Sau nếp rêu phong làng cổ

Một cổng làng đượm chất thơ.
Một cổng làng đượm chất thơ.
(PLVN) - Thích cảm giác bình yên ở làng quê, nên những khi cuối tuần tôi lại tìm đến chốn ngoại thành để thả hồn rong chơi cho thỏa. Chợt nhận ra, ẩn phía sau những nếp rêu phong là bóng dáng của đá ong. Thứ “đặc sản” xù xì nhưng lại gắn bó mật thiết với con người. 

Báu vật trời cho

“Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì” là câu cửa miệng của không ít người nhằm ám chỉ sự khắc nhiệt của nắng, của gió trên vùng đất này. Nắng ở Sơn Tây cháy rát thế nhưng làn da của những thiếu nữ lại trắng sáng cũng nhờ những mạch nước nguồn trong mát chảy sâu trong lớp đá ong. Trong làng, những giếng khơi được đào trong đá ong, thành giếng xây bằng đá ong, có nước trong veo, mát lành quanh năm. 

Khi ngày hè oi ả, nguồn nước giếng luôn trong và mát mẻ đến lạ thường. Ai cũng bảo rằng nước là không mùi, không vị. Ấy vậy, mỗi ngụm nước mát lành cũng đủ xua tan đi những bức bí, nhọc nhằn. Nước khi đi qua cổ họng, rồi men dọc cơ thể truyền đến mọi giác quan, tạo nên một cảm giác thư sướng, ngọt ngào.

Cổng làng Đường Lâm đẹp như một bức tranh.
Cổng làng Đường Lâm đẹp như một bức tranh.  

Những vỉa đá ong trầm tích hình thành trong lòng đất hàng trăm, hàng nghìn năm qua ngoài cung cấp những mạch nước ngầm mát lành còn là vật liệu để người dân khai thác, sử dụng. Ở đây, ngoài dùng để xây nhà, không khó để thấy bóng dáng đá ong trên cổng làng, tường rào, giếng khơi. Chính những đặc tính của đá ong đã tạo ra những tác phẩm mỹ nghệ “có một không hai”, vừa bảo đảm nét cổ xưa nhưng vẫn có hình khối thanh thoát, mềm mại và sinh động riêng có.

 Chẳng phải ngẫu nhiên, nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng ở xứ Đoài đều sử dụng vật liệu đá ong để tu sửa, tôn tạo. Thành cổ Sơn Tây, Lăng Ngô Quyền, chợ Mía… là những điển hình như vậy. Trải qua nắng mưa, qua những lớp lang thời gian, đá ong càng kết nối nhau lại, bền chặt và rắn chắc. vì đặc tính này nên đến nay người Đường Lâm vẫn thích xây dựng các công trình nhà ở bằng thứ vật liệu tự nhiên này. 

Bức tường đá ong ở làng cổ Đường Lâm.
Bức tường đá ong ở làng cổ Đường Lâm.  

Quanh nhiều con ngõ nhỏ, những viên đá ong sử dụng không hết, người làng lại xếp gọn gẽ sát chân tường. Đá cứ để vậy, không che chắn những cũng chẳng sợ hoai mục bởi trông xù xì và có phần thô kệch nhưng càng về “già”, vẻ đẹp của loại đá này lại càng tỏa sáng.

Làm sao để gìn giữ? 

Như báu vật trân quý, người Đường Lâm qua bao thế hệ cũng cố sức gìn giữ nét rêu phong xưa cũ. Thế nhưng, dường như dòng chảy xô bồ của mưu sinh, của đô thị hóa khiến những nếp nhà cổ cứ bị đốn ngã dần. Những ngôi nhà cổ dần ngã gục trong sự chen lấn của những ngôi nhà bê tông cốt thép. Những bức tường được dựng xây bằng đá ong nay dần thay thế bằng gạch ốp, gạch giả cổ. Nét đẹp xưa cũ trở nên khập khiễng. Vẻ đẹp ngôi làng không còn nguyên vẹn. Người làng tiếc, những người hoài cổ cũng tiếc nhưng cũng chẳng thể thay đổi guồng quay khắc nghiệt.

Quanh câu chuyện gìn giữ những lối kiến trúc xưa cũ, hiện rất nhiều người ở làng cổ tâm sự thẳng thắn rằng, họ cũng muốn giữ nếp nhà, giữ lối kiến trúc, giữ những vật liệu cha ông để lại nhưng cái khó bó cái khôn. Bởi lẽ, đất không sinh nở được mà người thì ngày một đông thêm. Một nếp nhà cổ bị “triệt hạ” sẽ đủ chỗ cho ít nhất một biệt thự cao tầng mọc lên, đủ để chia cho nhiều hộ, đủ làm chỗ trú ngụ cho nhiều người. Bản thân người có những nếp nhà cổ cũng tiếc nhưng đành nhắm mắt quay đi bởi sự chẳng đặng mới phải như vậy.

Tường cũ rêu phong.
Tường cũ rêu phong.  

Dẫn tôi đi thăm một vòng làng cổ, Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Phan Văn Lợi bảo, các ban ngành địa phương đang rất nỗ lực vào cuộc. Luôn đau đáu tìm giải pháp tối ưu nhất để dung hòa những mâu thuẫn, để làng cổ tồn tại một cách bền vững. Những cuộc họp, những hội thảo xin ý kiến chuyên gia, những chương trình tập huấn phát triển du lịch cộng đồng… đã nhiều lần được tổ chức. Ông Lợi tin những nỗ lực ấy không hoài phí. Những rêu phong của vùng đất giàu truyền thống này sẽ tồn tại, người làng sẽ sống được nhờ phát triển du lịch. 

Tạm bỏ qua những suy tưởng cá nhân, ông Lợi vừa đi, vừa kể về chuyện gà mía của Đường Lâm - giống gà đặc sản của người Đường Lâm được dùng làm lễ vật cung tiến Vua. Giống gà Mía thuần chủng có đầu nhỏ, mình vuông, màu lông rất đẹp, da màu vàng. Thịt gà Mía thơm ngon, vị ngọt, đậm đà, dai thịt được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cho đến nay gà mía đã và đang là thương hiệu, là “cần câu” nâng cao đời sống kinh tế của người dân Đường Lâm. Chẳng lạ khi bữa cơm quê có gà mía, tương cà, rau muống… luôn là dư vị khó tả mà người dân chất phác Đường Lâm dành để thiết đãi những khi quý khách gần xa ghé chơi.

Từ trại gà về, mỗi đoạn đường tôi thấy ông Lợi phải nán lại dừng chân. Tính cách ông Lợi gần gũi, hay chuyện nên từ người nông dân đến hộ kinh doanh thành đạt… chẳng ai không biết đến ông Lợi. Có người thấy ông ngắm nghía gốc mít, tưởng ông thích, họ đòi “bứng” cây để ông mang về. Dung dị và chất phác. Ở trong cách nói chuyện của ông Lợi và những người chân lấm tay bùn ấy, tôi chẳng thể tìm ra một nét quan cách hay giả tạo nào.

Trước khi rời Đường Lâm, tôi ngồi trong một ngôi nhà ngay lối gần cổng làng. Tôi tự rót nước vối từ chiếc tích ủ trong ấm giỏ, rồi tự bóc và nhẩn nha nếm chiếc kẹo lạc. Ngồi trong yên ả, thanh bình, ngắm những nét rêu phong còn đọng nơi đây tôi thấy cuộc sống dường như trôi chậm lại. Nơi này dường không thứ gì chuyển động, không thứ gì vội vã. 

Trong nếp rêu phong, những hương vị từ cuộc sống bình dị cứ đượm dần trong những suy tưởng. Chợt nghĩ, phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn và nhạy bén của chính quyền, người dân làng cổ nói riêng và ngành Du lịch Hà Nội nói chung. Hướng đi đúng nhưng còn cần thêm bàn tay của một “nhạc trưởng”. Khi những quy hoạch đi vào lớp lang, ngọc quý sẽ phát lộ, sẽ góp phần tạo dấu ấn đậm nét trong lòng du khách về ngôi làng cổ nghìn năm tuổi.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.