Hoang mang thuốc bà bầu núp bóng “hàng xách tay”

Tất cả thông tin cam kết mà “mẹ bầu” có được về sản phẩm của mình chỉ vỏn vẹn là 1 số điện thoại liên hệ mua hàng.
Tất cả thông tin cam kết mà “mẹ bầu” có được về sản phẩm của mình chỉ vỏn vẹn là 1 số điện thoại liên hệ mua hàng.
(PLO) - Nhiều năm nay, thuốc bổ xách tay là một trong những lựa chọn được rất nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng bởi giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó là nỗi lo hàng giả, kém chất lượng...

Chị Vũ Thị Nguyệt (30 tuổi, Cổng Đục, Hà Nội) cho biết: “Khi mang bầu, nhiều mẹ khác khuyên tôi mua vitamin tổng hợp, các loại thuốc bổ từ nước ngoài về để bổ sung dinh dưỡng. Trước khi mang thai 3 tháng, tôi đã đặt mua 3 lọ, mỗi lọ 800.000 đồng. Tuy tốn kém, nhưng cảm thấy yên tâm cho con”.

Chị Nguyệt còn chỉ thông tin trên trang cửa hàng chuyên bán loại thuốc bổ xách tay Úc có chỉ dẫn: “Các bà bầu Tây thường tuân thủ theo nguyên tắc tích luỹ dần dần các nguồn dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống đều đặn. Trong mỗi hộp có 100 viên, và mỗi ngày uống một viên là đảm bảo thời kỳ 3 tháng lên kế hoạch có em bé. Sau đó khi đang mang thai sẽ tiếp tục uống thêm một hộp với thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ. Và khi sinh bé ra tiếp tục uống hộp cuối cùng với giai đoạn 3 tháng đầu để cung cấp dưỡng chất qua sữa mẹ. Cùng với đó các bà bầu được khuyên uống song song sữa tươi”.

Nhiều mẹ Việt sau khi đọc các thông tin này đều không ngần ngại đặt mua thuốc mong bổ được như các bà bầu Tây khiến số lượng cửa hàng nhận xách tay thuốc bổ “mọc nhanh như nấm”.

Tuy nhiên, hiện nay thuốc bổ xách tay dành cho mẹ bầu có giá dao động rất bất thường. Cùng trọng lượng, hạn sử dụng tương đương, có loại có giá bán lẻ ở Việt Nam là 1.000.000 đồng/lọ trong khi giá niêm yết tại Úc khoảng 69,99 đô, tương đương hơn 1,1 triệu/lọ 100 viên. Hay loại ở Việt Nam có giá 800.000 đồng trong khi giá tại Úc khoảng 89,99 đô, tương đương hơn 1,5 triệu/lọ 180 viên.

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao những hộp thuốc giá bán tại Việt Nam chỉ bằng giá ở Úc, thậm chí thấp hơn, liệu có phải những hộp thuốc đó là giả, vỏ thật, ruột khác?

Bạn Ngọc Diệp (Hà Nội) phản ánh: “Mình vừa ở Úc về 2 tháng và có mua vitamin cho gia đình ở Việt Nam. 4 hộp mình mua tại đó thì hộp nào cũng có tem tròn của nhà sản xuất nhưng có điều là không phải nhà sản xuất có tên như trong nước. Bên cạnh đó, ở Úc, “họ chỉ cho mua tối đa 6 hộp, nên mình nghĩ khó có chuyện một người có thể mua được nhiều như vậy. Chuyện buôn bán hàng loạt sản phẩm thuốc bổ của Úc tại Việt Nam như hiện nay là rất bất hợp lý”.

Tương tự, chị Nguyễn Phương Anh (đang sống và làm việc tại Úc) cho biết cô có hóa đơn mua ở một cửa hàng tại Úc mà giá đắt gần gấp đôi so với giá bán ở Việt Nam. Không hiểu vì sao giá bán ở Việt Nam lại thấp hoặc tương đương giá ở đây, chẳng lẽ người bán không mất tiền vận chuyển và bán hàng không muốn có lãi?.

Thực tế, việc mua hàng xách tay là con dao hai lưỡi với bất cứ người có kinh nghiệm hay không bởi có rất nhiều mánh trong nghề mà khó lòng đề phòng. Những trường hợp người mua hàng qua mạng hầu như không thể đòi lại quyền lợi do thông tin người bán chỉ có số điện thoại giao hàng. Người mua phải chấp nhận đánh cược với những rủi ro lớn. Thậm chí, chính những người kinh doanh mặt hàng này cũng là nạn nhân khi không thể thẩm định uy tín người phân phối hàng cho mình.

Người tiêu dùng, nhất là phụ nữ mang thai cần cẩn thận lựa chọn thực phẩm, thuốc bổ cho mình, trước khi sử dụng cần đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân, tham vấn ý kiến của bác sỹ để biết cơ thể đang thiếu gì, cần bổ sung bao nhiêu. Nếu tự bổ sung mà không có chỉ định của bác sỹ, có thể dẫn đến thừa dinh dưỡng, gây rối loạn hoặc tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế một lần nữa khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ

Tổng cục Thuế tiếp tục cảnh báo những hành vi giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế để lừa đảo

(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành Thuế liên tục tuyên truyền và đưa ra những cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ thuế, cơ quan thuế (CQT) để thực hiện hành vi lừa đảo người nộp thuế (NNT), nhưng vẫn có người dân mắc bẫy các đối tượng này, nhất là trong tháng cao điểm quyết toán thuế.

Đọc thêm

EVN cảnh báo tình trạng giả mạo trang web

Trang web giả mạo EVN.
(PLVN) - Thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, gần đây trên mạng internet tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN có địa chỉ tietkiemdienxanh.com.