thi công lại không xây dựng đường tránh cho các phương tiện đi lại. Ngoài ra, người dân còn phản ánh không được họp bàn trước mà chỉ biết sẽ cấm đi lại qua hệ thống loa truyền thanh. Việc cấm đường để thi công khiến người dân rất lo lắng vì cuộc sống sẽ bị đảo lộn. Theo phương án phân luồng giao thông chỉ những xe nhỏ dưới 3,5 tấn đi vòng qua các đường làng. Trong khi các xe tải trọng lớn hơn 3,5 tấn phải đi qua các tuyến tỉnh lộ, đường trục huyện, đường liên xã khác nhưng những tuyến đường này cũng có tải trọng cầu và đường rất nhỏ không đủ cho giao thông.

Việc cấm đường này ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh, buôn bán của người dân và doanh nghiệp. Hơn nữa, các xe có tải trọng lớn đi qua các đường làng sẽ gây tiềm ẩn nhiều tai nạn giao thông, ô nhiễm không khí. Trong khi thời gian thực hiện dự án không phải là ngắn. "Những doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh về giao thông trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn, ảnh hướng tới cả nghìn lượt xe mỗi ngày. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp", đơn thư nêu. 

Không làm đường tránh do địa chất không đảm bảo?

Sau khi nhận được đơn kêu cứu của người dân và doanh nghiệp, PV Báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn đang được thi công, đầu đường (tại xã Hợp Tiến) có tấm che ngăn phương tiện đi lại. Những hộ dân buôn bán ở đây cho biết, lẽ ra đơn vị thi công sẽ bịt kín hết, nhưng do người dân không đồng tình, nên họ để hở hai lối nhỏ đi hai bên.

Với mong muốn cơ quan chức năng có giải pháp tốt nhất cho việc thi công, cũng như không ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán của người dân, nhiều người dân và doanh nghiệp đã cùng làm đơn kiến nghị đến nhiều đơn vị có liên quan dự án với nội dung: Xin làm đường tránh cho xe lưu thông trong thời gian xây dựng cầu Đập tràn Quan Sơn. Đơn kiến nghị này được gửi đến nhiều cơ quan của TP Hà Nội và UBND huyện Mỹ Đức.

Tuy nhiên, trong văn bản số 625/UBND, người ký là ông Lê Văn Trang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, trả lời vì sao không xây đường tránh: “Dự án Cầu đập tràn Quan Sơn được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 3823/QĐ ngày 26/8/2020 về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Công trình Cầu đập tràn Quan Sơn gồm các hạng mục: Đường dẫn cầu, an toàn giao thông, biển báo hiệu đường bộ, hệ thống chiếu sáng với tổng chiều dài toàn tuyến là 553,6m trong đó hạng mục công trình cầu có chiều dài 402,4m.

Ông Trịnh Xuân Viết – Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Ông Trịnh Xuân Viết – Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội). 

Được xây dựng trên đường tỉnh lộ 424 đoạn từ Ngã tư cầu Dậm qua đập tràn cầu Dậm sang thôn Phú Liễn theo hướng từ Hà Nội đi Hòa Bình, thuộc thành phố Hà Nội quản lý theo phân cấp tại Quyết định số 41/2016 /QĐUBND ngày 19/9/2016 của UBND thành phố.

Trong quá trình lập dự án, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện cùng các đơn vị tư vấn giám sát, thiết kế đã khảo sát, đánh giá hiện trạng trên toàn bộ phạm vi xây dựng công trình và các khu vực lân cận. Đặc biệt là phương án tổ chức phân luồng giao thông tại chỗ và tổ chức phân luồng giao thông từ xa để phục vụ thi công Cầu đập tràn Quan Sơn đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Do đặc điểm về địa hình, địa chất theo số liệu khoan khảo sát địa chất tại khu vực trên rất phức tạp nhiều vị trí có hang caster (theo tìm hiểu của PV, hang caster là hiện tượng đá bị xâm thực, bào mòn do nước kết hợp đất theo thời gian tạo nên. Hiện tượng trên diễn ra trong lòng đất tạo nên những hang động, sông ngầm.

Điều này thường thấy ở những vùng đá vôi) có thể xảy ra về địa chất như sập, sụt, lún... nên khi xây dựng đường tránh trực tiếp qua khu vực đập tràn là không đảm bảo, tiềm ẩn nguy hiểm, mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân khi đi qua khu vực trên, nhất là trong mùa mưa bão”.

Sau khi nhận được văn bản trả lời trên của UBND huyện Mỹ Đức, người dân cho rằng: “Việc trả lời vì sao không xây dựng đường tránh của UBND huyện Mỹ Đức là chưa thuyết phục. Chúng tôi nhận thấy khu vực thi công xây dựng công trình mặt bằng rất rộng và thông thoáng, công trình nâng cấp đập trước đây có làm đường tránh để xe lưu thông, hiện trạng nền đường tránh vẫn còn."

"Kính mong lãnh đạo thành phố cùng các sở ban ngành xem xét, rà soát dự án. Từ đó để thấy rõ sự bất cập và những hệ lụy xấu ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khu vực khi biện pháp thi công lại chọn việc cấm đường thay vì làm đường tránh", người dân kiến nghị. PV Pháp luật Việt Nam đã liên hệ với UBND huyện Mỹ Đức và sẽ tiếp tục thông tin. 

Đọc thêm

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội

Tiếp vụ cô gái tử vong vì nâng mũi: Đình chỉ hành nghề với nhân viên Bệnh viện Ung Bướu và cách làm việc khó hiểu của Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Ông Tô Tử Anh - Phó Phòng quản lý hành nghề Y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, liên quan đến vụ việc cô gái tử vong vì nâng mũi, Sở Y tế Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật đối với ông Lê Ngọc Anh, là nhân viên Bệnh viện Ung Bướu.

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính

Huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Trụ sở xã Nam Hòa "không người" vì cán bộ bỏ việc đi đám ma trong giờ hành chính
(PLVN) - Sáng ngày 8/3, nhận được thông tin trên địa bàn xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, phóng viên có mặt tại địa phương để ghi nhận thực trạng và làm việc với chính quyền, tuy nhiên khi tới UBND xã Nam Hòa thì cả xã đều tạm dừng hoạt động để đi đám ma...

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi

Thái Nguyên: Đề thi chọn HSG quốc gia môn Văn Lớp 12 gây tranh cãi
(PLVN) - Cho một bức ảnh có hai hình tròn to, bên trong có 12 chấm tròn nhỏ chạy vòng quanh, giữa tâm có một que nhọn chỉ lên trên với đề bài: “Theo gợi ý của bức ảnh, anh/chị hãy trình bày cách giải quyết vấn đề của mình”. Đó là đề thi chọn thí sinh vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn Lớp 12 năm 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên.

Bài 2: Vụ tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Cận cảnh một màn kịch… móc túi người bệnh của bác sỹ dởm!

Viên sủi Satuchin đang sử dụng trái phép hình ảnh của y, bác sỹ để quảng cáo sai công dụng?
(PLVN) - Không từ thủ đoạn, chiêu thức để “khu môi múa mép” dù có những lúc màn kịch do các bác sỹ online dàn dựng hết sức lố bịch và không có cơ sở kiểm chứng. Tuy nhiên, phần nào đó lột tả bản chất thiếu đạo đức và bất chấp của tổ chức kinh doanh viên sủi Satuchin trong vụ việc này.

Trả thưởng 200.000 USD cho ứng viên trả lời đúng câu hỏi

APEC GROUP sẵn sàng trả lương 200.000 USD cho ứng viên
(PLVN) - Tập đoàn APEC gây bất ngờ với tuyên bố sẵn sàng trả lương 200.000 USD (tương đương khoảng 5 tỷ đồng Việt Nam) cho ứng viên nào trả lời chính xác và sâu sắc hai câu hỏi:”Có những phương pháp sáng tạo nào?” và “Nguồn gốc của sáng tạo là gì?”

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?

Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu ở Phú Thọ (Bài 2): Công ty Tuấn Phúc làm ăn gian dối, đổ lỗi do “ông trời”?
(PLVN) -  Sau gần 1 năm loay hoay không thi công nổi 100 mét ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc cho rằng nguyên dân dự án bị sạt lở, chậm tiến là do "trời mưa".

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc

Phú Thọ: Gần 1 năm không kè nổi 100 mét ngòi tiêu, cần xem xét lại năng lực của Công ty Tuấn Phúc
(PLVN) - Gần 1 năm trôi qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Phúc - đơn vị thi công Dự án nâng cấp, cải tạo kết hợp đường giao thông ngòi tiêu Tam Cường (xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) loay hoay làm vẫn chưa được 100 mét ngòi tiêu. Dự án đến nay bị chậm tiến độ, gây cản trở giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Cần “thượng phương bảo kiếm” trị tội phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Theo số liệu Bộ Tư pháp công bố mới đây, số lượng các cuộc đấu giá Quyền sử dụng đất (QSDĐ) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các cuộc đấu giá tài sản (ĐGTS) ở Việt Nam. Tổng giá trị các cuộc đấu giá QSDĐ chiếm trên dưới 90% giá trị các cuộc ĐGTS. Tuy nhiên, đằng sau hoạt động này còn nhiều “góc khuất” cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các cơ quan chức năng.

Y Tý “chuyển mình” trong mây trắng

Y Tý mùa săn mây.
(PLVN) - Y Tý là một xã rẻo cao quanh năm mây phủ của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, được ví như nàng tiên mới tỉnh giấc giữa núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ...

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam

Người dân vẫn tin dùng mì Hảo Hảo vì không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam
(PLVN) - Cuối tháng 8, dư luận xôn xao với thông tin Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) ra thông báo thu hồi một số lô sản phẩm ăn liền Hảo Hảo vì có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Sau sự cố này, người dân vẫn sử dụng mì Hảo Hảo hàng ngày vì sản phẩm được khẳng định không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam.

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?

Vì sao giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam phải “vượt rào” tổ chức giữa đại dịch?
(PLVN) - Theo thông báo chính thức của giải Bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA 2021), được sự cho phép của tỉnh Khánh Hòa, cuối tháng 6/2021 Ban tổ chức giải đã di chuyển toàn bộ 8 đội bóng từ các tỉnh thành như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng... vào Nha Trang và thi đấu theo mô hình tập trung cách ly.