Những đứa trẻ dang dở ước mơ ở ngôi làng “nhiều không” giữa chốn thâm sơn

Những đứa trẻ dang dở ước mơ ở ngôi làng “nhiều không” giữa chốn thâm sơn
(PLVN) - 79 ngôi nhà sống trong cảnh “nhiều không” như không đường, không điện, không y tế, không nước sạch, không trường học, không hộ khẩu nằm giữa thung lũng Cư Bung (xã IaLe, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai). Thung lũng Cư Bung là “bãi đáp” của 79 hộ dân “tứ xứ” mang khát vọng “thoát nghèo” trong cuộc sống mưu sinh. “Giấc mộng vàng” ở vùng đất mới của bà con di cư tự do gặp muôn vàn khó khăn, rất khó để “an cư, lạc nghiệp”. 

Làng “nhiều không” giữa chốn thâm sơn

Thung lũng Cư Bung rộng khoảng 229 hecta, giáp ranh với huyện Phú Thiện (Gia Lai) và huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk). Để đến được khu Cư Bung, chúng tôi phải chạy xe máy gần 1 giờ đồng hồ trên con đường đất đất đỏ gập ghềnh, ngoằn ngoèo. Nhìn từ xa, khu Cư Bung chỉ là một vùng đất trống, khô khốc, cằn cỗi không có một bóng cây xanh. Người dân bản địa ví đây như một vùng hoang mạc của tỉnh Gia Lai.

Trong vùng núi Cư Bung có 79 hộ với 262 nhân khẩu. Trong đó, có 55 hộ với 181 nhân khẩu là dân di cư tự do, còn lại là dân xâm canh từ các các vùng giáp ranh. Người dân khu vực Cư Bung sống thành nhiều cụm cách xa nhau mấy quả đồi. Cuộc sống bà con ở đây thiếu thốn đủ bề, đến cái tên làng cũng không có nên mọi người chỉ quen gọi là “dân Cư Bung”.

Đặt chân vào nhà ông Lê Văn Thịnh (55 tuổi, quê ở Tiền Hải, Thái Bình) giữa lúc trưa nắng chói chang. Được biết, ông Thịnh là người có uy tín ở khu Cư Bung, được người dân xem như “sợi dây liên lạc” với chính quyền. Căn nhà của ông Thịnh rộng khoảng 20m2, được lợp bằng ván tạm bợ.

Ông Thịnh chia sẻ: “Trước kia ở ngoài Bắc do không có đất sản xuất nên tôi đã vào TP Hồ Chí Minh để làm ở khu công nghiệp. Tại đây, tôi đã lập gia đình nhưng cuộc sống càng chật vật khi phải ở trọ, giá cả đắt đỏ. Năm 2012, khi nghe khu vực núi Cư Bung này bán 3 hecta đất chỉ khoảng 100 triệu nên vợ chồng tôi đã vay mượn để mua mảnh đất trồng trọt với hy vọng cuối đời còn có chỗ cắm dùi, chứ làm thuê miết tủi lắm”. 

Có trong tay 3 hecta đất, ông Thịnh loay hoay với đủ thứ cây nhưng không cây nào trụ được với vùng đất nắng hạn này. Ông Thịnh nói: “Ở đây chỉ có cây mì (sắn) mới sống được vì khí hậu khắc nghiệt lắm. Nhưng đến cây mì cũng “ẩm ương” năm được năm mất nên cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo đẳng mãi”.

Để đến trường mỗi ngày những đứa trẻ phải vượt hơn chục cây số.
Để đến trường mỗi ngày những đứa trẻ phải vượt hơn chục cây số.

Theo con đường rừng đi xuyên qua 2 quả núi Chư Căm và Chư Mí, chúng tôi tiếp tục đặt chân đến Cụm dân cư người Thái (gồm 18 hộ dân ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) vào lập nghiệp, tất cả đều sống trong những ngôi nhà tạm bợ. Gia đình ông Vi Thanh Duẩn (50 tuổi) chuyển vào khu Cư Bung từ năm 2013.

Ông Duẩn cho biết: “Năm 2012, con trai tôi là Vi Văn Khải vào đây và mua được 3 hecta đất với giá 90 triệu đồng để làm rẫy. Thấy đời sống trong này đỡ hơn ngoài quê, chúng tôi chuyển vào đây luôn. Vợ chồng tôi, vợ chồng Khải và vợ chồng con gái thứ chuyển hết vào đây. Mỗi nhà mua được mấy hecta đất làm rẫy. Dù trong này thiếu thốn nhưng còn có đồng ra đồng vào, chứ ở quê thiếu đói suốt”.

Đứa thất học, đứa “vượt núi” đi tìm chữ

Dưới cái nắng gắt trên vùng đất cằn cỗi, chúng tôi thấy những đứa trẻ khoảng 7-12 tuổi đang lang thang trên những cánh đồng khô khốc để trồng mì giúp bố mẹ. Khu dân di cư tự do thung lũng Cư Bung có khoảng 40 cháu đang trong độ tuổi đến trường. Hộ ít thì 1 đứa con, hộ nhiều nhất là 4 đứa. Tuy nhiên, vì tách biệt trong núi, đường xá đi lại khó khăn nên chỉ còn 20 đứa trẻ đi học, chủ yếu là bậc tiểu học.

Anh Vi Văn Khải cho biết: “Không có trường học, sợ con “thất học, mù chữ” nên vợ tôi cùng với con gái (đang học lớp 2) sang thuê nhà ở trọ ở huyện Ea H’leo để cho con có cái chữ. Vợ tôi làm thuê ở đó để trang trải cuộc sống 2 mẹ con. Rảnh việc tôi chạy sang thăm hai mẹ con. Vì đi lại khó khăn nên trẻ con trong Cư Bung này cũng nghỉ học gần hết rồi.”

Những đứa trẻ vẫn đang ở tuổi đến trường nhưng bàn tay lẽ ra quen với cây bút, quyển sách thì các em lại thành thạo với cái cuốc, cái liềm. Nhiều phụ huynh ở đây tâm sự, họ cũng mơ ước cái chữ giúp con họ thoát nghèo. Thế nhưng, không phải ai cũng có điều kiện đưa đón con đi học hay thuê nhà để con ở trọ như vợ chồng anh Khải. Giấc mơ tìm con chữ để thoát nghèo vẫn cứ thăm thẳm như những con đường mà họ phải băng qua mỗi ngày để lên rẫy.

Ông Lê Thanh Việt (Chủ tịch UBND xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cho biết: “Khu vực thung lũng Cư Bung có khoảng có 79 hộ dân sinh sống, làm rẫy. Tuy nhiên qua rà soát, thẩm tra thì chỉ có 55 hộ thuộc trường hợp di dân tự do và đủ điều kiện để được chuyển về khu tái định cư; các hộ còn lại có nhà đất nơi khác, chỉ vào để làm rẫy và xâm canh. Để ra được điểm trường làng Ia Brel (xã Ia Le) học, những đứa trẻ phải vượt gần chục cây số đường rừng khó khăn, hiểm trở nên bà con phải qua bên xã Ea H’leo thuê nhà cho con học nhờ”.

“Ước vọng” về khu tái định cư

Với mục đích giúp các hộ dân đang sống trong cảnh “nhiều không” có cuộc sống ổn định và hưởng các chế độ chính sách, chính quyền huyện Chư Pưh đã xây dựng phương án di dời 55/79 hộ dân khu Cư Bung ra nơi tái định cư tại làng Ia Brel (Ia Le). Nhận thấy tính cấp thiết phải di dời, ngăn chặn tình trạng di dân tự do, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đã trực tiếp đến tận núi Cư Bung nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân. Đồng thời, đôn đốc công tác thực hiện việc di dời người dân ra khu tái định mới. 

Vừa qua, tỉnh Gia Lai đã được bố trí 5,55 tỷ đồng để hỗ trợ ổn định cho 55 hộ dân này và 550 triệu đồng của địa phương để hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân di dời nhà cửa. Hiện nay, tỉnh đang cho chủ trương để huyện Chư Pưh lập dự án bố trí dân di cư tự do ra sống tại thôn Ia Brel, xã Ia Le. Qua đó, giúp cho bà con sắp xếp, ổn định cuộc sống lâu dài.

Những đứa trẻ làng Cư Bung phải học cách tự chăm sóc bản thân từ khi còn rất nhỏ.
 Những đứa trẻ làng Cư Bung phải học cách tự chăm sóc bản thân từ khi còn rất nhỏ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Thạch (Phó Giám đốc Ban Quản lý các Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Pưh) cho biết: “Huyện Chư Pưh đã trích hơn 430 triệu đồng mua 2,6 hecta đất ở làng Ia Brel để làm khu tái định cư cho các hộ dân di cư tự do ở xã Ia Le. UBND huyện cũng đã có văn bản kiến nghị tỉnh để phê duyệt chủ trương san ủi mặt bằng, xây dựng đường giao thông khu tái định cư, đường giao thông ra khu sản xuất; còn các hạng mục khác sẽ đầu tư bằng nguồn vốn khác”.

Ông Y Nguyên Ênuôl (Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Gia Lai) cho hay: “Từ năm 2005 đến 2020 đã có 6.411 hộ (24.222 nhân khẩu) dân di cư tự do đến địa bàn tỉnh. Dân di cư tự do đến Gia Lai chủ là từ các tỉnh miền núi phía Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Dân di cư tự do hầu hết là hộ nghèo, cư trú ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, thu nhập thấp và bấp bênh. Số lượng người di dân này vào đã khiến tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương tăng lên.

Những năm gần đây, các hộ dân di cư tự do có xu hướng đi vào những vùng lõi, vùng đệm của các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất, nơi giáp ranh giữa các huyện, xã, các ban quản lý rừng phòng hộ, vùng biên giới để cư trú và canh tác, lấn chiếm đất rừng...

“Khi nghe về chương trình tái định cư, các hộ dân ở khu Cư Bung rất phấn khởi, mong chờ ngày được chuyển về. Khi ra với vùng đất mới sẽ thuận lợi cho việc đến trường của các con, đau ốm cũng được cấp phát thuốc kịp thời và đặc biệt là có điều kiện canh tác, sản xuất tốt nhất. Chúng tôi mong các cấp chính quyền sớm triển khai dự án để bà con sớm được di dời đến khu ở mới”, chị Vi Thị Chon nói.                                                                                    

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.