Thay đổi thói quen du lịch sau đại dịch

Tâm lý chung của du khách là ngại đi du lịch khi bệnh dịch.
Tâm lý chung của du khách là ngại đi du lịch khi bệnh dịch.
(PLVN) - Không thể phủ nhận, đại dịch Covid-19 đã đặt ra những tiêu chuẩn mới hoàn toàn cho ngành du lịch so với trước đây. Ngay cả khi vắc-xin được tạo ra thì nỗi ám ảnh của dịch bệnh đã thay đổi nhận thức và hành vi của du khách trên toàn thế giới. 

Xuất hiện những tiêu chuẩn mới 

Ngay đầu tháng 8/2020, chính phủ Nhật Bản tung những gói kích thích du kịch như “Go Travel” với nhiều sự kiện, lễ hội hấp dẫn để phục hồi nền kinh tế. Thế nhưng, số ca nhiễm mới tăng mạnh khi chính phủ Nhật vừa nới lỏng giám sát khiến người dân ngay lập tức “chùn bước”. Nói cách khác, kể cả khi được chính phủ hỗ trợ tiền đi du lịch, người dân cũng không dám đi. 

Điều tương tự cũng đang xảy ra với du lịch quốc tế khi các quốc gia bắt đầu nới lỏng chính sách nhập cảnh cho người nước ngoài. Đơn cử, đảo Maldives (Ấn Độ) đã bắt đầu mở cửa với du khách quốc tế từ tháng 7/2020; còn tại thành phố Dubai (các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) đã bắt đầu tổ chức các sự kiện tụ tập đông người như lễ cưới, lễ hội âm nhạc ngoài trời… Tất nhiên, người tham gia các hoạt động cộng đồng đều phải tuân thủ các yêu cầu về giãn cách xã hội, an toàn vệ sinh. 

Có thể thấy, tại những quốc gia đã mở cửa cho người nước ngoài, yêu cầu khai báo y tế và hành trình là bắt buộc mặc dù quy trình và thời gian cách ly có thể khác nhau ở mỗi nước. Kể cả khi vắc-xin được sản xuất và phân phối thì du khách có thể sẽ phải chứng mình rằng mình đã được tiêm vắc-xin để đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn nhập cảnh.

Quy trình kiểm tra sức khoẻ là bắt buộc trong thủ tục xuất nhập cảnh.
Quy trình kiểm tra sức khoẻ là bắt buộc trong thủ tục xuất nhập cảnh.  

Thay vì du lịch một cách vô lo vô nghĩ, du khách sẽ phải tìm hiểu trước về những khuyến cáo bắt buộc trong công tác phòng chống dịch bệnh tại điểm đến. Một số quốc gia còn yêu cầu du khách phải tải ứng dụng theo dõi sức khoẻ ví như COVIDSafe của Úc. Đồng thời, các quy trình kiểm tra sức khoẻ ngay tại sân bay như kiểm tra nhiệt độ, xét nghiệm Covid-19, thậm chí là đi qua hầm khử trùng là bắt buộc và có thể tốn nhiều thời gian. 

Bên cạnh đó, các du khách bay chuyến bay quốc tế có thể sẽ phải trang bị thêmgăng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt hay thậm chí là quần áo bảo hộ, dù chuyến đi dài hay ngắn. Các tạp chí trên máy bay cũng có thể được đánh số để biết được bao nhiêu người đã chạm vào chúng. Do máy bay nào cũng sẽ phải được khử trùng, vệ sinh kỹ càng sau mỗi chuyến bay, hành khách cũng phải đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ trước khi lên tàu bay, số lượng chuyến bay sẽ ít đi và có thể đắt hơn sau Covid-19.

Ngoài máy bay, các phương tiện công cộng khác như tàu biển, xe buýt, tàu hoả, tàu điện ngầm cũng sẽ có những thay đổi cơ bản. Chẳng hạn như dung dịch sát khuẩn được bố trí ở khắp nơi, hành khách không đeo khẩu trang không được lên xe, số lượng người lên xe có thể ít hơn hẳn so với trước đây, mọi hành khách phải tuân thủ khoảng cách an toàn…

Di chuyển bằng phương tiện công cộng trở nên hạn chế.
Di chuyển bằng phương tiện công cộng trở nên hạn chế.  

Mặt khác, các phương tiện giao thông cá nhân và đi bộ sẽ trở nên phổ biến hơn. Tại Áo, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nền tảng “giao thông chia sẻ” Easy Way eScooter đã giúp người dân chuyển hướng từ giao thông cộng đồng sang giao thông cá nhân. Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu triển khai xây dựng và phát triển những ứng dụng như trên nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại và nhu cầu an toàn sức khoẻ của người dân, có thể kể tới ứng dụng “city trips”, “fluctuo”,…

Việc thay đổi cách thức di chuyển có thể khiến chi phí đi lại của du khách tăng đột biến so với trước đây. Điều này góp phần làm giảm nhu cầu du lịch của du khách. 

Du lịch Việt đổi mới để thích nghi

Tại Việt Nam, hầu hết các hoạt động trải nghiệm, thăm quan đều tiềm ẩn rủi ro lây nhiễm mầm bệnh. Đơn cử, nền ẩm thực đường phố phong phú, đa dạng nhưng nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh; hoạt động tham quan, vãn cảnh các đền chùa, lăng mộ, tượng đài,… thường tập trung đông người, khó kiểm soát.

Kể cả khi du khách đã mua vé, ghi rõ thời gian đến - đi cũng không tránh khỏi việc tụ tập đông người, chen lấn xô đẩy. Đặc biệt khi dịch bệnh được kiểm soát, các điểm đến có thể lơi là cảnh giác phòng dịch, chỉ tập trung vào lợi nhuận.  

Kể cả có vắc-xin, sự lo lắng của người dân vẫn cần có thời gian để dần ổn định. Bởi bài học từ du lịch Đà Nẵng đã “đánh một đòn mạnh” vào tâm lý du khách bởi ít ai ngờ rằng mình có thể phơi nhiễm với người bệnh một lúc nào đó trong khi đi du lịch.

Nhiều người cho rằng du lịch an toàn trong mùa dịch cũng rất thú vị riêng vì không phải xô bồ, chen chúc.
Nhiều người cho rằng du lịch an toàn trong mùa dịch cũng rất thú vị riêng vì không phải xô bồ, chen chúc.  

Nhìn chung, du khách e ngại nếu nhiễm bệnh sẽ bị gián đoạn công việc, gây ảnh hưởng đến người thân, bị kì thị trong cộng đồng, … bên cạnh các lý do về sức khoẻ. Nói cách khác, người dân sẽ càng thận trọng với sức khoẻ của mình hơn và việc đi du lịch giải trí sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Chưa kể tới những biến tướng của các chương trình kích cầu du lịch sau dịch cũng gây hoang mang dư luận trong một thời gian. Như vậy, một bài toán khó được đặt ra với các cơ quan chức năng và đơn vị làm du lịch là làm sao để trấn an tâm lý du khách, khiến họ thoải mái với các quyết định đi - ở của mình một lần nữa. 

Mặt khác, trong các kịch bản hậu Covid-19 lần thứ nhất, phân khúc du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty) được đặc biệt quan tâm. Nhưng thực tế cho thấy, những hoạt động này đều đòi hỏi sự tập trung đông người tham dự. Chỉ cần có sơ suất trong hoạt động phòng chống dịch có thể khiến lây nhiễm rộng trong cộng đồng.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng dù đây là loại hình du lịch tiềm năng nhưng vẫn khó thực hiện. Sau khi kiểm soát dịch bệnh, các sự kiện hội họp trong nước có thể sẽ được ưa chuộng hơn so với các hình thức hội họp quốc tế. Tuy nhiên, về quy mô sự kiện có thể được cắt giảm để đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt giãn cách xã hội và các quy trình phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, tổn thất nghiêm trọng sau dịch cũng khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí cho các sự kiện và hoạt động giải trí. 

Nói chung, nhu cầu du lịch hậu Covid-19 lần thứ hai sẽ có nhiều thay đổi so với lần thứ nhất đối với du khách nội địa. Chắc chắn sau đại dịch, ngành du lịch sẽ không thể quay trở lại như trước đây, mà sẽ có nhiều yêu cầu hơn khi đi du lịch. Do đó, không chỉ người làm du lịch cần thay đổi tư duy để nhanh chóng bắt kịp với nhu cầu hiện tại mà chính bản thân du khách cũng cần thay đổi suy nghĩ, có trách nhiệm hơn về việc tìm hiểu và tự bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.