Sự chấm phá riêng biệt của trà Thái Nguyên trong văn hóa ẩm thực Việt

Sự chấm phá riêng biệt của trà Thái Nguyên trong văn hóa ẩm thực Việt
(PLVN) - Nhà báo Phạm Ngọc Chuẩn đã từng nói rằng, các sản phẩm trà là một thứ “lộc đời”, sản phẩm kết tinh của trí tuệ và sức lao động của người Thái Nguyên hàng trăm năm qua. Trà đã trở thành niềm tự hào của những người nông dân vốn khiêm tốn quê hương Thái Nguyên. 

Trải qua nhiều thập kỷ người Thái Nguyên vẫn nỗ lực phát triển và gìn giữ nét văn hóa trà đặc biệt riêng của mình thông qua Không gian văn hóa trà Tân Cương.

Từ cách pha trà khác biệt...

Ở Việt Nam, có khá nhiều tập tục văn hóa trong từng cái ăn và uống nhưng khi nhắc đến văn hóa uống thì nhất định phải nhắc đến uống trà Thái Nguyên. Đây là một nét văn hóa có từ lâu đời và tiềm ẩn đi vào trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Xưa, miếng trầu được xem là bắt đầu câu chuyện thì nay chén trà được xem là một thành phần thiết yếu không thể thiếu trong những cuộc gặp gỡ và hàn huyên tâm sự.

Văn hóa trà Thái Nguyên của người Việt rất khác so với trà đạo của các nước Nhật, Trung... nhưng nó vẫn mang nét đặc trưng riêng biệt. Bởi trong từng cách pha, cách dâng trà và cách thưởng thức trà Thái Nguyên đã nói lên điều đó.

Văn hóa trà Thái Nguyên ngầm được hiểu như là người nhỏ pha trà để mời người lớn, khách đến nhà chơi cũng đun ấm trà ngon mời khách. Mỗi buổi sớm tinh mơ, người dân Thái Nguyên đều pha một ấm trà để đón ánh bình minh hay bắt đầu những ngày mới làm việc bộn bề… Việc uống trà là để cho tinh thần sảng khoái, để hòa hợp với thiên nhiên và để suy ngẫm lại những chuỗi ngày đã qua hay làm việc vất vả.

“Nhất thủy, Nhì trà, Tam pha, Tứ ấm” đó là một nghệ thuật được nói lên trong cách pha của văn hóa trà Thái Nguyên, từ cách chọn nước “nhất thủy” để pha trà phải là thứ nước sạch, nước đầu nguồn. “Nhì trà” - đến cách chọn trà cũng phải chọn trà Thái Nguyên ngon từ màu sắc đến hương vị tự nhiên đúng chuẩn đặc sản vùng Tân Cương, La Bằng, Trại Cài...

“Tam pha” cũng là một phần rất quan trọng để tạo nên hương vị của chén trà, từ việc tráng ấm trà, tráng nước sơ qua trà rồi pha nước cho đến cách thức rót trà, dâng trà đều phải thật sự tỉ mỉ và cẩn thận để làm nên nghệ thuật trong cách pha trà Thái Nguyên. Để có được một ấm trà ngon, các chân trà nhân Thái Nguyên xưa và nay vẫn rất chú ý đến việc dùng nhiều loại trà cụ cần thiết, để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm về trà giống như các thiền sư. 

Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống phải được làm ấm lên bằng nước sôi.

Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống phải được làm ấm lên bằng nước sôi.

Khi pha trà, các nghệ nhân trà Thái thường cho trà vào ấm được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Cuối cùng “Tứ ấm”, để làm cho nước trà ngon càng thêm ngon thì nhiều nghệ nhân vùng đất Thái Nguyên đều nói rằng, dùng ấm bằng gốm hoặc ấm tử sa. Bởi vì loại ấm này có thể giúp giữ nhiệt lâu hơn và hơn nửa mùi vị của trà cũng sẽ được giữ nguyên khi dùng loại ấm này.

Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Dụng cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “Cao sơn trường thuỷ”, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa.

Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm “Hạ sơn nhập thuỷ”, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà.

Đến nghệ thuật thưởng trà tinh tế

Văn hóa Trà Thái Nguyên còn thể hiện trong cách thưởng trà, uống trà cứ ngỡ như là một chuyện rất đơn giản nhưng uống thế nào để cảm nhận được cái hương thơm tinh túy của trà. Người thưởng thức trà Thái sẽ cảm nhận được vị chát chát dịu nhẹ ở đầu lưỡi lúc ban đầu và thấm đậm vị ngọt dịu ở cổ họng sau khi uống cùng hương vị thuần khiết của thiên nhiên mà trà Thái Nguyên mang lại.

Người uống trà Thái ý tứ trong từng cử chỉ và dáng điệu, từ nghệ thuật pha trà, tráng ấm, cho trà vào ấm, rót trà mời khách tri kỷ, rồi đến cách cầm chén trà, cách uống trà, điệu bộ khi uống cũng phải tươi tắn, thoái mái để có thể cảm nhận được hết cái hương vị ngọt ngào, thơm mát của chén trà.

Trà Thái ngon là sau khi hãm, được rót ra chén, nghe tiếng rót trà như tiếng suối chảy từ xa vọng lại. Khi dùng trà, phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén Tướng (chén tống) rồi chia đều ra các chén quân. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hơi mất thời gian.

Cách thưởng trà Thái Nguyên đòi hỏi sự tinh tế ngay từ cách rót trà.
 Cách thưởng trà Thái Nguyên đòi hỏi sự tinh tế ngay từ cách rót trà.

Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng hớp một hớp nhỏ.

Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Đó là những nét độc đáo trong nghệ thuật uống trà của người Thái Nguyên. Nét văn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời, nó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia hay một khu vực. 

Nghệ thuật uống trà của người Thái Nguyên luôn khiến du khách yêu mến.
 Nghệ thuật uống trà của người Thái Nguyên luôn khiến du khách yêu mến.

Ngoài ra, các nghệ nhân trà Thái cũng chỉ ra những điều kiêng kị khi uống Trà như: Tránh đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng; Không nên nhai nuốt lá chè; Không nên uống trà đặc quá; Không nên uống trà lúc đói; Không nên uống nước trà pha để lâu...

Uống chén trà Thái Nguyên đúng điệu trong sương sớm là cái thú của người dậy sớm, tận hưởng vẻ đẹp rực rỡ của một buổi bình minh, đem lại sự thư giãn, minh mẫn cho tâm hồn. Uống trà cũng như uống rượu, ít khi người ta chịu uống một mình. Mà dẫu có độc ẩm thì cũng tìm bạn nơi chính mình, với vầng trăng tình tứ hay bình minh ửng hồng. Từ đó, tận hưởng những tác dụng tuyệt vời của trà xanh đối với sức khỏe.

Đặc sắc Không gian văn hóa trà Tân Cương

Được xây dựng trên diện tích gần 27.000 m2 tại vùng đất chè nổi tiếng Tân Cương thành phố Thái Nguyên từ năm 2011, Không gian văn hóa trà Tân Cương Thái Nguyên (xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên) là công trình văn hóa với kiến trúc độc đáo nhằm lưu giữ và bảo tồn nét đẹp của văn hóa trà – thứ đặc sản trứ danh “đệ nhất trà”.

Không gian văn hóa trà Tân Cương được xây dựng với nhiều hạng mục công trình khác nhau, mỗi hạng mục đều mang dấu ấn thời gian và nghệ thuật. Khu vực nhà trưng bày là kiến trúc chính của Không gian văn hóa Trà. Công trình được thiết kế với nhiều công năng bao gồm: Không gian đón tiếp, không gian trưng bày hiện vật và không gian giới thiệu sản phẩm trà văn văn hóa trà. Nhà trưng bày giống như một bảo tàng thu nhỏ khắc hoạ trọn vẹn câu chuyện về nguồn cội của cây chè tại Thái Nguyên.

Cây chè Thái Nguyên giống như một nhân chứng về lịch sử, nét văn hoá truyền thống của người dân vùng chè từ việc trồng, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến chè. Hiện nay, tại đây đang lưu giữ, trưng bày nhiều tài liệu và hiện vật nhằm giới thiệu lịch sử, sự phát triển của chè và nét độc đáo của văn hóa trà. Trong số đó có nhiều tài liệu, hiện vật quý như: các tài liệu và hiện vật về trồng, chăm sóc, chế biến chè; các hiện vật dùng để thưởng trà như ấm trà cổ… 

Những ấm trà cổ được trưng bày tại Không gian văn hóa trà Tân Cương
 Những ấm trà cổ được trưng bày tại Không gian văn hóa trà Tân Cương

Thông qua những tài liệu, hiện vật và nội dung trưng bày, du khách sẽ hiểu được điều kiện tự nhiên cho cây chè phát triển, thấy được những giá trị lịch sử, văn hóa trà độc đáo đang lưu giữ tại nơi đây. Đồng thời, du khách cũng sẽ cảm nhận được sự vất vả, chịu thương chịu khó của người dân vùng chè.

Khi đến với không gian văn hóa trà, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử nghề làm chè mà còn được thưởng thức các loại trà ngon nổi tiếng của địa phương. Trôi theo mạch chảy cảm xúc và sức lan tỏa của văn hóa thưởng trà Thái, các bậc tiền nhân đã chia ra làm 3 phong cách thưởng thức, gồm: Phong cách thưởng trà giao hòa với tâm linh, phong cách thưởng trà là thú vui tao nhã và phong cách thưởng trà mang phong vị dân gian. Với mỗi một phong cách thưởng trà sẽ gắn với những bộ ấm chén khác nhau.

Được thiết kế với phong cách làng quê Bắc Bộ, khu thưởng trà được trang trí bằng những bộ bàn ghế trúc, chiếc chiếu hoa hay bộ trường kỷ để đón khách. Đến đây, bất cứ ai cũng khó thể cưỡng lại được mong muốn được nhấp một ngụm trà, nhâm nhi viên kẹo lạc. Vị chát nhẹ của trà Thái hòa quyện với vị ngọt của kẹo lạc mang đến cho người thưởng một hương vị rất đặc biệt và có khả năng gây nghiện.

Phía trước công trình khu vực sân được quy hoạch bằng phẳng, rộng rãi là không gian để tổ chức các hoạt động lễ hội, đón tiếp và quảng bá du lịch nhằm thu hút các đoàn du khách đến thăm quan, nghiên cứu và thưởng thức nét văn hóa trà. Đây là nơi để tổ chức nhiều hoạt động như Lễ hội Trà xuân Tân Cương được tổ chức hằng năm vào tháng giêng âm lịch để tôn vinh cây chè và nghề trồng chè nổi tiếng nơi đây.

Trong hội chè cũng diễn ra rất nhiều hoạt động thú vị như: Hội thi cái chè thu hút rất nhiều nam thanh nữ tú từ nhiều vùng miền trong tỉnh tham gia; Cuộc thi nổi tiếng Người đẹp xứ Trà được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người con gái Thái Nguyên duyên dáng, tài năng; Festival Trà Thái Nguyên...

Đồi chè Tân Cương là một trong những điểm đến du lịch trải nghiệm hấp dẫn du khách
 Đồi chè Tân Cương là một trong những điểm đến du lịch trải nghiệm hấp dẫn du khách

Du khách đến đây vào dịp lễ hội sẽ được trải nghiệm và chiêm ngưỡng nghệ thuật pha trà, thưởng trà, thưởng thức các làn điệu dân ca như hát then, hạt chầu văn; tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc… Mỗi năm, hàng nghìn du khách lựa chọn tới đây tham quan vào các dịp cuối tuần hoặc lễ, Tết. Ðến đây, du khách không chỉ được thưởng thức đặc sản trà, mà có thể tìm hiểu nghề trồng chè thành, trải nghiệm văn hóa trà của người dân địa phương.

Sự đầu tư một cách đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ du lịch, cùng với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệm, Không gian văn hóa trà Tân Cương sẽ còn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan, thưởng lãm trà và tìm hiểu về cây chè, văn hóa trà, đất và người Thái Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.