Lúng túng khi chọn sữa ngoại?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Thị trường sữa Việt Nam đang chứng kiến sự “thống lĩnh” của mặt hàng sữa ngoại khi có tới 70% sữa bột là dòng sữa từ nước ngoài. Chưa bao giờ phân khúc sữa bột cho trẻ em lại đa dạng tên tuổi các hãng sữa ngoại quốc đến thế. Cũng chưa bao giờ sự lúng túng trong việc tìm ra một địa chỉ bán sữa ngoại tin cậy lại nhiều đến thế! 

Tâm lý của nhiều “bà mẹ bỉm sữa” hiện nay là chọn cho con mình những sản phẩm tốt nhất. Một phần vì thị trường sữa nội không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, một phần vì tâm lý muốn dùng hàng ngoại cho tốt nên sữa ngoại vẫn luôn ở thế “lấn át” sữa nội trên thị trường sữa Việt Nam. Bởi thực tế, có tới 70% thị trường sữa bột tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn sữa ngoại.

Trong khi đó, nguồn sữa ngoại tại thị trường Việt Nam hiện nay vô cùng phong phú về xuất xứ. Theo thống kê, thị trường hiện có tới trên 300 thương hiệu sữa bột cạnh tranh, trong đó phần lớn là các hãng sữa ngoại.

Khu vực châu Âu có các hãng sữa Anh, Đức, Thụy Sỹ… Mĩ và Nhật Bản cũng là những thương hiệu được tin dùng. Giữa bạt ngàn lựa chọn như vậy, khách hàng, lao đao không biết đặt niềm tin vào đâu? 

Hoang mang…?

Chính sự đa dạng của các thương hiệu sữa ngoại trên thị trường đã dẫn đến nhiều băn khoăn cho các bà mẹ trong việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp, về cả chất lượng lẫn giá thành. Chị N.T.Linh (Gia Lâm, Hà Nội) trăn trở:

“Nhiều người quen khuyên tôi nên dùng sữa xách tay vì sữa xách tay qua đường hàng không về nhanh hơn nên đảm bảo chất lượng tốt hơn, còn sữa nhập khẩu lênh đênh trên biển có thể kéo dài cả tháng nên chất lượng không tốt bằng.

Giá của hai loại sữa này tôi thấy có shop bán chênh lệch tới 100 nghìn/hộp. Tôi rất băn khoăn vì kinh tế gia đình không phải dư giả nhưng tôi vẫn muốn con mình dùng những sản phẩm tốt nhất!”

Thắc mắc trên không chỉ riêng chị Linh mà của rất nhiều bà mẹ khác về lựa chọn giữa sữa nhập khẩu và sữa xách tay. Đa phần tâm lý mua sữa cho con của các bà mẹ thông qua những địa chỉ được quảng cáo là “hàng xách tay” đều dưới tâm lý “chọn người quen”, nghĩa là thông qua niềm tin giữa người mua và người bán.

Chính vì thế, xác suất chọn phải sữa giả là không nhỏ. Bởi lẽ, mua bán chỉ dựa trên niềm tin mà không có những thông tin được “mã số” qua kiểm định thì chắc chắn phần thiệt hại sẽ về phía khách hàng - các “mẹ bỉm sữa” nhiều hơn. 

Chủ một cửa hàng gắn mác hàng xách tay tại Long Biên tiết lộ: “Nhu cầu về hàng xách tay của khách hàng rất lớn nên không thể tránh được tình trạng hàng trôi nổi hay hàng giả trà trộn. Khách may mắn thì mua được hàng xách tay xịn, không may mua phải hàng trôi nổi thì cũng phải đành chịu?!”

Giải mã "ma trận" sữa ngoại

Theo bà Trịnh Lan Phương - Giám đốc Hệ thống Cửa hàng mẹ và bé Bibo Mart, một khi đã lựa chọn hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là loại hàng hóa nhạy cảm như sữa thì người tiêu dùng cần lưu tâm đến mọi thông tin từ nguồn gốc, các thông tin trên bao bì, nhãn mác và địa chỉ phân phối sản phẩm. 

Thường thì các sản phẩm sữa không phải sữa mẹ đều gọi chung là sữa công thức (từ sữa bò, dê…) được chế biến theo công thức phù hợp với thể trạng của trẻ. Sữa tại châu Âu, châu Mĩ sẽ khác sữa tại Nhật Bản và khác sữa chế biến tại Việt Nam vì trẻ em tại mỗi quốc gia lại có những yêu cầu về chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Bà Phương cho biết, sữa xách tay thường là hàng nội địa (sữa được sản xuất phục vụ nhu cầu tại nước sở tại) nên khó tránh khỏi những khác biệt trong công thức. Vì vậy, không thể đảm bảo chắc chắn rằng cơ thể bé sẽ phù hợp với sản phẩm đó. Sữa nhập khẩu cũng có hai loại là nhập hàng nội địa hoặc nhập hàng xuất khẩu.

Nếu là hàng xuất khẩu thì sản phẩm sữa đã được chế biến theo công thức phù hợp với trẻ tại nước nhập khẩu; Nếu là hàng nhập nội địa thì trên bao bì sẽ cung cấp thêm tem phụ, người tiêu dùng có thể tham khảo thành phần định lượng để đưa ra lựa chọn sáng suốt.

Với bất kỳ sản phẩm nào với tem mác không đạt chuẩn, người tiêu dùng nên thông báo ngay với đơn vị phân phối để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của mình. 

Về nhãn mác trên sản phẩm, người tiêu dùng cần chọn đúng những sản phẩm có nhãn mác, tem phụ ghi đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, nhà phân phối, thành phần dinh dưỡng của nhãn hàng.

Các sản phẩm xách tay thường không có tem phụ, người tiêu dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích thông tin sản phẩm. Ngược lại, hàng nhập khẩu tại những địa chỉ uy tín đều có đầy đủ nhãn mác, tem phụ, chính là thuận lợi cho người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm. 

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên chọn những đại lý uy tín, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp sữa. Thông thường, các sản phẩm sữa ngoại nếu không thông qua những đại lý phân phối chính thức tại Việt Nam sẽ không đảm bảo về việc chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự cố nào trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Ít nhất, khi mua bán từ một địa chỉ uy tín, khách hàng sẽ có những chứng từ chứng nhận quyền lợi của mình. Bất kỳ sự cố nào xảy ra, người tiêu dùng sẽ dễ dàng trao đổi với đơn vị bán hàng để cùng nhau giải quyết vấn đề.  

Bà Phương nhấn mạnh thêm: “Tại những hệ thống phân phối lớn như Bibo Mart, chúng tôi bắt buộc phải nhập những nguồn hàng uy tín và chất lượng, với đầy đủ tem và mã vạch quy định của Nhà nước.

Với những mặt hàng nhạy cảm như sữa cho trẻ em, chắc chắn trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những tình huống bé không hợp với một số thành phần trong sữa (bản chất sữa ngoại nhập nội địa thường có công thức khác với cơ địa trẻ Việt nên có những bé hợp, có bé sẽ không hợp).

Chính vì điều này mà tại các hệ thống lớn và uy tín, nếu khách hàng gặp bất kỳ vấn đề gì với sản phẩm có thể dễ dàng liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng để giải quyết. Đây là một lợi thế khi giao dịch tại các hệ thống lớn”. 

Hàng nhập khẩu tại những địa chỉ uy tín đều có đầy đủ nhãn mác, tem phụ, chính  là thuận lợi cho người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.

Đọc thêm

EVN cảnh báo tình trạng giả mạo trang web

Trang web giả mạo EVN.
(PLVN) - Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, gần đây trên mạng internet tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN có địa chỉ tietkiemdienxanh.com.