Phải có nơi để người dân phản ánh về thực phẩm bẩn

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Đó là yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc (UB TƯ MTTQ) Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội về tiến độ triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 90 (Chương trình phối hợp) giữa Chính phủ và Ban Thường trực UB TƯ MTTQ Việt Nam về vận động, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020, diễn ra hôm qua (25/11). 

Theo Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, tuy mới thực hiện trong 6 tháng nhưng việc triển khai Chương trình phối hợp đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, địa phương, được người dân đồng tình ủng hộ. Đến nay đã có 20/63 tỉnh có chương trình, kế hoạch triển khai cụ thể. Để bảo đảm cuộc vận động thành công, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, từ nay đến cuối tháng 12/2016, UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu, danh sách những cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có chứng nhận an toàn của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT để cung cấp cho người dân truy cập. Dự kiến ngày 20/12 sắp tới, Chính phủ và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện chương trình phối hợp này. 

Đồng thời ông đặc biệt lưu ý tới hiệu quả của công tác truyền thông, đề nghị trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác này và đề nghị các ngành chức năng cần có cơ sở dữ liệu, danh sách những cơ sở bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) để cung cấp cho người dân truy cập. Bên cạnh đó, phải có nơi để người dân phản ánh về thực phẩm bẩn. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị ngay trong dịp Tết sắp tới, các bộ, ngành như Y tế, Công Thương cần tập trung giám sát về ATTP; đẩy mạnh vận động nhân dân trong thực hiện sản xuất an toàn. 

Triển khai Chương trình phối hợp này, Ban Thường trực UB TƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể trong 2 năm 2016-2017. Các bộ, ngành liên quan như: Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và các địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch hành động về vận động toàn dân giám sát bảo đảm ATTP.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, Bộ đã phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện năm cao điểm hành động về an toàn thực phẩm với 3 trọng tâm: tăng cường thông tin truyền thông; thanh tra, kiểm tra vi phạm với chất cấm, vật tư đầu vào nông nghiệp; xây dựng chuỗi sản xuất chứng nhận, cung ứng sản phẩm an toàn. Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong năm 2016, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch đấu tranh chuyên đề liên quan đến ATTP; tổ chức thực hiện kế hoạch chặn đứng hoạt động nhập khẩu, buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, phát hiện xử lý kịp các vụ việc, đường dây, ổ nhóm. Kết quả đã phát hiện, chuyển Cơ quan điều tra xử lý hình sự 4 vụ việc liên quan nhập lậu thực phẩm; xử lý hành chính 15 vụ việc liên quan đến ATTP, như: hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu, hàng hóa kém chất lượng…với trị giá hàng hóa vi phạm 10 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần tăng thuế để kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.