Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 giảm 7,4% so với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Tổng cục Thống kê, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp trong tháng 8 và 8 tháng năm nay.

Cụ thể, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2021 ước tính giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 2,4%; ngành chế biến, chế tạo giảm 9,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù cao hơn tốc độ tăng 2,2% của cùng kỳ năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9,5% của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%, riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%.

Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu; dệt và sản xuất giường, tủ, bàn ghế; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính…

Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị; khai thác than cứng và than non…

Một số sản phẩm công nghiệp đặc biệt tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như thép cán tăng 48.3%; linh kiện điện thoại tăng 43.9%; ô tô tăng 27.9%; sắt, thép thô tăng 13.7%; giày, dép da tăng 12.5%; phân hỗn hợp NPK tăng 12.3%; sữa bột tăng 11.1%; khí hóa lỏng LPG tăng 10.6%; điện thoại di động tăng 10%; thức ăn cho gia súc tăng 9.2%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 6.7%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm lại giảm như tivi các loại giảm 27.1%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14.3%; đường kính giảm 9.5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 6.2%; bột ngọt giảm 5.7%; thủy hải sản chế biến giảm 5.1%; thức ăn cho thủy sản giảm 5%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/08/2021 giảm 5.3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 10.6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0.8% và giảm 4.3%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 5.6% và giảm 9.7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 6% và giảm 12%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 0.3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1.6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 5.8% và giảm 11.4%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí giảm 0.1% và tăng 2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0.7% và giảm 4.1%.

Đọc thêm

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM.
(PLVN) -  Thị trường UPCoM tháng 1/2023 có diễn biến giao dịch kém sôi động với thanh khoản giảm đáng kể. Giao dịch của khối ngoại giảm 86,65% so với giá trị mua ròng trong tháng 12/2022, tính chung trong tháng 1, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xỉ 64,95 tỷ đồng.

Năm 2023: Kỳ vọng thị trường chứng khoán bứt phá

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh cồng khai trương phiên GDCK đầu năm 2023.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tin tưởng, với sự nỗ lực của Chính phủ nhằm giữ vững nền kinh tế vĩ mô và những giải pháp thiết thực, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ có một năm 2023 trở lại mạnh mẽ, phát triển cả về quy mô và chất lượng.