Cao tốc 34.500 tỷ đồng: Vòng xoay dừng thi công vì… hết tiền ​

Cao tốc 34.500 tỷ đồng: Vòng xoay dừng thi công vì… hết tiền  ​
(PLVN) - Chủ đầu tư thừa nhận, nhà thầu chậm trễ hoàn trả đường dân sinh cho dân, khiến người dân chịu cảnh khốn khổ. Còn với nút vòng xoay Dung Quất, sau khi chờ lún thì công trình này phải tạm ngừng thi công do thiếu nguồn vốn khoảng 300 tỷ đồng.

Đường nát, hoa màu hư hại vì… cao tốc

Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư 34.500 tỷ đồng, được chia làm 13 gói thầu. Dự án khởi công xây dựng từ tháng 9/2013, dài 139km, đi qua địa phận TP Đà Nẵng và 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ngày 2/8/2017, đoạn tuyến 65km từ TP Đà Nẵng đi TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) được đưa vào khai thác. Đến ngày 2/9/2018, đoạn còn lại được thông xe.

Gói thầu A3 của Dự án dài 10,6km, quy mô 4 làn xe, chạy qua địa bàn huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) do Công ty TNHH Tập đoàn Công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) thi công. Tổng giá trị gói thầu này khoảng 1.360 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

Để triển khai thi công gói thầu A3, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cùng nhà thầu Giang Tô đã mượn 7 tuyến đường ở huyện Bình Sơn để chở nguyên vật liệu thi công cao tốc và cam kết sửa đường sau khi DA hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu Giang Tô vẫn chưa hoàn trả hạ tầng khiến người dân đi lại khốn khổ.

Theo ghi nhận của chúng tôi, 2 thôn Phú Lễ 1, Phú Lễ 2 (xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) lổm chổm ổ gà, ổ voi. Trên mặt đường nước đọng thành vũng, mỗi khi xe cộ qua lại nước văng tung tóe. Tại nhiều vị trí người dân phải chen chúc, len lỏi trên những điểm không đọng nước.

Nhiều người ở đây cho biết, trước đây mặt đường đã được trải nhựa bằng phẳng. Nhưng từ khi nhà thầu làm cao tốc, xe chở vật liệu qua lại nhiều làm đường biến dạng, mặt đường nát bươm, đầy ổ gà, đất đá.

Dù cao tốc đã hoàn thành nhưng nhà thầu không làm lại đường cho người dân, dẫn đến nắng thì bụi, mưa thì bùn, tai nạn té ngã thường xuyên, nhất là vào ban đêm. Người dân nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng con đường vẫn vậy.

Đường dân sinh chưa được hoàn trả khiến người dân huyện Bình Lại đi lại khốn khổ.
 Đường dân sinh chưa được hoàn trả khiến người dân huyện Bình Lại đi lại khốn khổ.

Anh Nguyễn Thanh Tự (ngụ thôn Phú Lễ 2) cho biết: “Trước đây, đường láng nhựa, không hư hỏng gì nhưng từ khi nhà thầu cho xe tải vận chuyển vật liệu làm đường cao tốc thì con đường xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu. Mùa nắng bụi bay mịt mù khiến nhà dân 2 bên đường phải đóng kín cửa, còn mùa mưa lầy lội hơn cả ruộng cấy, khiến không ít người đi xe máy, xe đạp bị ngã, va chạm giao thông”.

Chưa hết, công trình vòng xoay Dung Quất nối đường Trì Bình - Dung Quất với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi qua xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn) chậm thi công đã ảnh hưởng giao thông qua cao tốc và đất sản xuất của người dân địa phương.

Nhiều người dân có đất sản xuất nông nghiệp ở khu vực này cho biết, bên cạnh vòng xoay đất bị đào lên, lấp hết cống, mương nước nên mỗi lần mưa xuống là các đồng ruộng bị ngập, hoa màu bị mưa cuốn trôi. Hai năm qua, cứ mỗi mùa vụ, người dân trồng hoa màu nhưng không có thu hoạch.

Công trình này chậm kéo dài còn buộc người dân, doanh nghiệp đi từ huyện Bình Sơn phải vượt đường xa 30km đến trạm thu phí Quảng Ngãi, qua xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), hoặc đi xa gần 30km ra đến vòng xoay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) mới có lối lên cao tốc.

Theo ông Nguyễn Tài Thịnh - Chủ tịch UBND xã Bình Nguyên, đã 5 vụ sản xuất bị thiệt hại kể từ khi làm công trình vòng xoay Dung Quất nhưng người dân vẫn chưa được hỗ trợ đền bù. Hiện, vụ đông xuân đã đến mà người dân chưa thể xuống giống. Dù đã quá thời hạn nhưng nút giao thông, đường dân sinh vẫn chưa hoàn thành, khiến người dân rất bức xúc.

Hết tiền sau… chờ lún

Chiều ngày 28/11, đại diện VEC đã có buổi làm việc với chính quyền huyện Bình Sơn để giải quyết vướng mắc trong hoàn trả mặt đường giao thông các địa phương và đất sản xuất nông nghiệp của người dân.

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Đoàn Hà Yên cho biết, nhà thầu Giang Tô từng mượn 7 tuyến đường địa phương phục vụ vận chuyển vật liệu thi công cao tốc. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa hoàn trả mặt đường như ban đầu, hoặc hoàn trả nhưng không đúng kết cấu đường ban đầu, sau một thời gian mặt đường bị hư hỏng.

“Tuyến cao tốc đưa vào khai thác đã hơn một năm năm,địa phương đã có rất nhiều văn bản yêu cầu hoàn trả đường. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu Giang Tô vẫn chưa hoàn trả nguyên trạng. Các tuyến đường hiện dày đặc ổ gà, ổ voi, khiến người dân đi lại khốn khổ, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông”, ông Yên nói.

Ngoài ra, lãnh đạo UBND huyện Bình Sơn còn đề nghị chủ đầu tư DA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có phương án xử lý, hỗ trợ hoặc thu hồi 4,2ha đất nông nghiệp ở xã Bình Trung và trên 3ha đất nông nghiệp ở xã Bình Nguyên do không thể canh tác được vì bị ngập úng.

Tại buổi làm việc, ông Lê Quang Hào - Phó tổng giám đốc VEC thừa nhận, nhà thầu Giang Tô chậm trễ hoàn trả đường dân sinh cho dân, khiến người dân chịu cảnh khốn khổ. VEC kiên quyết yêu cầu nhà thầu Giang Tô phải xử lý, hoàn trả ngay các tuyến đường.

“Nếu nhà thầu Giang Tô không thực hiện, VEC sẽ trích từ tiền bảo lãnh của nhà thầu chuyển về cho địa phương sửa chữa, trả lại nguyên trạng đường cho dân theo đúng cam kết”, ông Hào cho biết.

Riêng phần diện tích đất của người dân bị ảnh hưởng từ DA dẫn tới không thể canh tác, VEC đề nghị UBND huyện Bình Sơn có phương án cụ thể để có hướng hỗ trợ hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc đền bù, thu hồi toàn bộ cho người dân.

Đối với nút giao vòng xoay Dung Quất nối đường Trì Bình - Dung Quất, ông Hoàng Việt Hưng - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho biết, nút giao vòng xoay này phải tạm ngừng thi công do thiếu nguồn vốn khoảng 300 tỷ đồng.

“Khi thi công thì vị trí này sụt lún quá nhiều nên phải gia tải chờ lún, khó khăn tiếp theo là thiếu vốn. Nút giao chậm tiến độ ảnh hưởng khá lớn đến việc kết nối cao tốc với khu kinh tế Dung Quất. Do đó, VEC đang xin bố trí vốn để nhà thầu tiếp tục thi công hoàn thành hạng mục này”, ông Hưng cho biết.

Lãnh đạo VEC cho rằng, vòng xoay Dung Quất chờ xử lý lún kéo dài nên đã hết thời hạn hiệp định của vốn vay WB. Do vậy, công trình cần thêm khoảng 200 tỷ để thanh toán các hạng mục còn nợ nhà thầu và 100 tỷ để thi công tiếp tục những phần việc còn dở dang.

Hiện, VEC đang kiến nghị với trung ương cho sử dụng tạm nguồn tiền từ thu phí để tiếp tục thi công hoàn tất công trình vòng xoay Dung Quất.

Được biết, cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo VEC giải quyết dứt điểm các tồn tại của DA đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua huyện Bình Sơn. Việc hoàn trả các tuyến đường phải hoàn thành trước 30/11/2019. Tuy nhiên, đến nay các tồn tại này vẫn chưa được giải quyết.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải cần làm rõ, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan đến việc chậm hoàn trả các tuyến đường dân sinh cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...