“Truy tìm” cổ vật cung đình Huế

“Truy tìm” cổ vật cung đình Huế
(PLVN) - Thời gian, chiến tranh, loạn lạc đã khiến nhiều cổ vật cung đình Huế “tha phương” khỏi tử cấm thành. Để lưu giữ hồn cốt của dân tộc, nhiều nhà sưu tầm cổ vật đã không tiếc công sức, tiền bạc, len lỏi khắp các ngõ hẻm, “ăn nằm” tại các bản làng vùng cao để tìm lại các cổ vật bị mất tích. 

LTS: Gần 150 năm tồn tại và phát triển (1802-1945), nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều giá trị về văn hóa, tinh thần cũng như vật chất. Trong đó không ít cổ vật được xem như tượng trưng cho sức mạnh của vương triều. Trải qua bao dâu bể thời cuộc, các báu vật này vẫn tồn tại như 1 minh chứng, 1 lời nhắc nhớ về tiền nhân.

Chèo non tìm hoàng bào 

Căn nhà riêng của nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng (xã Phú Mỹ- huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế) nằm sát bên tỉnh lộ 10. Nhà của anh là địa chỉ quen thuộc của giới nghiên cứu và sưu tầm đồ cổ ở trong và ngoài tỉnh. 

Bạn bè anh ví von rằng căn nhà của Hoàng giống như một bảo tàng thu nhỏ với hơn 1 nghìn hiện vật đang được trưng bày. Trong đó có những hiện vật “độc nhất vô nhị”, đặc biệt là bộ trang phục cung đình triều Nguyễn với hơn 50 bộ.

Nói về chặng đường đi tìm cổ vật của mình, anh Hoàng tâm sự rằng, anh xuất thân trong một gia đình gốc ở Huế, có bố làm thợ mộc, mẹ hành nghề buôn bán nên anh có đủ điều kiện để ăn học thành tài, tuy nhiên đến năm lớp 11 anh đã đưa ra một quyết định khiến cả nhà phải bất ngờ đó là đi sưu tầm cổ vật.

"Ngay từ nhỏ tôi đã sớm tiếp xúc với những thứ cổ xưa còn lại trong gia đình, như cái chén hay cái bát của ông bà để lại, tôi đem ra ngắm nghía rồi đam mê lúc nào không hay", Hoàng nói.

Nói là làm, năm 15 tuổi anh bắt đầu rong ruổi trên chiếc xe đạp của mình trên các con đường ở Huế để săn lùng cổ vật. Thời gian đầu mới vào nghề anh chỉ tìm gặp những chén, bát hay đồ gốm, nhưng như vậy chưa thỏa được đam mê của mình anh quyết định đi đến các tỉnh khác để sưu tầm và kể cả... ra nước ngoài.

Năm 19 tuổi anh quyết định ra khỏi Huế để sang các tỉnh khác để tìm cổ vật. Mỗi chuyến đi của anh kéo dài từ 10 đến 15 ngày, có khi cả tháng trời. Anh lội hết làng này sang làng khác, tỉnh này sang tỉnh nọ đến khi đầy ba lô anh mới quay về nhà.

Vào thời điểm đó còn quá trẻ nên trong tay không có vốn, anh phải tự mình đi vay người nhà và bạn bè để theo đuổi đam mê. "Trong một lần ra Quảng Trị tôi tình cờ thấy một bộ men lam sứ ngự dụng của vua chúa nhà nguyễn, rất thích nhưng lại không có tiền để mua tôi liền quay về nhà đi vay tiền. Ngày đó tôi đã mua bộ men lam sứ đó với giá ... 2 cây vàng tức khoảng 24 triệu đồng là số tiền rất lớn vào thời điểm đó", Hoàng nhớ lại.

Trong số những cổ vật mà mình sưu tầm được, anh Hoàng tâm đắc nhất là bộ sưu tập “Trang phục cung đình triều Nguyễn” với hơn 50 bộ. Trong khi đó, cả nước chỉ có 2 bảo tàng đang còn lưu giữ trang phục cung đình triều Nguyễn là Bảo tàng Lịch sử TP.Hồ Chí Minh và Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. 

Một trong những chiếc áo nổi bật trong bộ sưu tập trang phục cung đình của Hoàng, là chiếc áo hoàng bào thượng triều của nhà vua. Ai đã tận mắt nhìn thấy chiếc hoàng bào này cũng không khỏi trầm trồ, mê hoặc trước những hoa văn, họa tiết tinh xảo.

Nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Hoàng bên cạnh chiếc áo của một vị quan triều Nguyễn
 Nhà sưu tầm Nguyễn Hữu Hoàng bên cạnh chiếc áo của một vị quan triều Nguyễn

Nói về bộ hoàng báo Hoàng cho biết bộ áo này đến với anh một cách khá bất ngờ đến nổi đến bây giờ anh vẫn còn chưa tin được, nếu nói như cách của anh thì "quý vật tìm quý nhân".

Hoàng kể lại cách đây chừng mười năm trước, nghe tin một ông cụ ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) là chủ nhân sở hữu chiếc áo của quan triều Nguyễn. Ngày hôm sau, Hoàng phóng xe máy đi ra tận nhà ông cụ để thấy được hiện vật mà lâu nay khao khát tìm kiếm. 

“Khi nhìn thấy chiếc áo hoàng bào, tôi không tin vào mắt mình. Tôi cũng không hiểu vì sao chiếc áo lại “lạc” đến vùng đất này và mình rất may có cơ duyên được gặp”, anh Hoàng kể.

Tuy nhiên khi anh đặt đề nghị để mua lại thì ông cụ chủ nhà không đồng ý bán. Không nản lòng, nhà sưu tầm này “ăn dầm ở dề” suốt 4 tháng tại mảnh đất Hướng Hóa để thuyết phục ông cụ nhưng vẫn không thành công. Bởi 1 lý do đơn giản, chủ nhân này cũng thấy chiếc áo đẹp nên muốn lưu giữ trong nhà. Thời gian sau đó, thỉnh thoảng Hoàng vẫn ghé nhà ông cụ để hỏi thăm chiếc hoàng bào và lại đặt vấn đề mua nhưng ông cụ quyết không bán.

Sau đó vì biết tin, có nhiều nhà sưu tầm cổ vật đến hỏi mua, Hoàng lo sợ báu vật này trước nguy cơ không được về Huế nên nhờ một số già làng ở đó tác động. Cuối cùng, ông cụ cũng chấp nhận bán chiếc áo hoàng bào cho anh Hoàng với mong muốn chiếc áo sẽ được gìn giữ, bảo quản tốt hơn.

Sau khi đã có bộ long bào trong tay anh liền dùng trầm để xông nói như theo lời anh  là “an lòng vị vua nơi chính suối”. Thời điểm Hoàng mới công bố báu vật, ai cũng nửa tin nửa ngờ vì tính chân thật của bộ long bào nhưng khi tận mắt chứng kiến ai cũng phải trầm trồ thán phục bởi sự tinh tế của nó.

Trong số hàng ngàn cổ vật quý hiếm từng sở hữu, Nguyễn Hữu Hoàng đã dành một phần không nhỏ để hiến tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; Bảo tàng Văn hóa Huế; Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Huế, Quảng Trị và Thanh Hóa Thanh Hóa, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi cùng một số nhà lưu niệm trong và ngoại tỉnh.

Người giữ hồn cốt Huế 

Xuất thân trong một gia đình có bố là một vị quan nho trong triều đình nên từ nhỏ ông Nguyễn Xuân Hoa một nhà nghiên cứu văn hóa Huế đã may mắn tiếp xúc được với các đồ vật quý, sau này lớn lên niềm đam mê với đồ cổ vẫn cứ theo đuổi ông.

Ngôi nhà của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa như một không gian trưng bày của hơn 200 chủng loại tô sứ men lam - sứ ký ngự dụng thời Nguyễn, số lượng nhiều hơn cả bảo tàng. 

Cùng với đó là hàng chục bức tranh gương mang đậm dấu ấn của các vua chúa triều Nguyễn. Trong số đó có những chiếc tô khắc chép các bài thơ Nôm với những đường nét rất tinh tế ở thời của các vị vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức… được đánh giá cao về thẩm mỹ.

Trong số những cổ vật quý hiếm đang sở hữu, ông Hoa tâm đắc nhất là bô sưu tập những tô sứ men lam- sứ ký kiểu ngự dụng vua triều Nguyễn. Nói về cơ duyên với bộ sưu tập này ông Hoa kể lại rằng, khoảng năm 1980 sau khi được một người quen giới thiệu, ông Hoa đã tìm đến một gia đình quý tộc đang sở hữu một cái tô trên đó có chép bài sớ thời vua Gia Long.

Khi tìm đến cái tô này ông Hoa đươc biết chiếc tô có hơn 200 năm tuổi, trên đó khắc bài sớ trên 400 chữ. Với nội dung trên bài sớ được bộc lộ một cách bộc trực, thẳng thắn, ý nói nhà Vua phải biết thương dân.

Sau một thời gian dài đeo đuổi, ông Hoa biết được gia đình quý tộc sở hữu cái tô đó gặp khó khăn nên bán cho một tay sưu tầm cổ vật. Và, sau đó, ông Hoa tìm mọi cách để mua lại cái tô nói trên với mong muốn lưu giữ vẻ đẹp thẩm mỹ, tư tưởng thẩm mỹ của cổ vật.

Một chiếc tô khắc chép bài thơ nôm trong bộ sưu tập của ông Nguyễn Xuân Hoa
 Một chiếc tô khắc chép bài thơ nôm trong bộ sưu tập của ông Nguyễn Xuân Hoa

Không những sở hữu cái tô có đề chép bài sớ, ông Hoa hiện đang sở hữu 200 chủng loại men sứ ký kiểu thời Nguyễn như: bình uống nước, tách trà, ly chén, dĩa, tô, chum, bình cắm hoa… rất độc đáo và mang giá trị thẩm mỹ cao. Trên các cổ vật đó, đều có ghi chép những bài thơ hoặc các phong cảnh về Huế mà các vị vua yêu thích và đã đặt hàng theo yêu cầu.

Trong căn phòng chính giữa gian nhà ngoài những cổ vật nói trên ông Hoa còn trưng bày 25 bức tranh gương độc đáo khác nhau. Trong đó, bộ tranh gương Tứ Bình được xem là bộ tranh cổ, quý hiếm ở Huế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết, bộ tranh gương cổ Tứ Bình có 4 bức tranh gương, mỗi bức được thêu hình 2 cô gái có, đó là một thị nữ và một tiểu thư. Các bức tranh thể hiện 2 cô gái đang cầm, kỳ, thi, họa.

Hiện, bộ trang gương Tứ Bình này được ông Hoa treo trang trọng ngay chính giữa căn phòng trưng bày sách, cổ vật của tư gia mình. Bên cạnh bộ tranh gương Tứ Bình thì bộ tranh “Nhị thập Tứ Hiếu” hay bức tranh gương thờ công chúa mà ông Hoa đang sở hữu đều là những cổ vật độc đáo.

Bức tranh gương tại nhà ông Hoa
 Bức tranh gương tại nhà ông Hoa

Tranh gương là một di sản đặc biệt, vừa có tính vật thể vừa mang tính phi vật thể, mang bản sắc đặc trưng của mỹ thuật cung đình Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng. Hiện ở Huế còn khoảng 40 bức tranh gương cao cấp. Tất cả các tranh gương này đều do triều Nguyễn để lại và đang được trưng bày tại bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cung Diên Thọ, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, lăng Đồng Khánh, điện Huệ Nam, chùa Báo Quốc… 

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, tranh gương được đóng trong những khung gỗ chạm thếp vàng khá cầu kỳ. Các nghệ nhân dùng chất liệu là bột màu pha keo hoặc sơn để vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của gương.

Nói về niềm đam mê với cổ vật cung đình, ông Hoa chia sẻ: “Sau năm 1975, nhiều người xem giá trị văn hóa truyền thống rẻ rúng và một số người yêu thích sưu tầm chuyên nghiệp muốn giữ lại giá trị văn hóa Huế. Nhận định, nếu đưa ra khỏi Huế thì lúc đó cổ vật “chảy máu”. Do đời sống kinh tế khó khăn, gia đình quý tộc, quan lại đã bán lại báu vật của gia đình.

Nếu những cổ vật Huế cứ rời Huế mà đi thì bề dày văn hóa của vùng đất sẽ mỏng dần. Từ suy nghĩ đó, gặp cổ vật quý, tôi quyết tâm mua lại cho bằng được dù kinh tế rất khó khăn. Có những món không mua được vì không có đủ tiền thì hôm đó, trong người cứ ray rứt, khó chịu". 

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.