ODA sự nghiệt ngã của 'vòng kim cô'

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Xung quanh đề xuất vay 7.000 tỷ đồng của Trung Quốc làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với điều kiện chấp nhận chỉ định nhà thầu Trung Quốc (NTTQ),  nhiều ý kiến thắc mắc nêu ra như đã từng chất vấn này, nọ về đường sắt đô thị Hà Nội – Hà Đông.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã đưa ra tổng mức đầu tư dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái giai đoạn 1, vởi tổng mức đầu tư dự kiến là 382 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc 304,6 triệu USD (tương đương 6.860 tỷ đồng). Vốn đối ứng của phía Việt Nam là 77,33 triệu USD, tương đương hơn 1.700 tỷ đồng.

Người ta giàu, là nước “xuất khẩu” tư bản có “quyền áp đặt”, nước đi vay, trong trường hợp này là chúng ta phải chịu “áp đặt”. Nguyên tắc đó là: Khi thực hiện vay song phương, nước cho vay đưa ra quy định đối với nước đi vay. Nguyên tắc của sử dụng ODA là sử dụng nguồn vốn của Chính phủ nước nào thì các doanh nghiệp nước đó được phép làm tổng thầu, trừ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) là đấu thầu. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Vay ODA rốt cuộc tiền lại chảy về túi ngân sách quốc gia của các nước cho vay.

Như vậy, nếu như Chính phủ đồng ý vay vốn, dự án này sẽ do nhà thầu Trung Quốc thực hiện (tổng thầu thi công, tổng thầu tư vấn và phải dùng công nghệ, mua thiết bị của họ). 

Lâu nay chúng ta quen với vay vốn ODA Nhật Bản với điều kiện Step (vốn có các điều kiện vay đặc biệt dành cho các đối tác kinh tế) kèm theo. Khi vay song phương, các nước cho vay có đưa ra quy định của quốc gia đó, nếu nước đi vay cảm thấy vay được thì vay, không được thì thôi.

Thực tế là chúng ta “cần đường” và nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật khác nhưng Nhà nước không có tiền, vay ODA phải chịu sự nghiệt ngã của “vòng kim cô”; không thể kêu gọi 100% vốn đầu tư trong nước cho dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái bằng hình thức BOT.  Bởi, kêu gọi đầu tư BOT phụ thuộc chủ yếu vốn vay của ngân hàng, trong khi vay ngân hàng, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 10 -15% tổng mức đầu tư - đây là con số quá lớn và chủ đầu tư BOT trong nước không thể đáp ứng nổi (báo chí đã từng gọi các nhà đầu tư trong nước là “tay không bắt giặc”, bởi thực chất họ còn nhỏ bé).

Vấn đề mấu chốt đối với chúng ta là phải rút ra bài học từ Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông để có những hành động vì đất nước. Đó là phải được quyền kiểm tra “năng lực” tổng thầu của nước cung cấp ODA ra sao, xét trên góc độ tiềm lực tài chính, công nghệ và những con người họ mang sang thi công, giám sát công trình sử dụng ODA ra sao. Không được để họ lợi dụng làm đội vốn gấp 2, gấp 3 và công trình kém hiệu quả sau khi hoàn thành. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.

Đọc thêm

EVN cảnh báo tình trạng giả mạo trang web

Trang web giả mạo EVN.
(PLVN) - Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, gần đây trên mạng internet tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN có địa chỉ tietkiemdienxanh.com.