"Gia đình lưu động" phập phồng cùng sĩ tử

Phía sau Ga Hà Nội, các ông bố, bà mẹ hàng ngày "bán mặt" cho đường nhựa trên mọi ngóc phố, tạm gác lại những mẹt hàng. Xen lẫn lo âu phập phồng là cảm giác hăm hở đưa đón con đi thi trong những ngày "có ý nghĩa quyết định" này.

Chị  Đinh Thị Tuất trọ tại số 4, ngõ 88/90 đường Trần Quý Cáp đã có 5 năm làm nghề thu mua phế liệu ở Hà Nội. Hôm nay, con gái lên thi nên phòng trọ của chị quyết định "cải thiện" bữa ăn, gồm nem rán và thịt kho tàu. Mọi khi 8 người trong phòng chỉ có vài cọng rau muống, chút dưa với bìa đậu phụ chấm muối.

Phía sau Ga Hà Nội, các ông bố, bà mẹ hàng ngày "bán mặt" cho đường nhựa trên mọi ngóc phố, tạm gác lại những mẹt hàng. Xen lẫn lo âu phập phồng là cảm giác hăm hở đưa đón con đi thi trong những ngày "có ý nghĩa quyết định" này. 

Còn ở chùa Bồ Đề (quận Long Biên), giữa nỗi buồn không có cha mẹ ở bên, 3 thí sinh sắp tham dự kỳ thi đại học của chùa đang "lên dây cót" tinh thần cho những ngày "nước rút".

Sĩ tử và "gia đình lưu động"

Phòng chẳng có chỗ học, Quý - con chị Tuất - lấy luôn xô gạo làm bàn. Đêm xuống, dù mệt mỏi nhưng mọi người cũng cố gắng dành riêng cái bóng đèn tuýp của cả phòng cho Quý học. Hai hôm nay, chị Tuất chỉ tranh thủ đi thu mua phế liệu vào một buổi. Thời gian còn lại chị dành toàn bộ lo cho con để con đỡ phải giặt quần áo, nấu cơm.   

Bữa cơm “chào đón” Quý (áo hồng) có thêm món thịt, còn nhiều hôm, các cô chỉ có đĩa rau và mấy bìa đậu phụ.
Bữa cơm “chào đón” Quý (áo hồng) có thêm món thịt, còn nhiều hôm, các cô chỉ có đĩa rau và mấy bìa đậu phụ.

Nhà trọ vỏn vẹn 8m2, trần nhà chỉ cách nền gạch 2m, phía dưới là quần áo, túi xách lùng nhùng.

Quý bảo: “Nhà tắm nằm phía dưới chiếu nghỉ của gầm cầu thang và không có cửa. Muốn tắm chỉ có thể ngồi hắt nước trong không gian rộng chỉ 1m2. Mấy hôm em phải nhờ mẹ đứng canh để dè chừng người nhòm trộm”. 

Sắp tới, Quý thi 3 trường là ĐH Lâm nghiệp, ĐH Lao động Xã hội, CĐ Cộng đồng Hà Tây, nên mẹ con chỉ ở đây được một ngày nữa. Chẳng có phương tiện đi lại, chị đã lên lịch… bắt xe buýt đưa con đi thi. 

Nửa tháng con thi, chị Tuất phải theo con xuống tận Xuân Mai để thuê nhà. Chị tâm sự: “Nếu tiếc vài đồng tiền mà bảo con đăng ký trường khác cho đỡ phải đi xa thì tội lắm. Tôi cũng vay thêm tiền để đưa cháu đi thi. Cháu nó thích trường đó, lại thấy con học được nên dù có bỏ nghề chăm con, tôi cũng theo”. 

Cũng chẳng khác cảnh của mẹ con chị Liên, xóm trọ của chị Phan Thị Liên (quê Trực Ninh, Nam Định) bữa nay bỗng đông vui hẳn lên. Sáng hôm qua, con gái của chị là Hà Thị Hồng theo xe khách đã ra tới Hà Nội để thi đại học.

Chị Liên ủng hộ cho con thi 2 trường trong 3 đợt là ĐH Lao động Xã hội (đợt 1 khối A và đợt 2 khối D1) và Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh của Hưng Yên. 

Chỗ học của Hồng
Chỗ học của Hồng

Phòng trọ cho thuê theo ngày, giá 6.000 đồng mỗi người. Chị Liên nhẩm tính, mỗi ngày cộng cả tiền ăn ở của cái Hồng sẽ hết 26 ngàn, 15 ngày là 400 ngàn, chưa kể tiền bồi dưỡng cho cháu như trứng vịt lộn, đường sữa, hoa quả... Tính sơ sơ, cả đợt thi 15 ngày sẽ ngốn hết 800.000 đồng của gia đình – bằng cả tháng cân dép nhọc người trên những con đường Hà Nội.

Gần 8 năm bám trụ ở Hà Nội bằng nghề cân dép, chị đã quen sống 5 người trong căn phòng 12m2. Nay có thêm con gái, mọi người trong phòng cũng thông cảm và cố gắng san sẻ với nhau những khoảng trống ít ỏi.  

“Vất vả mấy vợ chồng tôi cũng chịu được. Tất cả cũng vì tương lai các con, không thể để cháu theo mẹ đi cân dép kiếm ăn”- chị Liên phân trần. 

Theo lệ thường, cứ 22h xóm trọ phải tắt điện. Hồng chỉ tranh thủ học vào ban ngày, lúc mẹ và các cô bác đi làm. Không có bàn, đèn để học, em lấy luôn chân làm bàn, dựa lưng vào tường cho đỡ mỏi. Hồng cười tươi: “Em quen rồi. Em sẽ cố gắng để bố mẹ vui”. 

Trong đêm tối của những xóm trọ nghèo phía sau ga, những người gánh gồng in hằn dáng mệt nhọc lùi lũi đi về nhà trọ. Đi sau họ là những cô cậu đeo ba lô nặng, mang theo đó là biết bao sự kỳ vọng của gia đình. 

Sĩ tử "không gia đình"

Từ lúc 14 tuổi, Tăng Thị Thu ở xã Thanh Lang (Thanh Hà, Hải Dương) phải vào chùa Bồ Đề cư ngụ. Bố mẹ Thu đều đau ốm cả, bất cứ lúc nào cũng có thể "ra đi". Anh trai thì  “em chẳng biết đang ở nơi đâu”.  

Dưới bóng cây râm mát và yên tĩnh, Thu đang ôn lại  kiến thức đã học.
Dưới bóng cây râm mát và yên tĩnh, Thu đang ôn lại kiến thức đã học.

Đau lòng lắm, bố mẹ mới khuyên em tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật. Được các sư thầy cho ăn học, Thu theo học tại Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.

Lực học khá, em quyết định thi vào Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, khoa Quản trị. “Năm ngoái điểm đỗ vào trường là 15, đây cũng là khoa mới của trường nên em chọn thi”- Thu thật thà.

Ngày mai (3/7), Thu đi đăng ký thi một mình, tự bắt xe buýt, tự lo chỗ ăn nghỉ tại địa điểm thi.  

“Cũng buồn lắm, mọi người thì có cha mẹ đưa đi thi, mình thì thui thủi. Bố mẹ mấy hôm nay cũng gọi điện động viên nhưng không thể lên đây đưa em đi thi. Mấy anh chị và các em nhỏ ở chùa cũng hỏi thăm suốt nên cũng đỡ buồn”- Thu rơm rớm. 

Thu bảo, nếu em không thi đỗ đại học thì sẽ học cao đẳng hay trung cấp. “Các sư thầy ở đây cũng không cho em nghỉ học đâu vì chúng em vẫn còn nhỏ mà, chưa biết lo liệu gì”.

Gác lại nỗi buồn vắng cha mẹ, người thân ở cạnh bên, giờ Thu đang cố gắng tập trung tư tưởng cho những ngày thi cận kề.

Năm nay, chùa Bồ Đề còn có thêm Nguyễn Thị Nga và Phan Thị Hương cũng thi ĐH – số sĩ tử của chùa đông nhất trong vòng 5 năm nay.

Sư trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan cho biết: “Từ trước đến giờ chùa đã có 3 em đỗ đại học, cao đẳng. Nếu em nào có nguyện vọng học cao hơn thì nhà chùa vẫn nuôi đến cùng. Chùa luôn tạo mọi điều kiện cho các em có thể ăn học theo khả năng của mỗi em”.

Theo Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.